“Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp…. (Lc 13, 24). Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa” (13, 29).
Lời chúa hôm nay đề cập đến tính phổ quát của ơn cứu độ.
Bài đọc một mở đầu bằng lời loan báo ngay từ trong Cựu Ước dự tính cứu độ phổ quát của Thiên Chúa: “Ta sẽ đến tập trung mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ, họ sẽ đến và được thấy vinh quang của Ta” (Is 66, 18). Và trong bài đọc Tin Mừng, Đức Giêsu cũng khẳng định: “thiên hạ sẽ từ đông, tây, nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa” (Lc 13, 29). Thế nhưng ngay trước đó, Đức Giê su lại đứa ra hai tuyên bố tưởng chừng là mâu thuẫn với tính phổ quát đó:
-
“Hãy chiến đấu để qua CỬA HẸP mà vào vì….có nhiều người sẽ tòm cách vào mà không thể được” (Lc 13, 24).
-
Sẽ có lúc “chủ nhà đứng dậy và khóa cửa lại”, lúc đó ai đến trễ sẽ bị bỏ ở bên ngoài (x. Lc 13, 25 – 27).
-
“Cửa hẹp”, “người lại quá đông”, “ khoảng thời gian vào cửa lại giới hạn”, rồi chủ nhà lại từ chối phũ phàng thì làm sao ơn cứu độ là PHỒ QUÁT được?
Ở đây, Đức Giêsu không nói tới SỐ LƯỢNG! Người ta hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” (13, 23). Đức Giêsu không trả lời trực tiếp câu đó mà Người chuyển câu đáp của Người qua lãnh vực vực CHẤT LƯỢNG: để vào được NƯỚC TRỜI,vấn đề cần quan tâm là PHẢI LÀM GÌ chứ không phải là biết số lượng. Vì vậy Lc 13, 24 không hề nói đến một cánh cửa vật chất mà toàn thể nhân loại phải bước qua ( làm gì có được một cái cửa vật chất như thế cho nhân loại mọi thời mọi nơi?); Còn Lc 13 ,25 -27 không hề nói tới một khoảng thời gian qui định nào trong dòng lịch sử. Nhưng đó là cách nói nhằm diễn tả một thái độ sống mà mỗi cá nhân phải có trước những đòi hỏi của Nước Trời. Đức Giêsu không đề cập đến con số nhiều ít hàm ý rằng ơn cứu độ không loại trừ ai, và câu 26 cũng cho thấy ơn cứu độ không hề ưu đãi , thiên vị ai: không thể dựa vào sự quen biết bà con lối xóm, dòng tộc, thân thế rồi tưởng rằng đương nhiên mình được cứu độ. Người Do Thái bị rơi vào trường hợp này: Họ tưởng rằng đã là dòng Abraham, đương nhiên họ được cứu độ (x. Lc 3, 8 – 9); từ đó họ mang nơi mình mặc cảm được yêu tiên, dành riêng ơn cứu độ cho phe nhóm, địa phương họ thôi( x. Lc 9, 49- 56). Đức Giê su điều chỉnh lại: ơn cứu độ là phổ quát (x. Lc 13, 29), bất kỳ ai đáp trả lại những hướng dẫn do Đức Giêsu mang đến đều được ơn cứu độ. Các câu 13, 24 – 27 mà chúng ta tưởng rằng mâu thuẫn với tính phổ quát của ơn cứu độ, thì thật ra đó là những chỉ dẫn mà mỗi cá nhân lẫn tập thể phải theo để ơn cứu độ phổ quát dành sẵn cho MỌI NGƯỜI sẽ trở thành PHẦN GIA NGHIỆP, PHẦN THỪA KẾ của tôi (x. Lc 10, 25). Điều mà Tin Mừng hôm nay đề nghị những ai theo Đức Giêsu phải làm là:
-
“ Hãy chiến đấu…” : ơn cứu độ mở ra cho tất cả mọi người, nhưng các yếu tố gây cản trở cho con người đến được với ơn cứu độ vẫn còn nguyên : ma quỷ, các khuynh hướng xấu, những ý định so bì ganh tỵ loại trừ tha nhân… ; Cần phải dũng mạnh để vượt thắng những cản trở đó (x. Lc 16, 16) để dám đón nhận và đến với “cửa hẹp”.
