THÁNH PHÊ-RÔ GIU-LI-A-NÔ E-MA
Những bản văn được tuyển chọn.
Năm Thánh Lòng Thương Xót 2015-2016
I – Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa
Tin tưởng nơi Lòng Thương Xót của Thiên Chúa
Tôi đã phạm tội nghiêm trọng; tôi mắc nợ to lớn với công lý của Chúa; tôi sợ hãi cơn thịnh nộ của Người, sợ hỏa ngục … Tôi có thể ẩn náu nơi đâu? Dưới tấm áo che chở của lòng thương xót Chúa: Chúa Giê-su phủ tấm áo ấy trên tôi; trong trái tim Chúa, nó mở ra cho tôi. Nhưng làm sao tôi có thể thực sự trả món nợ của mình? Với công trạng của Chúa Giê-su, tình yêu Người dành cho tôi và tình yêu tôi dành cho Người. Người nói với tôi, như nói với Mác-đa-len: Con của ta ơi, hãy tin tưởng, mọi tội lỗi của con đã được tha thứ. Ôi! Những lời nói an ủi biết bao! Lòng thương xót của Chúa đã đóng ấn sở hữu lên cuộc đời tôi; xin cho linh hồn tôi đừng bao giờ phá vỡ dấu ấn ấy! Chúa Giê-su đã trùm tấm áo thương xót của Người lên mọi khốn khổ quá khứ của bạn; đừng cởi nó ra để xem và quấy động những vết thương tội lỗi xưa kia! Vậy hãy đặt niềm tin tưởng của bạn vào lòng thương xót vô biên của Chúa Giê-su; trong sợ hãi hãy hy vọng nơi Chúa Giê-su: Người yêu thương bạn khi bạn chẳng yêu mến Người. Trong nỗi lo âu, hãy trông cậy vào Giê-su, Người là Đấng Cứu Độ của bạn. Trong nỗi hoang mang, hãy nghỉ ngơi trong Giê-su, đó là sự tôn kính tốt nhất của bạn đối với lòng tốt của Người; và đừng bao giờ quên rằng niềm tin tưởng của người con thảo vào lòng thương xót của Thiên Chúa là ơn sủng chắc chắn nhất và hoàn hảo nhất cho sự công chính hóa của bạn.
Cuộc tĩnh tâm cho các trinh nữ dòng ba, ngày thứ tư: Sức mạnh của việc tin tưởng nơi Chúa. (Xem PT 100,17 , quyển XI, trang 259)
Những tấm gương về lòng thương xót của Thiên Chúa
Các anh chị em thân mến, tôi có thể dẫn ra đây biết bao nhiêu tấm gương về lòng thương xót của Thiên Chúa. Vua Mơ-na-se xứ Giu-đa đã tự làm khổ mình bằng mọi việc kinh tởm; đền thánh bị báng bổ, việc thờ phượng những ngẫu tượng khét tiếng nhất được tái lập, mọi tín hữu bị làm cho đồi trụy hay phải chết, con cái họ bị hỏa thiêu tế thần Mơ-lóc: và đó chỉ là một số tội ác của ông ta. Vua Mơ-na-se bắt đầu phản tỉnh, khiêm nhường và xin Chúa tha thứ. Thiên Chúa tha thứ cho ông và thậm chí còn đưa ông lên lại ngai vàng mà ông bị truất phế vì tội ác của mình (xem 2 Sb 33:1-20).
