Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 01 ngày 06

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ         

 

(Giờ Chầu Thánh Thể đầu tiên tại Paris, năm 1857)

“Nếu lửa không cháy sáng, thì ngọn lửa sẽ tàn lụi.” [Tĩnh tâm tháng, 11/1860]

Lời khẳng định này của cha Eymard chẳng khác gì một ý nghĩa thông thường cả- thế nhưng làm thế nào chúng ta nhận ra ý nghĩa của nó trong chính đời sống cầu

nguyện cá nhân của chúng ta một cách thâm sâu? Nhìn chung cần lưu ý rằng sự nhiệt tình mà chúng ta có trong suốt thời gian nhà tập cũng như những ngày đầu của đời linh mục, thì mãnh liệt hơn những gì được minh chứng trong những năm tiếp theo. Trong khi lửa tình yêu cần được gia tăng trong thời kỳ thuận lợi, thì Cuộc Sống lại cho chúng ta thấy rằng nó ngày càng suy giảm đi- tỉ lệ nghịch với số năm chúng ta trải qua!

Lý do của việc này thì vô số kể. Có một điều là Cái Tôi nơi chúng ta quá khôn khéo và xảo quyệt đến nỗi nếu chúng ta không cẩn thận và kiên nhẫn trong việc bứng tận gốc nó đi, thì nó sẽ gia tăng thay vì giảm bớt. Chúng ta không biết Cái Tôi sẽ thay thế những mục tiêu và mục đích trong kế hoạch và lịch trình của chúng ta, khiến chúng ta chỉ kết thúc ở việc mở rộng “vương quốc” của chính chúng ta hơn là Nước của tình yêu, điều mà chính chúng ta đã cam kết ngay từ đầu. Cái Tôi vẫn ẩn giấu nơi chúng ta làm cho ngọn lửa dần dần và hoàn toàn tàn lụi.

Một lý do khác có thể là khi thời gian trôi qua, chính chúng ta bị lôi kéo vào những hoạt động hấp dẫn bên ngoài- và vì điều này thường hướng đến thành công, tán tụng, công khai,… nên chúng ta sớm nghiện ngập vì nó và rất khó để gỡ bỏ khỏi những điều này. Thậm chí khi Chúa ép buộc chúng ta thoát khỏi tình trạng tội lỗi, thất bại hay bất kể điều gì khác, thì nhìn chung chúng ta đoan chắc rằng chúng ta lại ‘ngựa quen đường cũ’ bao lâu có thể. Chúng ta nhớ rằng điều này cũng thường xảy ra nhiều lần trong cuộc đời của cha Eymard. Cha đã làm việc với ý muốn tốt và những ý hướng ngay lành, thế nhưng trong suốt Kỳ đại Tĩnh tâm ở Rô-ma, chính cha đã nhận ra mình là ‘một kẻ bắt bớ’ Đức Ki-tô (‘Sao-lô, Sao-lô, sao ngươi bắt bớ Ta? Cv 9,4). Chính sự cô tịch và thân mật của cha trong suốt kỳ tĩnh tâm, cũng như việc đánh mất ‘dự án vĩ đại’ để có được Phòng Tiệc Ly, có lẽ đã hình thành nơi cha ước muốn để ‘làm cho Đức Giê-su những gì mà Đức Giê-su đã làm cho Chúa Cha!’

Thật không may, cha chỉ có vỏn vẹn ba năm ngắn ngủi để chỉ cho chúng ta thấy cha đã thắp lửa tình yêu nơi cha như thế nào. Trong suốt những năm này, mỗi phút giây đều có giá trị. Một minh chứng mạnh mẽ về sự nhận thức này nơi cha chính là sự kiện: vào cái đêm mà cha hủy bỏ chuyến đi đến Grờ-nốp trước khi đến La-mure lần cuối, chúng ta biết rằng cha đã viết 17 lá thư hướng dẫn đường tâm linh gửi cho nhiều người. Có lẽ nên biết rằng những lá thư này sẽ là những trao đổi sau cùng của cha với một vài người được chọn, không nghi ngờ gì, cha đã giữ những lá thư này trong một thời gian ngắn, nhưng chúng ta không thể quên rằng trong giai đoạn ấy cha là một bệnh nhân rất đáng yêu!

Chúng ta đã thắp lửa tình yêu nơi mình: trong lúc cầu nguyện, làm việc, giao tiếp với người khác như thế nào? Sự chối bỏ, thất bại, khiêm hạ,… có đem chúng ta xích lại gần hơn với Thiên Chúa; những điều này có phải là ‘một lời mời gọi thức tỉnh’? Chúng ta có cảm thấy sức nóng của tình yêu bừng cháy nơi chúng ta trước khi người khác cũng nhận ích lợi từ hơi ấm của tình yêu?