Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 12 ngày 01

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

Ơn gọi Thánh Thể luôn luôn chứa đựng những dấu vết của niềm Đam mê, vì Thánh Thể chính là một sự nối tiếp tuyệt vời và vĩnh viễn của niềm  Đam mê.” [Gửi cho một nữ sáng lập viêncủa một Hội  Chầu, tháng 10/1865]

Ở đây, cha Eymard muốn đề cập đến những đặc điểm được tìm thấy nơi ơn gọi của một hội viên chầu. Nếu Thánh  Thể là hoa trái của việc  hiến mình nơi Đức Giê-su cho đến chết, chết  trên  thập  giá, thì việc dành thời giờ quý báu để cầu nguyện trước Nhiệm Tích Thánh Thể sẽ cần thiết phải đào sâu phẩm chất tự hiến mình này nơi ngườihội viên chầu. Tuy nhiên, vào thời cha Eymard, việc cầu nguyện trước Thánh Thể không có được những thuận lợi như ngày nay.

Vì một điều là, biểu tượng mà qua đó Chúa Giê-su hiến ban chính mình Người cho chúng ta được xem xét một cách nghiêm túc hơntrong thời đại chúng ta. Nó không chỉ được xem như một dấu chỉ hay cử chỉ đơn giản, nhưng thực sự hiện thân của nó là gì. Vì thế, điều trước tiên chúng ta làm khi đến trước Thánh Thể đó là ‘đọc ra dấu chỉ’ mà nơi đó Thánh Thể không chỉ là bánh, nhưng là bánh đã được bẻ ra và được phân phát để ăn. Rõ ràng là sự nhận thức này kéo chúng ta trở lại với Phòng Tiệc Ly, nơi Chúa Giê-su, vào đêm trước khi chịu tử nạn, đã cầm lấy bánh, và sau đó Người dâng lời tạ ơn, Người bẻ ra và trao cho các môn đệ để nhắc nhở họ rằng đây thực sự là một biểu tượng, hiện thân của chính Người, giờ đây được bẻ ra và trao cho họ. Bấy giờ cầu nguyện trước Thánh Thể sẽ làm cho chúng ta tự hỏi mình rằng “Nếu Chúa Giê-su đã bẻ chính mình ra vì tình yêu dành cho tôi, thì có thể Người đang mời gọi tôi  bẻ nát cuộc đời mình ra vì tình yêu dành cho Người?”

Câu trả lời cho câu hỏi này rõ ràng sẽ dẫn chúng ta tới niềm đam mê của chính mình được cảm nghiệm trong suốt ngày sống, khi ấy chúng ta vui mừng nói mỗi khi có dịp: ‘Lạy Cha, xin đừng theo ý con nhưng xin cho ý Cha được thể hiện trong cuộc đời con!’ Nếu chúng ta cũng có thể sống điều này một cách trung thành như Chúa Giê-su đã làm, cho đến khi Người đổ hết giọt máu cuối cùng, bấy giờ chúng ta sẽ trở nên những Hội viên Chầu thực sự. Vì Chúa Giê-su muốn những  Hội viên Chầu không chỉ dâng cho Người một vài lời an ủi, nhưng đúng hơn là công trình cứu độ của Người có thể tiếp tục và đến được với tất cả nhân loại. ‘Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một người mục tử’ (Ga 10,16).

Bây giờ, Chúa Giê-su đã đến để tẩy xóa mọi tội lỗi của thế gian. Trong Kinh Thánh, tội lỗi được diễn tả như “sự không vâng phục” (St 3,1-12). Vì thế, nếu tội lỗi là sự không vâng phục, thì con đường duy nhất để Chúa Giê-su có thể tẩy xóa tội lỗi của thế gian chính là sự vâng phục. Và nếu chúng ta tiếp tục công trình cứu độ của Người, thì điều ấy chỉ có thể thực hiện được bằng việc kết hợp sự vâng phục chân thành của chúng ta với sự vâng phục của Người và dâng nó lên Chúa Cha. Đây là tất cả những gì Chúa Giê-su mời gọi chúng ta khi Người nói ‘Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy!’. Thánh Lễ của chúng ta, việc cầu nguyện trước Thánh Thể của chúng ta và cuộc sống thực sự của chúng ta cũng phải diễn ra y như vậy. Mặc dù không được diễn tả bằng những thuật ngữ này, nhưng chắc chắn đây là điều cha Eymard muốn chuyển tải bằng ngôn ngữ của chính mình, phù hợp với thời đại mà cha sống.