Kn 18, 6 – 99; Lc 12, 32 – 48
Chủ Đề: Can đảm, tín thác chờ đón thời điểm giải cứu mà Thiên Chúa đã hứa
-
Kn 18, 6: Đêm vượt qua đã báo trước cho cha ông chúng con. Để khi biết chắc lời hứa mình tin là lời nào, các Ngài thêm can đảm.
-
Lc 12, 32. 40 Đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em… Vậy anh em hãy sẵn sàng.
Chúng ta bước vào chúa nhật 19 c mùa thường niên. Lời Chúa hôm nay mời gọi các tín hữu hãy tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa; Tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã đoan hứa; Đồng thời phải có thái độ sống thích hợp theo đường lối Chúa trong khi chờ đợi.
Phần Thiên Chúa, Người đã có một dự định cứu độ nhất quán, xuyên suốt từ tạo thành vũ trụ cho đến ngày tận thế. Chắc chắn Người sẽ hoàn tất! Tuy nhiên nơi Thiên Chúa thể hiện ra dự định cứu độ đó lại là dòng thời gian. Và đối tượng được hưởng dự tính cứu độ đó là con người với kiếp sống chỉ trong 100 năm; nhất là thái độ đáp trả của con người không thuần nhất, những thăng trầm thất thường khiến Chúa phải uyển chuyển để mọi người đều có cơ may nhận được ơn cứu độ. Vì thế nếu hoàn cảnh cụ thể chúng ta đang sống chẳng may rơi vào thời điểm mà những nét tiêu cực trổi vượt hơn, lấn lướt đè chìm những yếu tố tích cực khiến giai đoạn chúng ta đang sống phải chịu nhiều khốn đốn, thì đừng vì thế mà nản lòng không còn tin cậy, phó thác vào lời hứa của Thiên Chúa nữa.
Về phía con người, Lời Chúa hôm nay chú trọng vào thái độ tin cậy, phó thác, tin chắc rằng Thiên Chúa công minh sẽ hoàn tất lời hứa LÚC NÀO – CÁCH NÀO – Ở ĐÂU là tùy vào sự khôn ngoan, tình yêu thượng trí của Người. Lòng tín thác đó sẽ là động lực hữu hiệu giúp kẻ tin vượt mọi thử thách, dám SỐNG NGAY TRONG GIÂY PHÚT CÒN NHIỀU TĂM TỐI CỦA HIỆN TẠI thánh ý của Thiên Chúa cho từng người, cho cộng đoàn … chúng ta.Dám đảm nhận trách nhiệm Chúa trao trong hiện tại; Dám sống niềm vui thực thi ý Chúa ngay giữa cảnh thế sự thăng trầm này.
Bài đọc 1: trích từ sách Khôn ngoan, tác phẩm được viết cuối cùng của bộ cựu ước. Tác giả là một người Do thái đạo đức, am hiểu kinh thánh lẫn nền văn hóa Hi lạp, ngụ cư tại thành phố hoa lệ Alexandria bên Ai cập. Đối tượng chính, ông nhắm đến là cộng đoàn Do Thái kiều sinh sống khá đông trong thành phố này. Họ đang bị nền văn minh hiện đại lôi cuốn, có nguy cơ lãng luật lệ tổ tiên. Bất trung với Thiên Chúa. Dấu chỉ rõ nét là họ không còn đọc hiểu được tiếng Hip ri nữa, cho nên tác phẩm này phải được viết bằng tiếng Hi lạp. Tác gải muốn bảo vệ dức tin và truyền thống cha ông của dân tộc ngay tại quê người.