Vua Đa-vít phạm tội ngoại tình và giết người. Tội của ông trở nên công khai. Lạy Chúa Nhân Lành, thật là một gương xấu cho toàn dân, nhưng không ai dám nhắc nhở ông ta về lỗi lầm của ông. Một năm trôi qua trong hỗn độn, mà Đa-vít thậm chí còn không nghĩ đến việc ổn định trật tự. Nhưng một ngôn sứ là Na-than chữa lành vết thương của vua; ông nói với vua: Vua chính là con người đó! (2 Sm 12:7). “Thưa Đức Vua, Đức Vua có tội và có tội nghiêm trọng… đó có phải là cái giá Đức Vua trả cho những lợi ích mà Thiên Chúa đã ban cho người không?” Vua Đa-vít thở dài và thú nhận lỗi lầm của mình: “Tôi đã phạm tội.” Lòng thống hối của vua là chân thành và vị ngôn sứ ngay lập tức nói thêm: “Chúa đã tha thứ cho nhà vua” (2 Sm 12:13). Anh em thân mến, chúng ta hãy nhận định xem Thiên Chúa có muốn cho tội nhân phải chết hay không, chẳng lẽ chúng ta không có quyền tin rằng Thiên Chúa vui sướng hơn khi tha thứ so với kẻ có tội vui sướng khi xúc phạm Người sao.
Thánh Cyprian nói: nếu như dưới lề luật nghiêm khắc và báo thù của người Do Thái mà Thiên Chúa còn rất thương xót như thế, vậy Người sẽ làm gì dưới lề luật của tình yêu? Còn điều gì mà Chúa Giê-su Ki-tô không làm để chứng tỏ lòng xót thương này với chúng ta ?
Một tội nhân công khai như Mác-đa-len, làm gương xấu cho tất cả thành Giê-ru-sa-lem bằng những bốc đồng của cô, một ngày kia đã đến quỳ dưới chân Chúa Giê-su; nước mắt cô chảy xuống trên bàn chân Người và cô lấy tóc mình lau; nhưng Simon, người chủ nhà tiếp đón Đấng Cứu Thế, là người Pha-ri-sêu, và ông kết án sự nhẫn nại của Chúa Giê-su vì đã cho phép người phụ nữ tai tiếng này quì nơi chân mình. Trong sự kiêu hãnh, ông không bao giờ nhận ra rằng kẻ tội lỗi thống hối luôn tìm thấy sự đón chào của một người cha: Đấng Cứu Thế nói: “Con gái ơi, hãy ra đi trong bình an, vì tội lỗi của con đã được tha thứ.” ( Lc 7: 48, 50)
Da-kêu là người cho vay lãi nặng công khai, nhưng ông đã quyết tâm trả lại những của cải bất chính ngay cả trước khi bị kết án; những bất công của ông gây ra được tha thứ và ơn cứu độ vào nhà ông cùng một lúc với Chúa Giê-su Ki-tô (Lc 19:9).
Một phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang; người ta đưa cô đến với Chúa Giê-su để Người quyết định số phận của cô. Lề luật kết án cô bị ném đá đến chết, nhưng cô khóc lóc vì lỗi lầm của mình. Đấng Cứu Thế sẽ quyết định thế nào? “Thì các ngươi cứ ném đá cô ta đi, nhưng ai vô tội hãy ném viên đá đầu tiên.” Khi nghe những lời này, mỗi người suy nghĩ và tất cả đều bỏ đi vì lương tâm của họ lên án họ. Còn lại một mình Chúa Giê-su với người phụ nữ phạm tội đang run rẩy. Người hỏi cô ta: “Không có ai kết án con sao?” Cô trả lời: “Không ai cả,” và cô khóc nức nở. Vậy thì Ta cũng sẽ không kết án con. Con gái ơi, hãy đứng dậy, hãy ra đi và đừng phạm tội nữa.” Chúa Giê-su an ủi, đỡ cô ta dậy, và tử tế nói: “Hãy ra đi và đừng phạm tội nữa.” (Ga 8:11)
Giuđa kẻ phản bội từ chối sự tha thứ mà Đấng Cứu Thế dành cho hắn, và nếu hắn không có trái tim của quỷ dữ thì làm sao hắn có thể chống lại những lời nói dịu dàng này: “Bạn tôi ơi,ý định nào đã mang bạn đến đây?” (Mt 26:50)
[Lk 23:43]
Phê-rô chối bỏ thầy mình; trước tòa án Chúa Giê-su nhìn thấy lỗi lầm của ông và ngoảnh mặt lại nhìn ông… đôi mắt Người thấu suốt lỗi lầm ấy. Phê-rô nhìn Đấng Cứu Thế và ánh mắt họ gặp nhau. Ôi! Biết bao tình yêu trong cuộc gặp gỡ này! Phê-rô hiểu rõ. Ngay lập tức ông rời lâu đài định mệnh đó, và đi khóc lóc vì tội lỗi mình đã được Chúa tha thứ (xem Mt 26:69-75).
