NĂM THÁNH DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM DTT THẾ GIỚI HIỆN DIỆN TRÊN ĐẤT VIỆT
MỜI ACE GĐ TT HÃY SUY NIỆM TƯ TƯỞNG CỦA THÁNH TỔ PHỤ Ê-MA DỰA TRÊN LỜI CHÚA NƠI PHÒNG TIỆC THÁNH QUA 89 BÀI GẪM
CHIẾC GIƯỜNG ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI – CHÍNH CHIẾC LÀ GIƯỜNG… BỆNH! và MƯỜI SỰ THẬT KINH NGẠC VỀ TRÁI TIM
“Tôi đã học được cách làm cho Thánh Thể trở thành tâm điểm của đời tôi, và tôi đã trưởng thành trong tình yêu sâu thẳm của Đức Giê-su nơi Thánh Thể” (Thánh Eymard)
SUY NIỆM 01
(Trong suốt đợt tĩnh tâm để chuẩn bị vào nhà tập, cha Eymard đã suy niệm về Hiến luật của Dòng Đức Mẹ). “Tôi cảm thấy một hấp lực mạnh mẽ để sống theo cuộc đời của Đức Trinh nữ Maria, và học theo sự vâng phục cũng như tình yêu tận hiến của Mẹ… Tôi sẽ… lên trời để có được tinh thần của Hội dòng Đức Mẹ.”
Hầu hết các Kitô hữu trên khắp thế giới đều tỏ lòng sùng kính mạnh mẽ đối với Đức Trinh Nữ Maria, nhưng thường thì Mẹ chỉ được xem như phương tiện và sự bảo đảm cho chỗ đứng của chúng ta trên Nước Trời. Hiếm khi ta bắt gặp được một Kitô hữu nào (người Kitô hữu chân chính) biết nhìn vào những phẩm chất cao đẹp của Mẹ (đặc biệt là niềm tin của Mẹ_niềm tin đã dẫn đến sự vâng phục và tình yêu của Mẹ) để bắt chước những phẩm chất ấy. Kết quả của việc sùng kính đối với Đức Maria cho phép chúng ta trở nên những đứa con thơ luôn bám lấy áo của Mẹ. Hơn nữa, chính Chúa đã ban Đức Mẹ cho chúng ta, đặc biệt Công Đồng Vaticanô II tuyên bố Đức Mẹ là Mẹ và là mẫu gương của Hội thánh. Có ý nghĩa gì khi cho rằng bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời Mẹ cũng như việc Mẹ đã cố gắng đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa với hết cả tâm hồn, thì cũng sẽ xảy ra đối với chúng ta. Nếu sự đáp trả của chúng ta cũng giống như Đức Maria, thì Mẹ sẽ trở nên mẫu gương cho chúng ta. Hành trình thiêng liêng của Đức Maria được khởi đi từ lời mời gọi trong biến cố Truyền Tin. Mặc dù Mẹ không hoàn toàn hiểu hết những ẩn ý bên trong lời mời gọi của Thiên Chúa khi muốn Mẹ trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ đã vượt qua sự ngờ vực để rồi chấp nhận Thánh ý của Thiên Chúa một cách vô điều kiện: “Tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa, xin hãy làm cho tôi như lời của ngài”. Không một chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng Đức Maria đã đi ngược lại với lòng quảng đại mà Mẹ đã tự nguyện dâng hiến. Mẹ đã có thể vâng phục Thiên Chúa, dù cho điều đó rất mập mờ và mong manh, vì niềm tin và tình yêu mạnh mẽ của Mẹ. “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả… Danh Người chí thánh chí tôn. Người đã đoái thương nhìn đến phận hèn của tớ nữ Người…!” (Lc 1,48-49). Đức Maria tin rằng bất cứ điều gì xảy đến với Mẹ đều là một sự diễn tả về tình yêu của Thiên Chúa, vì thế Mẹ phải cộng tác với tình yêu ấy bằng cả tâm hồn.
