Bước vào cầu nguyện – Những suy niệm

 BƯỚC VÀO CẦU NGUYỆN

Những suy niệm

Trở nên Thánh Thể

    Chúng ta nghe lệnh truyền của Chúa mỗi ngày: “hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”
    Đó là chữ khởi đầu quan trọng của Thánh Thể – mỗi kitô hưũ học cách dâng hiến, sự nỗ lực đi sâu vào hoạt động của Chúa Kitô đó là trở thành một Thánh Thể!
    Chúng ta so sánh với Chúa Kitô, điều Người đã làm trong cuộc đời của Người, chúng ta cũng làm lệnh Chúa truyền trong cuộc đời của chúng ta. Huyền nhiệm biết bao, dâng bản thân, trở thành Thánh Thể! Đó là tất cả những điều cuộc sống kitô hữu đang làm. Đó là đúc kết hành động cuối cùng của việc theo Chúa Kitô – là cho đi thân xác, dòng máu. Dâng hiến là hy tế, chết đi, để đi vào thế giới mới, một cuộc sống mới. Một vị trí mới và sâu xa của sự hiện hữu và ý thức.
    Dễ dàng dâng hy tế của Chúa Kitô, khi lời nói như của người ngoài cuộc: “ đây là Mình Ngài, đây là Máu Ngài”, nhưng khi chúng ta cầu nguyện sâu xa, sự thực hai mặt của việc hiến dâng “đây là mình ta, đây là máu ta” điều đó bắt đầu xảy ra, từ ngữ kinh hoàng diễn tả sự nghiền nát sâu xa và sâu xa hơn trong nhận thức. Mỗi người thành thật dừng lại cầu nguyện trên từng chữ hoặc bắt đầu từ từ để trở thành điều mà câu Kinh Thánh trên đã diễn tả.
    Dâng hiến đó không phải là từ ngữ trên môi mọi người, nhưng phải là hành động, một sự dâng hiến nhưng không, một từ bỏ vô điều kiện, là một lời hứa sống dấn thân và hiện diện hoàn toàn cho tha nhân tới chết. Thật chúng ta khó có thể thực hành sự hiện diện này trong cuộc đời. Nó đòi hỏi tất cả bản thân một cách lâu dài vĩnh viễn. Chỉ có Thánh Thể mới làm cho sự dâng hiến bản thân này cho tha nhân, biến bản thân thành đôi tay Ngài.
    Thánh Thể là nối dài, hành động đang xảy ra, điều Ngài và tôi làm đang trở thành Thánh Thể.
    Thánh Thể không chỉ là sự hiện diện của Người với tôi nhưng cả sự hiện diện của tôi với Người. Bất cứ lúc nào Người ở lại, tôi cũng ở lại. Bất cứ lúc nào Người đi, tôi cũng đi.
    Làm thế nào để điều chúng ta đã làm, điều chúng ta đang làm, và điều chúng ta sẽ làm trở thành dấu chỉ, nhân chứng thấy được của Thánh Thể.
    Chúng ta dâng hiến từng ngaỳ, từng cá nhân, từng biến cố, sự thần thiêng, sự nhiệt thành. Dưới sự hướng dẫn của Thần Khí Chúa, trong sự hiện diện và tỏ mình của Chúa Thánh Thể