Một tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Chúa Giê-su. Hắn đang hấp hối. Hắn nhận ta Chúa Giê-su là Thiên Chúa cứu chuộc, hắn xưng thú tội lỗi với Người và hy vọng được tha thứ khiến hắn xin Người nhớ đến hắn trên thiên đàng. Người trả lời thế nào? Ngay hôm nay người sẽ được ở với Ta trên thiên đàng. Không, Người không hứa chỉ nhớ đến hắn, vì như thế là quá nhỏ nhen với tình yêu của Người, mà hứa một chỗ, một triều thiên, vào chính ngày hôm đó. Và Chúa Giê-su xác nhận điều này bằng một lời thề: Amen, Ta nói với ngươi, hôm nay người sẽ ở với Ta trên thiên đàng (Lc 23:43).
Những bài giảng lễ và huấn đức trong giáo xứ – Lòng thương xót của Thiên Chúa, tháng tư năm 1840. (PG 157,10) (Eymard Toàn Tập Quyển X, trang 170)
Thiên Chúa hay thương xót
-
Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta rằng Người có lòng thương xót vô biên
Người bảo đảm với chúng ta điều này qua Mô-sê: Thiên Chúa hay thương xót (Xh 34:6).
Qua Đa-vít:
– Lòng thương xót hiện diện trong tất cả những việc Người làm, và là động cơ của chúng (Tv 144:9).
– Lòng thương xót tràn ngập tất cả thế gian (Tv 118:64).
– Lòng thương xót là mối liên kết trong những quan hệ của Thiên Chúa với con người (xem Tv 24:10).
Trời là nơi ở của lòng thương xót (Tv 25:6). Nó cao hơn các tầng trời (Tv 107:5), là thuộc tính đầu tiên của Chúa, cao hơn công lý của Người (Gc 2:13), và nó dập tắt sấm sét trên tay Người (xem Dt 3:2).
Nhưng chúng ta hãy để cho Chúa nói:
Lòng thương xót phổ quát. Ta sẽ đoái nhìn ai? (Is 66:2) Con số và sức nặng của tội lỗi mình có thể làm chúng ta kinh hãi. Cho dù đỏ như máu, (chúng cũng trở nên trắng như tuyết) (Is 1:18). Con số tội lỗi có thể đong đếm nhưng … (lòng thương xót Chúa thì vô hạn.).Ta không muốn kẻ tội lỗi phải chết (Ed 33:11). Tình yêu của Người là vĩnh cửu: Với một tình yêu vĩnh cửu (Gr 31:3). Người khích lệ những kẻ có tội: Hãy đến đây ta cùng nhau bàn bạc (Is 1:18). Chúa đau khổ khi chờ đợi họ trở về.
Lòng thương xót dịu dàng: Chúa thật dịu dàng (Tv 33:9); đó là lòng thương xót của một người cha. Lòng nhân hậu của một người cha dịu dàng. Hơn thế nữa, sự dịu dàng của Thiên Chúa của lòng nhân hậu: Không ai có tình cha như thế, nhân hậu như thế (Tertullian).
PG 159, 2 (X,176)
Lòng thương xót làm cho Người rực ánh vinh quang: Người mong chờ (Is 30:18). A! Hỡi kẻ tội lỗi, hãy đến…; khi hấp hối, hãy hy vọng (?): Lòng thương xót Chúa tốt hơn (cho mọi sự sống) (Tv 62:4).
