những văn bản của Cha Eymard về Lòng Thương Xót -Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Hay Thương Xót

 THÁNH PHÊ-RÔ GIU-LI-A-NÔ E-MA

Những bản văn được tuyển chọn.

Năm Thánh Lòng Thương Xót 2015-2016

 

   

II – Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Hay Thương Xót

Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Hay Thương Xót

Xin hãy đoái thương con theo lòng thương xót hải hà của Chúa (Tv 50:3)

Đối tượng cho sứ mạng của Người là kẻ tội lỗi. Và Người đến với tình yêu bao la để thực hiện sứ mạng này! Người thực hiện sứ mạng của Người như thế nào? Theo đường lối của Chúa.

Người tuyên bố điều đó cách tích cực. Ta không đến để kêu gọi người công chính mà là kẻ tội lỗi (Lc 5:32).

Người tuyên bố mình là bạn hữu của kẻ tội lỗi: Người phân biệt họ với người khác đến mức chúng ta phải ghen tị. Người ở lại với họ: Da-kêu (Lc 19:5), Mác-đa-len (Lc 7:38). Người chọn họ làm môn đệ: Mát-thêu, người thu thuế (Mt 9:9).

Người mời gọi tất cả họ đến với Người: Tất cả những ai mang gánh nặng nề hãy đến với Ta (Mt 11:28) và tất cả đều đến.

Người đưa ra sáng kiến, đưa tay nắm lấy họ. Người sẽ chờ đợi người phụ nữ xứ Sa-ma-ri-a (Ga 4:6), và chờ đợi lâu; Người đưa tay ra cho Giu-đa ( Mt 26:50), và cho Phê-rô (Lc 22:61; Ga 21:15).

Người đi tìm họ: Người nói với Mát-thêu: Hãy đến và theo Ta (Mt 9:9), với các tông đồ: Hãy đi theo Ta (Mt 4:19).

Người đi tìm kiếm họ như người Mục Tử tốt lành đi tìm con chiên nổi loạn và lạc lối (Lc 15:4).

Người đón nhận họ như thế nào? Với lòng nhân hậu, như người cha của đứa con trai hoang đàng (Lc 15:20), một cách thân tình: như với Mác-đa-len (Lc 7:48-50).

Người đòi hỏi họ ăn năn như thế nào? Với người đàn bà ngoại tình: Con hãy đi và đừng phạm tội nữa (xem Ga 8:11); với người bại liệt về lỗi lầm của anh ta: Anh hãy vác chõng mà bước đi (Ga 5:8). Với người đàn bà tội lỗi: Con hãy đi, đức tin của con đã cứu con (Mt 9:22).

Người ban cho họ những gì? Ngay lập tức. Người thêm vào những đặc quyền trước đây; một bữa đại tiệc (Lc 15:22-24); có niềm vui to lớn trên thiên đàng (?) (Lc 15:7). Cùng ngày hôm đó cho người trộm lành: Thiên đàng: Hôm nay ngươi sẽ ở cùng Ta trên thiên đàng (Lc 23:43). Một sự ngạc nhiên: Người thậm chí tha thứ cho cả những người không xin tha thứ, còn sỉ nhục và báng bổ Người: Lạy Cha, xin tha cho chúng (Lc 23:34). Sau đó, việc nhớ lại Người đã nhân hậu tha thứ cho họ làm họ cảm động, và họ sẽ xin ơn sủng đã được ban cho họ từ trước (?). Quả thực người này là Con Thiên Chúa; và họ trở về nhà đấm ngực ăn năn (Mt 27:54; Lc 23:48).

Người dành cho Giu-đa sự tha thứ nhưng hắn từ chối. Đó là nỗi đau lớn nhất của Chúa Giê-su: Bạn của tôi ơi, tại sao bạn đến đây? (Mt 26:50)

Nếu chúng ta phạm tội, chúng ta hãy đến ngai tòa thương xót (Dt 26:50). Chúng ta có người biện hộ với Chúa Cha (1Ga 2:1), Đấng tha thứ đến 77 lần 7 (Mt 18:22).

Những bài giảng lễ và huấn đức trong giáo xứ – ghi chú giảng lễ: Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng hay thương xót. PG 162 (X, 183)

Chúa Giê-su Bày Tỏ Lòng Thương Xót Của Người

 Người thực hiện sứ mạng thương xót của Người như thế nào?