Đề làm được việc đó, ác giả đã đọc lại hai biến cố nền tảng trong quá khứ đã tạo nên dân Do Thái: *Trong câu 6, tác giả kín đáo nhắc nhở lại việc Thiên Chúa báo trước cho tổ phụ Abraham biết rằng hậu duệ của ông sẽ phải trải qua một giai đoạn nô lệ ở Ai Cập, nhưng Chúa cũng hứa là ra tay giải cứu họ (x. St 15, 13- 14) …và đúng như thế, dân Do Thái đã phải nô lệ Ai CẬP hơn 400 năm và có nguy cơ tuyệt chủng (x. 1, 1- 22). *Qua câu 7 tác giả đề cập đến việc Thiên Chúa ra tay giải cứu: Thiên Chúa tiêu diệt kẻ thù, giáng án phạt xuống đối phương, làm cho dân Chúa được rạng rỡ… (x.Kn 18, 7b – 8).
Phần dân Chúa, họ tin vào Lời Chúa, họ trông đợi đêm ấy (18, 7a) và nhất là với lòng trông cậy, phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, họ đã tuân lệnh Chúa: can đảm cử hành nghi lễ Vượt Qua, họ đã “ âm thầm dâng lễ tế trong nhà” (18 ,9b), ngay trong đất Ai Cập, bất chấp lệnh cấm đi tế lễ cho Chúa (x. Xh 5, 1- 2) và sự áp bức ngày càng nặng của Pharao đè nặng trên dân (x. Xh 5, 6- 14). Dân đã sống thân phận con người tự do ngay trong đất nô lệ diệt chủng: họ cử hành lễ Vượt qua như một giao ước , họ cam kết tuân giữ luật Chúa ,đồng tâm nhất trí, phúc họa cùng chia và ca vang lời ca tán dương Thiên Chúa (x. Kn 18 ,9)
Đó chính là bài học mà bài đọc 1 gởi cho chúng ta là những người không ở trong dất Ai Cập; Nhưng chúng ta đang ở trong một thế giới chạy theo lạc thú lãng quên Thiên Chúa: Hãy trung tín liên kết với nhau, giúp nhau tuân giữ luật Chúa để được hưởng Đất Hứa vĩnh cửu là Nước Trời.
Torn bài đọc Tin Mừng, điều mà Thiên Chúa hứa ban Nước Trời. Nước Trời Chúa hứa không là vùng đất phải đi tranh dành với kẻ khác, mà là gia sản Cha đã dành sẵn cho đoàn con (x. Lc 12, 32 so Mt 25, 34). Và để hưởng được vĩnh phúc tương lai ấy, thì hãy bắt chước các tổ phụ lành thánh, dám thực thi Lời Chúa, liên kết với nhau, sống trước, cử hành trước niềm vui được làm Dân Chúa ngay trong cõi thế này. Vào việc làm cụ thể mà Tin Mừng hôm nay ân cần nhắc nhở chúng ta là:
1/ Ý thức cuộc sống chóng qua nhiều khổ lụy này không phải là quê hương vĩnh cửu, do đó hãy tích lũy kho tang trên trời bằng cách bán hết tài sản đời này rồi đem bố thí ( 12,33 -34)
2/ Hoàn thành ngay trong phút giây hiện tại mọi sứ vụ được Chúa trao: hãy luôn sẵn sàng ở tư thế CHỜ CHỦ VỀ, VÌ CHỦ VỀ BẤT NGỜ, để đáp trả kịp thời mọi điều Chủ muốn (12, 35 -40) ; và khi chủ vắng, hãy hoàn tất cách trung tín mọi bổn phận đã được trao (12 ,41 -44).
3/ cuối cùng là một lời cảnh giác dành cho các môn đệ, nhất là cho hang lãnh đạo: được ban cho nhiều (hay ít) thì sẽ bị đòi nhiều ( ít) ( 12 ,48b).
Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho mọi tín hữu biết đọc lại lịch sử cứu dộ, nhận ra trong đó đường lối, cách thức hành động của Thiên Chúa và cam đảm tin tưởng phó thác cho Chúa: sống ngay trong hiện tại niềm vui, phúc lộc cánh chung; nếm cảm trước hồng ân Nước Trời ngay giữa trần thế còn lắm gian truân này . Chính nhờ niềm tin, cậy, phó thác này mà những cực nhọc của lộ trình hồi hương vẫn là niềm vui vì biết chắc đích tới là GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ.
Frères Đình Long FSC