Lòng thương xót tức thì: Nước mắt của ngươi sẽ ngừng chảy; Người chắc chắn sẽ ban cho ngươi lòng thương xót; khi ngươi kêu khóc với Người, Người sẽ đáp lời ngay khi nghe tiếng ngươi (Is 30:19).
Nhưng bạn muốn có những bằng chứng cụ thể:
A-đam và E-và (xem St 2-3). Hai thành Xơ-dôm và Gô-mô-ra (xem St 18:32). Trận Đại Hồng Thủy (xem St 6:8; St 7:6). Thành Ni-ni-vê (xem Gn 4:10-11).
Người Do Thái: Họ cầu khẩn Chúa và Chúa đáp lời họ (Tv 98:6).
Xh 6:5: Ta đã nghe thấy tiếng rên rỉ của con cái Ít-ra-en.
Tv 11:6: Chúa nói: Bây giờ Ta sẽ đứng lên, vì Ta nghe thấy tiếng rên rỉ của người nghèo khổ.
Tv 9: Chúa đã ban khát vọng của người nghèo khổ; Ôi lạy Chúa, tai Chúa đã nghe thấy rự rộn ràng của trái tim họ (Tv 10:17).
Tv 10: Người luôn đoái nhìn người nghèo khổ (Tv 10:5).
Những bài giảng lễ và huấn đức trong giáo xứ – ghi chú giảng lễ: Lòng thương xót của Thiên Chúa. (PG 159, 2) (Eymard Toàn Tập Quyển X, trang 176)
[Is 1:18].
Thiên Chúa hay thương xót. Mô-sê, Xh 44: Thiên Chúa đầy lòng trắc ẩn và khoan dung, nhẫn nại và giàu lòng thương xót (Xh 34:6). Đa-vít: Đức Chúa khoan dung và hay thương xót; Người nhẫn nại và đầy lòng thương xót. Lòng thương xót của Người bao trùm mọi việc Người làm (Tv 144:8-9). Lạy Chúa, trái đất đầy lòng thương xót của Người (Tv 118:64). Đây là toàn bộ mục đích của mối tương quan của Chúa với nhân loại: Tất cả đường lối của Chúa là lòng thương xót và chân lý (Tv 24:10). Trời cao là ngai tòa của lòng thương xót Chúa: Lạy Chúa, lòng thương xót Chúa ở trên các tầng trời (Tv 35:6). Nó cao hơn các tầng trời: Lòng thương xót của Chúa cao hơn các tầng trời (Tv 107:5). Đứng đầu các thuộc tính của Chúa, lòng thương xót cười nhạo sự phán xét (Gc 2:13), nó chấm dứt cơn thịnh nộ của Người: Khi Chúa tức giận, Người sẽ nhớ đến lòng thương xót của Người (Kb 3:2).
Nhưng chúng ta hãy để cho chính Chúa lên tiếng. Người than phiền về sự bất hạnh của dân Ít-ra-en vì họ vẫn chịu sự áp bức của tội lỗi mình. Chúa nói: Hãy đến và trình bày vụ việc với Ta; dù tội lỗi ngươi có đỏ tươi, cũng sẽ trắng như tuyết; và dù có đỏ như son, cũng sẽ trắng như lông len (Is 1:18).
Ôi không, Ta không muốn kẻ bất kính phải chết (Ê-dê-ki-en 33): Ta không muốn kẻ có tội phải chết, mà muốn nó hoán cải, dừng cuộc sống xấu xa và nó được sống (Ed 33:11). Giê-rê-mi-a 37: Ta đã yêu thương ngươi bằng một tình yêu vĩnh cửu, thế nên Ta thu hút ngươi đến với ta bằng lòng trắc ẩn (Gr 31:3). Chúa là người Cha: Như người cha có lòng trắc ẩn dịu dàng với con cái, Đức Chúa động lòng trắc ẩn với những ai kính sợ Người (Tv 102:13). Thật là một bức tranh cảm động về một người cha tốt lành.