Bẻ bánh

Bẻ bánh là trung tâm hoạt động của kitô hữu
Vào bữa ăn tối Chúa Giêsu bẻ bánh và trao. Người rót rượu và cũng trao. Điều đó đã đủ để nói Chúa Giêsu tự ban chính mình. Chúa Giêsu ban chính Mình như tấm bánh bẻ ra như rượu rót; Ngài bẻ chính Mình Ngài và ban dòng máu của Ngài. Chiên Thiên Chúa đã hiến tế cuộc sống và cứu chuộc thế giới
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con kết hợp với Chúa trong hy sinh. Trong tay Chúa đời con được là rượu hiến tế, được tôn làm thần thánh và bản tính con người. Rót tràn rượu trong chén của Ngài. Hãy làm cho con trở thành một miếng bánh bẻ ra bởi chính tay Ngài. Con sẵn sàng vỡ vụn bởi NGÀI. Hãy dìm tội lỗi và con người của con trong Máu của Ngài. Xin hãy giúp con có thể chết cho cái tôi để sinh lại trong Chúa và cho tha nhân! Là dân con của Ngài, từ nay con là chi thể của Chúa, con xin tận hiến cho Chúa. Xin ban cho con và tha nhân chính Mình và Máu của Chúa.
Chỉ khi Chúa bẻ bánh, con mắt của hai môn đệ Emmau mới mở ra và họ nhận ra Chúa Giêsu. Sự hiện diện của Chúa Giêsu và việc bẻ bánh không thể tách rời nhau. Bất cứ nơi nào bánh được bẻ ra thì Chúa Giêsu đang hiện diện ở đó. Kinh Thánh đã không nói rõ việc bẻ bánh ở Emmaus, là biến đổi của huyền nhiệm bữa tiệc ly hay đơn giản là hành động của tình yêu ?

Nhưng bất kể việc bẻ bánh này là điều gì – thì đó cũng chính là huyền nhiệm Thân Thể và Máu của Chúa Kitô hiệp thông với chúng ta, giúp chúng ta khỏi những đói khát, đem đến tương quan trong cuộc sống, việc bẻ bánh là biểu tượng của một bữa ăn, việc bẻ bánh là dấu hiệu đón nhận của những môn đệ của Đấng Cứu Độ. là dấu hiệu sâu sa trong một thế giới phức tạp. Việc bẻ bánh thực hiện trong tinh thần cứu độ. Hiện diện của cứu độ tạo sự hiểu biết.
Chúa Giêsu là “Bánh ban từ trời xuống” Kinh Thánh gọi “Bánh của sự sống” phong phú hơn trong khái niệm: “Bánh của sự sống” là “Bánh hằng sống”. Đăc tính Bánh Hằng Sống diễn đạt rằng cuộc sống là bẻ ra. Tình trạng đặc biệt Bánh sự sống diễn tả là có thể chia sẻ. Bánh Sự Sống là của ăn được ban tặng và sinh ra đời sống mới.

(Từ Chúa Giêsu, đối thoại với Đấng Cứu Thế của ẩn sĩ của Giáo hội đông phương)

Cử hành

Chuẩn bị giờ cầu nguyện này ta có thể đọc:
Mt 26, 26 – 30
Lc 22, 14 – 19
Ga 13 – 17

