Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 01 ngày 04

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

 

“Hãy tìm cho tôi một vài người nhiệt huyết trong số các học sinh của ngài để phục vụ Hội Dòng mới” [gửi cho l’Abbe Bramerel, tháng 11 năm 1854]

Ý thức sâu xa về việc được tuyển chọn cũng như được trao phó một cách đặc biệt sứ vụ loan báo tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho mọi người dưới hình thức nhân loại, cha Eymard đã mau chóng khám phá ra rằng cha phải đối diện với một nhiệm vụ khó khăn. Như chính Chúa Giê-su đã phán “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít…” (Mt 9,37), vì thế cha Eymard cũng mời gọi các bạn hữu thân thiết của mình, những người mà cha biết rằng sẽ hiểu được những ý định của cha và tính khẩn thiết đằng sau những ý định ấy, gửi đến cho cha những tân binh đầy nghị lực; vì thế cha hy vọng sẽ hình thành một trung tâm của “những người nhiệt huyết” theo đuổi lý tưởng là được trở nên những sứ giả của tình yêu.

Thật không may là trong suốt cuộc đời của cha, kinh nghiệm của cha về vấn đề này không khác gì với chính Đức Giê-su, cũng như với chính chúng ta ngày nay. Trong mọi trường hợp, những người được tuyển chọn đã không gia tăng như điều mong ước. Đối với cha Eymard, chỉ những ai xứng đáng và hiệu quả mới là những người, giống như cha, được  trao cho sứ vụ này để họ sẵn sàng hy sinh mọi sự, kể cả cuộc sống mình vì sứ vụ đó. Thực tế, điều đó có nghĩa là không thể bỏ qua “lời khấn bản vị” mà chính cha đã cam kết dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Tuy nhiên, cha không bao giờ áp đặt lời khấn này trên các môn sinh của mình, vì cha hiểu rằng đó là một ân huệ đặc biệt được Chúa Cha ban tặng cho một số người.

Tuy nhiên cần chú ý rằng mặc dầu những mong muốn của cha hoàn toàn chính đáng và phù hợp với việc bày tỏ tình yêu của chính cha đối với Đức Ki-tô, nhưng Thiên Chúa lại không muốn “cả thế gian này” được đốt nóng bằng sự đáp trả đầy yêu thương đối với quà tặng tình yêu quảng đại của Ngài. Lý do giải thích điều này thật rõ ràng. Tình yêu không thể bị ép buộc và cho tới khi người ta nhận ra, thì có lẽ phải qua một kinh nghiệm sâu sắc và cá nhân, những ẩn ý trong tình yêu vô điều kiện của Chúa Cha dành cho người ấy, thì sự kết hiệp với Đức Ki-tô của người ấy sẽ mãi là một điều gì đó hết sức hời hợt. Chính Đức Giê-su đã phán: “Không ai có thể đến với Thầy mà không được Chúa Cha lôi kéo” (Ga 6,44/45); khi ấy việc được mời gọi vào sứ vụ của tình yêu cũng là một ân huệ cao cả và đặc biệt từ Chúa Cha. Nhưng điều này khôngmiễn cho cha Eymardkhỏi những nỗ lực cần thiết để đến với tất cả mọi người.

Tuy thế, chẳng bao lâu khi một người nào đó nhận ra được ý nghĩa sâu xa mà ân huệ này muốn ám chỉ tới: một sự thinh lặng tuyệt vời trong tất cả những sự thinh lặng tác động đến con người thời đại chúng ta, nhưng dần dần người ta lại rơi vào sự đam mê của cải vật chất, quyền lực và thành công ở trần thế, phóng túng vào việc cai trị nhẫn tâm và bóc lột người khác- chẳng lẽ người ta lại có thể quay mặt đi và tận hưởng tài sản này chỉ cho riêng mình? Thay vào đó, theo lẽ tự nhiên người ta sẽ được thảnh thơi, an nhàn thư thái, nghĩ ra những cách thức và phương tiện tài tình để chuyển tải ‘chân lý’ thực sự đến với những người xung quanh, đặc biệt là những người mà họ quan tâm đến. Và trong công việc khó khăn này, đau khổ sẽ không quá lớn, không đòi hỏi nhiều nỗ lực- tất cả là vì tình yêu mà người ta bày tỏ ra đối với Ông chủ.