  1. Sự tha thứ trân trọng.

Chúa Giê-su Ki-tô tôn trọng bất cứ ai hạ mình dưới chân Người. Da-kêu: Người đến ở lại nhà của ông (xem Lc 19:1-10). Mác-đa-len: Người bảo vệ cô, ca ngợi tình yêu của cô, sẽ tôn vinh cô bằng tình bạn của Người (xem Lc 7:36-50). Người phụ nữ ngoại tình: Người có sỉ nhục cô ta không? Không (xem Ga 8:1-11). Mát-thêu, người thu thuế: Làm tông đồ (xem Mt 9:9). (Có thể nói y như thế về sự tha thứ cho thế gian.)

  1. Sự tha thứ nhanh chóng

 

Người tha thứ ngay khi tôi phạm tội: với người bại liệt: Con hãy yên tâm, tội của con đã được tha (xem Lc 19:1-10); với cô Mác-đa-len: tội của cô ấy tuy nhiều nhưng đã được tha (Lc 7:47); với người trộm lành (xem Lc 23:39-42).

PA 1, 62 (XIII, 150)

  1. Sự tha thứ tuyệt đối

 

Người tha thứ vô điều kiện, mãi mãi, không bao giờ trách mắng; sau khi trở lại sẽ không nhắc gì đến nữa.

  1. Sự tha thứ quảng đại

 

Người ban ơn huệ trước cho chúng ta, cứ như Người chưa hề bị xúc phạm. Như với Phê-rô, thủ lĩnh của Giáo Hội, Người đặt ông làm đầu các tông đồ (xem Mt 16:18), cho ông thấy những dấu chỉ tình bạn to lớn; Người hiện ra với Simon (xem Lc 24:34); tương tự như thế với Mác-đa-len, Người cũng hiện ra với cô đầu tiên sau khi Người sống lại (xem Ga 20:14; với thánh Phao-lô.

  1. Sự tha thứ quý báu

 

Người dành sự tha thứ cho những người không cầu xin Người, cho các đao phủ: họ không biết việc họ làm (Lc 23:24), Người muốn ngăn ngừa nỗi tuyệt vọng của họ và làm họ hồi tâm nhớ đến lòng thương xót của Người. Giu-đa lại không muốn điều này. Người luôn dành sự tha thứ quảng đại mãi mãi. Tòa án lòng thương xót luôn sẵn sàng; Người luôn chào đón con người với lòng nhân hậu như nhau, tha thứ với sự dịu dàng như nhau.

PS 172, 4 (XV, 352)

Những Lời Của Chúa Giê-su Trên Thập Giá

Có những cách khác nhau để cảm thông với những khổ đau của Chúa Giê-su và cầu khẩn người cho kẻ có tội. Một cách mà tôi rất thích là sử dụng những lời của Chúa Giê-su trên thập giá, phạt tạ với Chúa Cha và Chúa Giê-su bằng những lời đầy thương xót của Người.

Lời đầu tiên: Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm (Lc 23:34). Họ không nhận ra Người trong bí tích Thánh Thể vì họ mù lòa. Vì Chúa đã cầu xin cho bọn đao phủ, tội lỗi của chúng được giảm nhẹ. Chúng ta phải dùng những lời này cầu xin lòng thương xót cho nhau: Lạy Chúa, xin tha thứ cho những linh mục tội lỗi này; họ là lãnh đạo của chúng con, chi thể và triều thiên của Chúa. Chúng ta phải cho Người lý do; mặc dù đã biết rồi Người vẫn muốn chúng ta nói ra. Rồi chúng ta phải nói lý lẽ, tranh cãi và cầu xin lòng thương xót. Có rất nhiều người không biết Chúa; họ không biết Chúa đã chết cho họ. Dù có một số người biết, nhưng lòng nhân hậu của Chúa lớn hơn sự độc ác của họ, ơn sủng của Người mạnh hơn cám dỗ của họ; xin hãy tha thứ cho họ. Sau đó bạn có thể thưa với Chúa Giê-su: Nếu họ biết Chúa tốt lành và thương xót, có lẽ họ sẽ quy phục Người; ước chi họ được trải nghiệm niềm vui yêu mến Chúa.