Tôi nghe như Chúa Giêsu đang noí với tôi chuẩn bị cho Ta một nơi, Ta sẽ ăn bữa tối với con”. Tôi chọn một nơi. Ai là người tôi sẽ mời ăn bữa tối đặc biệt này? Tôi sẽ chuẩn bị mời bạn bè tôi, và sẽ làm gì cho bữa ăn này?
Cuối cùng thời gian cũng đến, tôi quan sát lại căn phòng lần cuối, đồ ăn, bánh và rượu, bạn bè tôi đã mời.
Khi tôi giới thiệu Chúa Giêsu với bạn bè của tôi, tôi đặt thêm biệt hiệu cho mỗi người. Ví dụ: đây là Gioan, biệt hiệu trung thực; đây là Anna biệt hiệu yêu thương dịu dàng; đây là Giuse biệt hiệu hiền lành.
Chúa Giêsu trao cho mỗi người một cử chỉ yêu thương và bữa ăn bắt đầu.
Ngay khi bắt đầu bữa ăn Chúa Giêsu cầm lấy bánh, bẻ ra, đi chung quanh trao cho từng người chúng tôi.
Người nói với mỗi người một câu.
Chúa nói gì với tôi?
Sau khi ăn bánh bữa ăn vẫn tiếp tục. Chúa Giêsu nói nhiều lần, có đôi khi trả lời những câu hỏi của chúng tôi, đôi khi Người tự hỏi và trả lời.
Người nói về tình yêu.
Lời đó cứ như nói riêng với một mình tôi. Người nói cho tôi biết tình trạng của tôi và sự ngược đãi tôi sẽ chịu. Tôi yêu cầu Người giải nghiã cụ thể điều xảy ra trong đời sống tôi.
Người tiếp tục nói về bình an. Và tôi tự hỏi tôi có bình an không? Nếu có, thì tôi có được bao nhiêu, những cản trở nào khiến tôi không nhận được sự bình an.
Người nói về niềm vui đến từ huyền nhiệm hiện diện, điều mà không người nào có thể lấy đi của chúng ta, tôi hỏi Người về niềm vui này, “Sự Hiện Diện” này và Người gợi lại cho tôi tầm quan trọng khi tôi cảm nghiệm niềm vui và sự hiện diện của Người trong cuộc sống.
Chúng tôi biết bữa ăn này là con đường huyền nhiệm nối kết sự hiện diện của Người và sự hiện hữu của chúng tôi; niềm say mê; sự chết, và sự Phục Sinh. Chúng ta cũng nói với Người về những điều này.
Bữa Tiệc Ly là bữa cao trọng hơn hết các bưã
Chúa Giêsu tuyên bố lời hiến tế trên chén rượu và trao ban cho mỗi người chúng ta.
Một lần nữa, Người lại nói với mỗi người chúng tôi một câu.
Chúa nói gì với tôi?
Sau khi uống rượu, thinh lặng lan toả khắp căn phòng.
Chúa Giêsu cầu nguyện lớn tiếng cho tôi và cho bạn bè tôi.
Tôi nghe Người cầu nguyện rằng chúng tôi sẽ hợp nhất nên một
Chúng tôi nuôi dưỡng sự hợp nhất bất cứ nơi nào chúng tôi sống bằng những thái độ và cử chỉ yêu thương, bằng những giờ cầu nguyện chung 2, 3 người.
Đã đến giờ chúng tôi chia tay.
Chúng tôi đứng lên, Chúa Giêsu hướng dẫn chúng tôi một bài ngợi khen Thiên Chúa và chúng tôi hát. Tôi cảm nếm trong lòng, những gì tôi chuẩn bị cho Bữa Tiệc Ly, những gì Chúa Giêsu và bạn bè trong bữa tiệc ly đem lại cho tôi.

(phỏng trích Wellsprings của Anthony de Melo, SJ)   