Chúa là người mẹ. I-sai-a 48:14: “Đức Chúa đã bỏ rơi tôi, đã quên tôi rồi.” Một người mẹ có thể quên con mình, và không thương đứa con mình mang nặng đẻ đau không? Dẫu có như thế, thì Ta sẽ không bao giờ quên ngươi. Ta khắc ghi ngươi trên bàn tay Ta (Is 49:14-16). (Đây là một hình ảnh cảm động về sự tốt lành của người mẹ.) Tertullian: Không ai có tình cha như thế, nhân hậu như thế.
Nhưng Thiên Chúa đau khổ khi Người không thể nhanh chóng bày tỏ lòng thương xót. Giê-rê-mi-a 31: Chúa nói: Ép-ra-im đã phạm tội: Trái tim Ta thổn thức vì nó, Ta phải tỏ lòng thương xót với nó (Gr 31:20). Chúa đang chờ đợi để tỏ lòng thương xót với bạn; và Người sẽ tỏ hiện vinh quang của Người trong việc tha thứ cho bạn (Is 30:18).
Dường như vinh quang của Người cần đến lòng thương xót:
– Tội lỗi của chúng có thể đong đếm, nhưng lòng thương xót của Chúa thì vô hạn.
– Lòng thương xót Chúa là tốt hơn cho mọi sự sống (một ý tưởng tuyệt mỹ) (Tv 62:4).
Tv 108: Lòng thương xót Chúa đầy sự dịu dàng (Tv 108:21). Đó là lòng thương xót của một người cha, người mẹ. Rất thường xuyên (?): tình yêu của Chúa là vĩnh cửu (Tv 135: 1-26 vv). Is 66:2: Ta sẽ đoái nhìn ai, nếu không phải là con người đáng thương đang tan nát con tim và bị sỉ nhục ấy.
Những bài giảng lễ và huấn đức trong giáo xứ – ghi chú giảng lễ: Lòng thương xót của Thiên Chúa. (PG 160,2) (Eymard Toàn Tập Quyển X, trang 180)
Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa
Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi, nhưng với tình yêu cao cả ấy, tôi sẽ luôn khóc lóc và cảm tạ.
-
Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi ngay lập tức và vô điều kiện khi Người thấy tôi quỳ nơi chân Người; Người để mặc tôi bối rối, như đứa con hoang đàng, thú nhận với Người những lỗi lầm của tôi; Người Cha nhân lành này vui mừng được tha thứ cho tôi hơn là nhẫn nại nghe tôi xin Người tha thứ. Người ban cho tôi ơn sủng của Mác-đa-len: Hễ cô ấy ở nơi chân Người, là Người tha thứ và bảo bọc cô ấy (xem Lc 7:36-50). Ôi! Chúa đã tốt lành với tôi biết bao! Người không để tôi phải chờ đợi để được tha thứ, hay chờ đợi lòng tốt của Người. Người không đặt điều kiện nào cho ơn sủng của Người, ngoài việc yêu mến Người và đừng phạm tội nữa, như với Phê-rô (xem Ga 21:15-17).
Nhưng tôi mắc nợ công lý của Người một món nợ khổng lổ. Sự vô ơn của tôi là một vết thương sâu rộng biết bao mà tôi phải đáp trả cho trái tim của Người!
Ôi! Quả thực nếu Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi quảng đại như thế, tôi cũng phải chuộc lỗi vì đã xúc phạm một người cha tốt lành như thế! Và như thánh Phê-rô, tôi muốn khóc vì tình yêu, vì đã khiến cho Chúa Giê-su phải khóc vì đau đớn và buồn sầu (xem Mt 26:75).
-
Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi cách nhân hậu và đối xử với tôi cách trọng thị. Có thể nào lòng nhân lành Chúa từ đây quên đi lỗi lầm và sự vô ơn của tôi, và từ nay mãi đối xử với tôi như tôi chưa bao giờ xúc phạm Người không? Như những linh hồn tinh tuyền giữ sạch tấm áo của họ, như những cô dâu vẫn chỉ sống vì Người và cho Người không?