Sau đó hãy lập lại điều đó, vì tình yêu luôn lập lại. Luôn với cùng mục đích, chúng ta lập lại cùng một lời cầu nguyện, cho dù có vẻ luôn giống nhau, làm như thế là đúng đắn. Chúng ta phải dùng trí tưởng tượng để nhìn thấy Chúa trên đồi Can-vê, chiêm ngưỡng sự tốt lành của Người, thưa với Người bằng những lời của Người. Trí tưởng tượng, trái tim, thân xác và ý chí – tất cả tập trung vào Người không chút sao lãng.

Huấn đức cho các Nữ Tỳ Thánh Thể – Phạt tạ. Những lời của Chúa trên thập giá. (Bản văn điện toán, xem mã số PG 172,4) (Eymard Toàn Tập Quyển XV, trang 352)

Thần Khí Của Tình Yêu

Chúa Giê-su là tình yêu Thiên Chúa làm người, trở nên hữu hình và có thể cảm nhận được.

  1. Tình yêu của Chúa Giê-su đầy sự ngọt ngào và lòng thương xót: Hãy xem vua của người đang đến trong sự bình dị (Mt 21:5). Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng (Mt 11:29).

Ôi tình yêu của Chúa Giê-su đối với tôi vẫn dịu dàng và kiên nhẫn biết bao! Ngay cả khi tôi đang xúc phạm Người! Khi tôi không yêu mến Người! Người cảm thông và từ ái biết bao khi tôi khốn khổ lìa xa Người bằng lỗi lầm của tôi! Người vẫn tha thứ như người cha và trân trọng tôi!

Đó là điều tôi phải làm cho người khác; trước tiên tôi chỉ cẩn đáp lại những gì Chúa đã ban cho tôi, và những gì Người yêu cầu tôi làm để tỏ lòng biết ơn Người.

  1. Tình yêu của Chúa Giê-su là quảng đại, Người ban cho tôi mọi thứ Người có: chân lý, ơn sủng, vinh quang, sự sống và cả cái chết của Người. Người ban cho tôi chính mình trong bí tích Thánh Thể trên bàn thờ; Người không giữ lại bất cứ cái gì.

Tình yêu cao vời biết bao! Ai có thể yêu thương như thế chứ? Ai có thể yêu thương tôi như Chúa Giê-su yêu thương tôi? Và tôi sẽ làm gì cho Người? Tôi sẽ dâng cho Người mọi thứ tôi có, dâng cho Người chính bản thân tôi. Người là người yêu dấu của tôi và tôi là người yêu dấu của Người. (Dc 2:16).

PR 150,9) (Eymard Toàn Tập Quyển XIV, trang 479)

  1. Tình yêu của Chúa Giê-su mãnh liệt như tử thần (Dc 8:6). Để chứng minh với tôi điều này, Người đã chấp nhận đói khát, nghèo khó, khinh khi và sỉ nhục. Người sẵn lòng chịu đau đớn để ban cho tôi tất cả máu Người, chết trên thập giá trong đau đớn, bỏ rơi, khinh khi và nguyền rủa của tất cả dân của Người. Đó là nguyên tắc tình yêu của Người: Người yêu thương tôi và hiến mình vì tôi (Gl 2:20).

Vậy tôi cũng phải đau khổ vì tình yêu Chúa Giê-su, nếu tôi muốn chứng minh tình yêu của tôi là đích thực và vô vị lợi. Do đó tôi phải ôm lấy thập giá của Chúa Giê-su, phải đóng đinh bản thân trên đó, sẵn sàng bị Thiên Chúa và con người đóng đinh ở đó, và chết ở đó vì tình yêu của Người.

Ai có thể tách tôi ra khỏi tình yêu Đức Ki-tô? Nhưng ở nơi đây chúng ta sẽ là những người chiến thắng nhờ Người, Đấng đã yêu thương chúng ta (Rm 8:35, 37)

Cuộc Tĩnh Tâm Ơn Gọi Thánh Thể, bài suy niệm thứ 12: Thần Khí Của Tình Yêu Của Chúa Giê-su. (PR 150,9) (Eymard Toàn Tập Quyển XIV, trang 479)

 

.