Lời hứa

Thói quen thực hành của các thánh trong quá khứ là tương quan thiêng liêng – tương quan qua khát khao.
Tôi cố gắng để có những thái cử tương tự.
Tôi hình dung cảnh bữa tiệc ly như có tôi đang hiện diện ở đó
Tôi quan sát Chúa Giêsu khi Người cầm bánh trong tay, Người chúc phúc và trao ban.
Khi tôi nhận bánh từ tay Người, điều tôi nghĩ đến là tôi muốn trở thành tấm bánh.
Rồi Chúa Giêsu nói với chúng tôi, các môn đệ của người
Những nhiệm vụ cốt yếu của ăn bánh, thế là tôi chú ý lắng nghe.
Đầu tiên Người ban cho chúng tôi một điều răn mới
Hãy yêu tha nhân như chính mình
Tôi cầu nguyện để Bánh tăng thêm khả năng yêu thương cho tôi và tôi nghĩ tình yêu ấy đem đến ý nghiã cho cuộc sống của tôi và tôi trao tặng tình yêu ấy trong cuộc đời của tôi cho tha nhân.
Nếu tôi ăn bánh này, thân xác tôi được bẻ ra – Tôi nghe lời Ngài nói tiên tri – chính bản thân tôi sẽ bị ngược đãi, tôi được chia sẻ đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu.
Rồi tôi cầu nguyện để can đảm giữ vững khi bị đau khổ và có sức mạnh của Chúa để sống và để thực hành Lời người đã nói với tôi.
Người trao món quà bình an tại bữa ăn thánh.
Người nói, Không phải bình an của thế gian, nhưng là bình an của Chúa. Tôi suy nghĩ về ý nghiã của những từ ngữ đó, và tôi xin món quà đó cho tôi và cho những người tôi yêu.
Người thực hiện lời hứa với chúng tôi.
Người nói, Chúng ta sẽ bị đau khổ và thế gian sẽ vui mừng. “nhưng Ta sẽ trở lại với con trái tim con sẽ tràn đầy niềm vui và không ai có thể lấy niềm vui ấy khỏi con”.
Tôi cầu nguyện qua tấm bánh mà tôi đã ăn và cảm nghiệm về niềm vui Phục Sinh sẽ mãi mãi hiện diện trong tất cả thăng trầm của cuộc sống. Tôi hình dung nơi tôi cần sự hiện diện trong tương lai và tôi tin Chúa sẽ ở đó với tôi.
Người đã bắt đầu cầu nguyện cho chúng ta, tôi lắng nghe và cầu nguyện cho chính mình.
Người cầu xin cho tất cả chúng ta sẽ trở nên một như Người và Cha của Người là một, Đây là dấu chỉ để thế gian biết Người từ Cha mà đến.
Tôi nguyện xin Bánh sẽ là sức mạnh hợp nhất mọi người nên một khi ăn.
Chúa Giêsu nói rất dài trong đêm trọng đại, Bây giờ Người cầm lấy chén rượu, tôi nghe những lời Người nói qua chén rượu. Rồi chén được chuyền tay nhau . Khi chén quay vòng đến tôi, tôi đã cầu nguyện rằng tôi sẽ uống say và sẽ bỏ mình trong tình yêu.

(suối nguồn của LM Anthony de Melo)     

TRÁI TIM

Tôi hình dung rằng tôi bước vào trong nhà thờ để Chầu Thánh Thể vào ban đêm.
Ánh sáng duy nhất là ngọn nến trên bàn thờ.
Mắt tôi Tôi dừng nơi Bánh Thánh trắng tinh tuyền nổi bật trong bóng tối.
Bánh Thánh như nam châm thu hút đôi mắt tôi và hướng về đó.
Hầu hết đời sống tôi tập trung ở bên ngoài nhà thờ nhưng bây giờ và ở đây tôi nhìn chăm chú vào Rất Thánh Trái Tim, tâm điểm cho sự hiện hữu của tôi và thế giới.
Như tôi chiêm ngưỡng Bánh Thánh. Một sự thinh lặng bao trùm tôi.
Cả ý nghĩ cũng được thinh lặng bao trùm và phai nhoà đi.

Sự thinh lặng của Bánh Thánh dường như thấm vào thân thể tôi và từ đó lan toả ra nhà nguyện, rồi mọi sự bên cạnh tôi và chung quanh đều tĩnh mịch.
Rồi tôi nhìn Bánh Thánh bắt đầu toả ánh sáng trong tôi, để tôi biết rằng ánh sáng đó sẽ chảy cuồn cuộn trong trí tôi, và trong tiềm thức tôi, rửa sạch cái “tôi”, sự cố chấp, tham lam, sự sợ hãi của tôi.
Và bóng tối của nhà nguyện là sự yên tĩnh, bóng tối trong tôi trốn chạy và bây giờ tất cả trong tôi là sự trong suốt.
Bây giờ những tia sáng đem lại trong tôi một sinh lực thánh, thấm đẫm trên toàn hữu thể tôi và củng cố tinh thần tôi để tôi dám đương đầu với những thách đố trong cuộc sống.
Và Lửa lan tràn và trải dài trong tôi một tấm lòng trong sạch có khả năng thay đổi lòng căm ghét, đắng cay, sự bực bội và trao tặng lại cho tôi quyền lực của tình yêu.
Tôi khao khát bộc lộ trái tim và trình bày cuộc sống dưới Anh Mặt Trời giữa bóng tối và thinh lặng nhà nguyện

(Suối nguồn của Cha Anthony de Mello SJ với sự đồng ý của nhà xuất bản: Doubleday and Co…)