Chúa Giê-su gắn kết tôi với toàn thể triều đình của Người, liên kết tôi với việc tông đồ trong Giáo Hội, với niềm nhiệt thành của bạn bè, với đức hạnh của các trinh nữ, với tình yêu của các thánh – mặc dù tôi bất xứng, chỉ là người tôi tớ kém cỏi nhất trong các tôi tớ của Người; mặc dù tôi sẽ quá vui mừng không dám nhận lấy vị trí của người thu thuế ở cuối đền thờ, hay của người phụ nữ Ca-na-an hài lòng khi sống bằng những vụn bánh của các con.
Nhưng dù quá khứ tội lỗi và hiện tại bất xứng, tôi có được niềm vui đến với ơn dâng hiến, cầu nguyện, thứ lương thực của những linh hồn tuyển chọn, đến với cuộc sống cô quạnh lắng đọng của Na-da-rét, và trên hết là đến với việc Rước Mình Thánh Chúa, đến với mọi sự tốt lành, thánh thiện, cao cả, linh thiêng trên trái đất.
Ôi lạy Chúa! Nhưng Người lầm lẫn quên đi con đã là gì và đang là gì. Con nhìn thấy ở đây sức mạnh của tình yêu, Chúa muốn chiếm trái tim con; bằng những Ân sủng nhưng không, Chúa muốn con dâng lên Chúa trái tim của con. Con phải xấu hổ về bản thân, thấy mình khốn khổ đến nỗi thậm chí còn không nhận ra giá trị của những ơn sủng ấy, tình yêu tuyệt hảo của Chúa.
Ôi lạy Chúa! Xin hãy kiện toàn ơn sủng Người, hãy tha thứ cho con vì chẳng yêu mến Người bao nhiêu, để con khóc than sự vô ơn của con đối với Chúa! Con sẽ chết mất vì xấu hổ vì đã đối xử tệ bạc như thế với cha con, mẹ con, với người bạn! Nhưng lạy Chúa Giê-su nhân lành, con thật vô ơn với Người. Không, không, con sẽ hành động như cô Mác-đa-len nơi chân Người, trên đồi Can-vê, trong sa mạc. Xin hãy nói với con là Người thỏa mãn với tình yêu của con.
Cuộc tĩnh tâm Thánh Thể, 1858-1859; ngày thứ hai, bài suy niệm thứ ba: Lòng thương xót của Thiên Chúa. (xem mã số PD 19,9) (Eymard Toàn Tập Quyển XIII, trang 687)
PD 19,9 (XIII, 687)
Tình Yêu Tha Thứ
Thiên Chúa yêu thương mỗi cá nhân chúng ta vì Người đã yêu thương chúng ta ngay từ lúc tạo thành chúng ta. Nhưng có một bằng chứng tình yêu còn lớn hơn việc tạo thành: sự cứu chuộc, vốn là quyền năng tha thứ của Thiên Chúa. Và chính sự nhân lành của Chúa tha thứ cho chúng ta. Tình yêu của Người. Chúa tha thứ cho chúng ta như thế nào? Đến mức Người đã tha thứ cho tôi và muốn tha thứ cho tôi. Thánh Phao-lô có thể thực sự nói rằng Thiên Chúa đã yêu thương ông (xem Gl 2:20), vì ông đã được tha thứ rất nhiều. Và thánh Âu-tinh có thể rút ra từ lòng thương xót của Chúa cái tình yêu nồng nàn cùa ông đối với Người. Thiên Chúa tốt lành, Người yêu thương tôi và tha thứ cho tôi.