-
“để vào cửa hẹp”: đây là cách nói biểu tượng diễn tả những nét đặc thù bó buộc của ơn cứu độ mà bất kỳ ai muốn đón nhận phải đáp ứng. Có thể so sánh với việc đi du lịch nước ngoài: việc du lịch nước ngoài được mở ra cho mọi người và được khuyến khích, thế nhưng ai muốn đi, phải qua “cửa hẹp” là có hộ chiếu, có nhập cảnh, không đang ở trong tình trạng vi phạm pháp luật… Vậy “vào cửa hẹp”: không phải là những cản trở, nhưng là những cản trở, nhưng là những HƯỚNG DẪN, nhưng TƯ VẤN HỮU ÍCH và RÕ RÀNG của Nước Trời , được báo trước cho dân của Nước Trần Gian phải chuẩn bị sẵn để đến ngày “ đi du lịch” tới thì các du khách đã sẵn sàng sẽ dễ dàng qua “ cửa hẹp”
“cửa hẹp” mà Đức Giê su muốn chúng ta phải chuẩn bị để bước qua là những gì? Nhắc lại Đức Giesu đang trả lời cho người Do Thái đang lầm tưởng rằng chỉ có tuyển dân (số ít) được cứu phải không? Giesu thức tỉnh họ:
Cây vả (ám chỉ dân Do Thái) phải sinh trái ( tức là tin vào Đức Giêsu ) chứ không chỉ có lá xum xuê (ám chỉ cắt bì , giữ luật Môse) thì ích lợi gì? Bản văn Lc 13, 7 nói “đã ba năm mà không có dấu gì sẽ sinh trái” Rõ ràng ám chỉ thực tế Đức Giêsu đã rao giảng ba năm mà người Do Thái vẫn cứng lòng. Lời cảnh cáo hãy trở thành những dấu cấp bách mà Đức Giêsu mà Đức Giêsu muốn gởi tới những ai đang theo Người: Không phải cứ “Chực cắt bì”, “ được rửa tôi” là ĐƯƠNG NHIÊN, sống như Người con hiếu thảo luôn lấy ý Cha làm lẽ sống cho mình … (x. Lc 13, 26 -27 ; Mt 7, 22 – 23; Mt 21, 28 -32); không ích kỷ đòi giữ ơn cứu độ cho riêng mình, so đo công đức …(x. Mt 20, 1 – 16). Nói chung “cửa hẹp” chính là đường Thập Giá mà mỗi người phải đi theo gương Đức Giêsu MỖI NGÀY ( Lc 9, 23)
-
Phải đúng thời đúng buổi: tới trễ là Chủ “khóa cửa lại”. Phổ quát không có nghĩa là lề mề. Đã được ghi tên vào danh sách các du khách, được hướng dẫn làm mọi thủ tục; Đến ngày ra sân bay, hộ chiếu , giấy thị thực CHƯA CÓ thì sao? Trong dụ ngôn “cây vả không sinh trái” Lc13, 8 nhắc: Chủ gia hạn MỘT NĂM nữa để sinh trái… cuộc đời chúng ta có giới hạn! Phải hoàn tất mọi điều cần chuẩn bị NGAY Ở ĐỜI NÀY để vào được “cửa hẹp”. Mọi sự đều vô ích khi cái chết ập tới! Để vào “cửa hẹp” không có vấn đề “ĐỐI PHÓ”. Phải chuẩn bị suốt đời!
Vậy Lc 13, 24 – 27 không phải là những cản trở tính phổ quát của ơn cứu độ! Đó là những TƯ VẤN CẤP THIẾT mà Đức Giêsu bảo ai muốn theo Người PHẢI LÀM NGAY để khi GIỜ THẬP GIÁ tới, chúng ta có ĐỦ GIẤY TỜ HỢP PHÁP BƯỚC QUA CỬA KHẨU hưởng niềm vui Nước Trời mà Chúa ban cho mọi người trong ĐỨC GIÊSU.
Frères Đình Long FSC