TÌNH YÊU – BÌNH AN – BẢO ĐẢM

Tình yêu là trao tặng chính mình, cho người khác. Đó là ý nghĩa của Thánh Lễ. Bạn dâng chính mình lên Chúa Cha qua Chúa Kitô; Chúa ban chính mình cho bạn qua Chúa Kitô. Bạn hồi tưởng tầm quan trọng tuyệt vời của sự tự hiến của bạn trong giờ cầu nguyện trước Thánh Thể.
Bạn cho – nhận – tình yêu
Bình an đã là Chúa Kitô tặng ban cho các Tông Đồ, đó là quà tặng cho bạn trong …thinh lặng của Bí tích hiện diện. Bình an giữa bạn và Thiên Chúa. Bình an giữa mọi người, bình an trên thế giới, trong quốc gia bạn, trong gia đình bạn và trong lòng bạn. Bình an này là của bạn vì bạn đã xin, Đức Kitô đã hứa ban. Mặc dù những người khác từ chối, bạn có thể nhận – cho – sự bình an
BẢO ĐẢM là tên khác của Thánh Thể. Đức Kitô hứa ban đời sống trường cửu cho bất cứ ai ăn thịt Ngài và uống máu Ngài, như Bạn làm khi bạn chia sẻ hy tế bởi rước Chúa, canh tân mục đích sống và lời hứa trường sinh của bí tích Thánh Thể.
Chúa thật sự ở với chúng ta trong Thánh Thể, điều mà hơn 20 thế kỷ nhiều người đã không ngừng tìm kiếm.
Trong giờ chầu của bạn, bạn cảm thấy – nhận được – và bảo đảm.
Yêu, bình an, bảo đảm… cần thiết cho con người, đó là điều Chúa đã cho chúng ta cách tròn đầy… Vậy sao bạn không đến với Ngài?

CHƯƠNG TRÌNH SỐNG

Trong cuốn sách “Hằng ngày, chúng ta đụng chạm đến Chúa” Cha Basil Pennington, đan sĩ Trap khuyên chúng ta lập một chương trình sống cho riêng mình. Hãy trình bày mục tiêu của mình.

1. Hãy vào trong sự hiện diện của Chúa và xin Chúa giúp.
2. Hãy viết ra giấy mục tiêu cuộc sống của bạn, điều bạn muốn làm trong cuộc sống của bạn, điều gì bạn muốn đạt đến trong cuộc sống của bạn, hãy viết ra.
3. Tất cả danh sách bạn cần làm để đạt được hay mục tiêu bạn muốn đạt được.
4. Hãy nhìn vào từng thời gian, ghi chép tất cả những điều có thể gây trở ngại không cho bạn đạt đến những mục tiêu. (tình trạng, cảm xúc, v.v…)
5. Thử làm một chương trình sống thiêng liêng hàng ngày, hàng tuần hay chu kỳ hàng tháng cho riêng mình. Bảo đảm thời gian cho những gì bạn cần làm và thử loại trừ những trở ngại

CẦU NGUYỆN LÀ CUỘC SỐNG

Đem cầu nguyện vào cuộc sống của bạn
Sống lời thánh Phaolô dạy:
Cầu nguyện không ngừng…
1 Tx 5, 16

Bạn giữ con tim bình an và cảm tạ …
Nhận ra tình yêu Chúa Kitô và sự hiện diện của tha nhân, những người bạn gặp gỡ, trong tất cả thách đố của từng ngày: – Lời mời gọi nên giống Chúa tha thứ trong tha thứ, sự thông cảm và phục vụ…
Dùng thời gian đọc một vài cuốn sách thiêng liêng để giúp cho tinh thần bạn được nâng cao, hướng lòng lên…
Nhận ra lời mời gọi làm một với Chúa Giêsu trong đau khổ và niềm vui – hợp làm một với Thánh Thể trong mọi biến cố của cuộc đời

§ Cầu nguyện cùng Thánh Phêrô Giulianô Ema