Tình yêu của Thiên Chúa hay thương xót hơn là nhân từ bởi vì chúng ta cần đến lòng thương xót hơn. Lòng thương xót là vô hạn khi áp dụng trên trái đất. Nhưng thuộc tính khác là giới hạn. Lòng thương xót chiến thắng sự phán xét (Gc 2:13), cao hơn các tầng trời (Tv 107:5). Nhưng lòng thương xót phải hiển trị trên thế gian này. Đó là môi trường của người tội lỗi, đến nỗi nó tạm dừng công lý và những thuộc tính khác, bởi vì sau một lần phạm tội công lý phải được thực thi. Lòng thương xót trì hoãn công lý cho đến sau khi chết. Nó vô giới hạn, đi theo chúng ta đến cùng, thậm chí đến luyện ngục sau khi chúng ta chết, và ngay cả luyện ngục cũng chỉ là nỗ lực cuối cùng của lòng thương xót của Chúa. Nhờ lòng thương xót Chúa, điều này được viết nơi luyện ngục. Chúng ta sẽ không bao giờ cạn kiệt hay bóp nghẹt lòng thương xót, không thất vọng về nó. Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng (Lc 23:34). Luôn luôn và trong mọi hoàn cảnh, nó tha thứ những tội ác to lớn nhất, như đồi Can-vê, Giu-đa – Bằng một nụ hôn, ngươi đã phản bội Con Người (Lc 22:48). Như thế tội lỗi chúng ta sẽ không bao giờ lớn hơn lòng thương xót của Thiên Chúa. Chỉ có một tội không thể được tha thứ là lòng kiêu ngạo siêu nhiên từ chối lòng tốt của Thiên Chúa và tự hủy hoại mình.
Kinh thánh chứa đựng đầy lòng thương xót của Thiên Chúa, và đó là vì ngay sau khi sa ngã thì chúng ta tuyệt vọng. Hậu quả thứ hai của tội lỗi là sự tuyệt vọng. A-đam và E-và tuyệt vọng vì đã bất trung. Ca-in: Tôi lỗi của con quá to lớn (St 4:13). Và đa số tội nhân không hoán cải là bị sự tuyệt vọng kiềm hãm. Và khi họ khóc than, họ sẽ được hoán cải. Và tại sao những hành vi sùng đạo lại thất bại? lại giảm sút? Chính là vì tuyệt vọng, thất vọng vì đã bất trung cách nào đó. Bí quyết của quỷ dữ là len lỏi sự thiếu niềm tin tưởng vào con người. Xin cho cái cảm nhận này không bao giờ xâm chiếm bạn. Bạn sẽ nghi ngờ lòng thương xót của Chúa! Không, không. Khi sa ngã, hãy tin tưởng đứng lên. Và sự khiêm nhường trong bùn lầy không gì hơn là sự sỉ nhục. Khiêm nhường bay lên Chúa bằng đôi cánh tin tưởng. Lời cầu nguyện của người khiêm nhường xuyên qua những đám mây (Hc 35:21).
Càng nhân đức hay sùng đạo, bạn sẽ càng dễ bị cám dỗ thất vọng. Con người luôn trông cậy vào chính mình nên sợ phải buông mình vào vòng tay của Chúa. Bạn đã tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa; thay vì tìm cách tránh hỏa ngục bằng một hành vi thống hối tốt lành, hãy tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa. Bạn nắm chắc điểm yếu của Chúa, lòng dạ, trái tim của Người. Đừng với tay đến sự uy nghiêm của Người. Khi chạm đến chỗ nhạy cảm của ai thì người đó sẽ dốc hết hầu bao của mình. Hơn thế nữa Thiên Chúa chắc chắn sẽ thực thi lòng thương xót của Người. Vinh quang Người giải thoát chúng ta khỏi sự dữ. Vậy hãy đến với Chúa qua trái tim của Người.
Tôi từng nghĩ rằng khi đến với Chúa, linh hồn không còn bị cám dỗ tuyệt vọng nữa. Và thánh Liguori nói rằng bốn cám dỗ là chống lại đức tin, sự tuyệt vọng, sự khiết tịnh và cha giải tội. Và những cơn bão này thật khủng khiếp để thử thách nhân đức của họ đến mức độ tin tưởng nhất.
