Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 11 ngày 02

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

“Thiên Chúa thường đặt sự buồn phiền vào trong một tâm hồn đau khổ để nỗi phiền muộn ấy có thể dẫn đưa tâm hồn này đến cùng Thiên Chúa. Bấy giờ, khi tâm hồn tìm được sự an ủi nơi một người bạn của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ thay thế sự buồn phiền ấy bằng sự khát khao Ngài lớn hơn để Ngài luôn luôn là tâm điểm duy nhất của tâm hồn ấy.” [Gửi cho bà Lepage, 11/1865]

Nỗi phiền muộn mà cha Eymard đề cập đến ở đây là một phương thế khác mà Chúa nhân lành thường dùng để giữ cho các môn đệ yêu dấu của Người được ở gần Người. Hơi kỳ lạ là trong những lúc thử thách như vậy, theo lẽ tự nhiên, chúng ta tìm kiếm sự an nhàn và thư thái nơi bạn bè và nơi những người muốn tìm cách an ủi chúng ta. Nếu chúng ta tìm kiếm sự an nhàn nơi những bạn hữu của Thiên Chúa và hiểu được đường lối của Thiên Chúa,những người bạn này sẽ động viên chúng ta biết chấp nhận mọi thử thách với lòng kiên nhẫn và vui vẻ. Việc dâng hiến đầy yêu thương của chúng ta là điều sẽ giúp chúng ta bước theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa để tiến đến bước kế tiếp, nơi mà nỗi ưu phiền sẽ được biến thành sự đói khát vô cùng về một kinh nghiệm sâu sắc hơn về Thiên Chúa.

Kinh Thánh diễn tả Thiên Chúa là “một Thiên Chúa đầy ghen tương” không phải theo nghĩa Thiên Chúa lo sợ Ngài sẽ đánh mất điều gì đó nếu chúng ta chuyển sự trung thành của mình qua những người khác. Đúng hơn, tình yêu của Ngài thì quá vô biên đến nỗi Ngài muốn ban cho chúng ta tất cả lợi ích mà không đánh mất thứ gì dù chỉ là một chút. Ngài muốn trở thành trung tâm của đời sống chúng ta để tất cả ơn phúc của Ngài có thể tuôn tràn trên cuộc đời chúng ta. Khi điều này bắt đầu xảy ra với — 5 – chúng ta, Thiên Chúa biết chúng ta sẽ tự động trở nên những chứng nhân và sứ giả tình yêu của Ngài và làm cho tình yêu ấy lan tỏa đến người khác. Như thánh Gioan, chúng ta sẽ nói: “Điều vẫn có từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã đụng chạm, Lời sự sống…Những điều này, chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn” (1Ga 1,1-4), và lời chứng này luôn luôn phải xảy ra vì nó phát xuất từ kinh nghiệm cá nhân.

Tuy nhiên, khi thủ đắc được khả năng chịu đựng nỗi ưu phiền và sự túng thiếu, chúng ta sẽ vui lòng chấp nhận chết đi cho chính mình. Và ưu thế này lại một lần nữa bị chiếm đoạt qua việc lặp lại những chọn lựa có ý thức để dâng lên Thiên Chúa, dù có phải đánh mất Cái Tôi đi rất nhiều. Điều này trở thành một kết quả của việc đón nhận tất cả những gì Chúa gửi đến cho chúng ta hằng ngày, vì chúng ta càng mở lòng ra đón nhận Thánh ý của Thiên Chúa một cách yêu thương và ân cần, thì chúng ta lại càng trông cậy vào Ngài, những dự định của Ngài đối với lợi ích của chúng ta ngày càng bắt đầu diễn ra theo hướng tích cực.

Khi bàn về ơn gọi mà chúng ta nhận được để trở nên những môn đệ của Người, Chúa Giê-su nói rằng trước tiên chúng ta cần ngồi xuống và cân nhắc phí tổn, giống như một vua kia sắp đi giao chiến với một ngàn quân trong tay mà trước hết lại không suy tính xem mình có thể đương đầu với 20 ngàn. Nếu không đủ sức thì phải tìm cách để cầu hòa. Cũng thế, một người kia muốn xây nhà trước tiên cần đảm bảo mình có đủ ngân quỹ để hoàn tất kế hoạch có trong đầu; bằng không người ấy sẽ cắt xén kế hoạch cũng như ngân quỹ của mình (Lc 14,28-33). Vì thế, trong việc bước theo Đức Ki-tô để tìm kiếm một tương quan sâu đậm hơn và thân thiết hơn với Người, chúng ta cần rõ ràng ngay lúc đầu xem chúng ta đã sẵn sàng hay chưa để trả giá cho tinh thần môn đệ của mình. Điều giúp chúng ta tiếp tục trung thành đó là niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng không bao giờ đi ngược lại với Lời của Ngài.