Vị ngôn sứ nói: Tình yêu Chúa quý hơn mạng sống (Tv 62:4). Lúc cuối đời, mọi nhân đức đem đến cáo buộc và tội lỗi phát triển. Con người thấy hành động của mình là khuyết điểm. Tôi đã thấy con người thánh thiện nhất ở trong tuyệt vọng vì đã không yêu mến đủ. Chúng ta sợ những ơn sủng mà chúng ta đã không sử dụng tốt. Cách duy nhất để nâng cao tinh thần của người này là chấp nhận tình trạng đó và nói với người này rằng: “Hãy xuống hỏa ngục, nhưng hãy đi với con vì Người là Thiên Chúa của con.” Điều này chữa lành ông ta.
Về những cám dỗ kiêu ngạo, khiết tịnh, hãy nói về chúng; nhưng đặc biệt là những cám dỗ chống lại sự tin tưởng nơi Chúa. Hãy nói về chúng với bề trên, đừng giữ chúng cho mình dù là một giây phút. Việc này tấn công vào nguồn mạch đời sống thiêng liêng và cả đời sống thân xác.
Thiên Chúa tha thứ không như con người tha thứ. Con người tha thứ nhưng hổ thẹn, tuyệt vọng thay vì cầu xin tha thứ. Chúa Nhân Lành luôn tha thứ với biết bao nhân hậu và ơn sủng. Và khi tha thứ con người trở nên nghiêm khắc hơn. Thiên Chúa luôn tha thứ nhiều hơn nữa. Càng có tội càng là bạn hữu của Người. Người đến vì người đau yếu. Người bỏ mặc các Thiên Thần chỉ vì một người tội lỗi. Do đó chúng ta luôn chắc chắn rằng mình được đón nhận, miễn là có lòng khiêm nhường và tin tưởng.
Và Thiên Chúa tha thứ không cần báo đáp, Người vất tội lỗi xuống biển và làm cho đỏ thành trắng. Còn về sự phán xét sẽ không còn được biết đến nữa, bạn sẽ tiến bước theo nguyên tắc điều gì Thiên Chúa đã tha thứ là thực sự được tha thứ. Ta sẽ không còn nhớ đến nữa (Dt 10:17). Bất cứ điều gì được sự thống hối rửa sạch thì sạch mãi mãi. Nhưng để được tha thứ thực sự, đừng tính toán những hệ quả.
Ở thế gian bạn phải trả giá để được tha thứ. Bạn phải chịu nhục nhã. Chúa Nhân Lành thậm chí phục hồi cả danh dự cho bạn, ngay cả những ơn sủng bạn có trước đây. Hãy xem thánh Phê-rô. Con người bị cám dỗ cảm thấy thực sự nhục nhã, nhưng Thiên Chúa không muốn sỉ nhục chúng ta. Người chỉ muốn tha thứ và phục hồi mọi sự. Người phục hồi Phê-rô làm đầu Giáo Hội; con người trở nên lớn lao hơn nhờ sự tha thứ.
Cô Mác-đa-len trở nên cao quý: cô ấy đã yêu mến nhiều (Lc 7:47). Và Chúa đã biến một người tội lỗi trở thành vị hoàng tử của lòng thương xót và tình yêu của Người.
Người phụ nữ ngoại tình – Ta cũng không kết án con, hãy đi và đừng phạm tội nữa (Ga 8:11). Và chúng ta hay tuyệt vọng! Chúa cần phải tha thứ. Trái tim của Người khóc than và thổn thức qua lòng thương xót. Và nếu Chúa có thể đau khổ thì chỉ khi nhìn thấy chúng ta không tìm kiếm sự tha thứ. Nếu sau mỗi lần phạm tội mà chúng ta bị loại trừ, thì sẽ không còn linh mục nào trên trái đất để tha thứ. Chúa nhân lành hơn đối với chúng ta (các linh mục) vì chúng ta cần sự tha thứ hơn những người khác. Và cái làm cho người linh mục có lòng thương xót hơn là họ cũng là những tội nhân cần đến sự tha thứ.
[Ps 50:3]