Lời khiển trách mà Đức Giêsu đã nói với Mẹ khi Mẹ can thiệp tại tiệc cưới Cana vì thấy thiếu rượu, có lẽ gây sửng sốt đối với Mẹ. Nhưng điều đó hoàn toàn không làm Mẹ ngã lòng. Trái lại, Mẹ đã đến nói với các đầy tớ và dặn họ làm theo những gì Đức Giêsu yêu cầu. Và niềm tin của Mẹ đã được tưởng thưởng. Hơn nữa, tình yêu của Mẹ không chỉ dừng lại ở lời nói. Vì chính Đức Giêsu đã phán rằng: “phúc thay những ai biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành” (Lc 11,27). Đức Maria đã trung thành với tất cả những mệnh lệnh của Chúa Cha, ngay cả khi phải chịu thử thách là thông phần đau khổ với Đức Giêsu trên đường tiến về Calvario và đứng dưới chân thập giá để chứng kiến sự đau khổ tột cùng của con mình. Mẹ vẫn đặt trọn niềm xác tín của mình vào lòng nhân từ và tình yêu của Thiên Chúa, dù cho điều đó dường như là quá khó để có thể hiểu được tình yêu đã được diễn tả qua cuộc khổ hình tàn ác. Cha Eymard, với một cảm thức tâm linh nhạy bén, đã tìm được hai trong số những phẩm chất của Đức Maria để noi gương bắt chước. Chúng ta biết rằng những gì diễn ra trong cuộc đời của cha cho thấy cha có một lòng sùng kính cá nhân và sâu sắc đối với Mẹ, nhưng luôn theo đường lối của tình yêu và sự vâng phục. Thậm chí sau khi sáng lập Hội Dòng Thánh Thể, cha cam đoan rằng cha đã đặt Bản dự thảo về luật sống dưới chân Đức Mẹ, để xin Mẹ hướng dẫn và can thiệp vì cha không muốn bất cứ điều gì, một cách nào đó, đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa.
SUY NIỆM 02
“Tôi cũng sẽ phải học sao cho biết cách nói chuyện với những tâm hồn. Tôi đã tâm niệm điều này suốt cuộc đời tôi” (Suy niệm trong những ngày đầu của đời linh mục).
Với tầm nhìn xa hơn, cha thánh nhận ra rằng Lời Chúa không chỉ tác động đến lý trí, nhưng còn tác động đến con tim. Khi chúng ta chỉ giới hạn Lời Chúa trong phạm vi của trí óc, thì chúng ta mau chóng kết luận rằng ‘sự hiểu biết sinh lòng kiêu ngạo’. Như thánh Phaolo đã nhận định trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinto “Sự hiểu biết sinh lòng kiêu ngạo, còn tình yêu thì xây dựng” (1Cr 8,1) và sự hiểu biết này chẳng góp phần vào sự trưởng thành trong đời sống tâm linh. Thực sự, cái làm nên sự khác biệt chính là sự đụng chạm đến con tim, và ở đây hạn từ “con tim” không chỉ mang ý nghĩa là trạng thái của những cảm xúc, nhưng là phần cốt lõi, trung tâm sự sống của con người; nó chi phối những quyết định mà con người đưa ra. Nếu con tim không được sưởi ấm và gợi hứng bởi sự khám phá những kỳ công của Thiên Chúa, những điều không thể tin được, thì sẽ chẳng có gì thay đổi trong cuộc đời của chúng ta cả. Không có sự tiến triển nào trong mối dây kết hiệp cùng Thiên Chúa cũng như trong cách cư xử với những người đi theo chúng ta.
Thế nhưng, việc cư xử với nhau bằng chính con tim thì không phải là một chuyện dễ dàng. Giải thích một điều gì đó bằng lý trí thì dễ dàng hơn là nói bằng chính con tim, vì nó đòi hỏi kinh nghiệm cá nhân về những điều mà người nói muốn đề cập đến. Vì thế, tiến trình này diễn ra như sau: Trước tiên, người ta cần ngồi dưới chân thầy chí Thánh để học hỏi Lời Chúa, và chỉ khi ấy người ta mới có thể truyền đạt lại những gì mình đã học được cho người khác. Chỉ khi nào những hiểu biết sâu xa và những khám phá của người ấy được nhìn nhận một cách thích hợp đối với đời sống thực hành Ki-tô giáo, thì khi đó người ấy mới có thể giới thiệu cho mọi người về những cách thế thực sự thúc đẩy và gây cảm hứng cho họ hành động trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Để nói với những tâm hồn, đòi hỏi chúng ta phải sử dụng những hình ảnh bằng lời nhiều hơn là những khái niệm trừu tượng; những từ khơi lên cảm giác hơn là những sự kiện và số liệu khô khan. Vì vậy khi nói đến tình yêu của Thiên Chúa được diễn tả trong sách Hô-sê (11,1-4) giống như một người cha đầy tình thương cúi xuống gần đứa con để đút cho nó ăn và nâng nó lên để áp vào má mình, thì hình ảnh này sưởi ấm tâm hồn nhiều hơn là việc chỉ nói rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và làm cho chúng ta trở nên con cái của Người! Kinh Thánh còn kể lại cho chúng ta về những cảm xúc của Thiên Chúa: “Hỡi Epraim, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi It-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành! Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma, để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được, Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Ép-ra-im nữa, vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm” (Hs 11,8-9), hình ảnh Thiên Chúa đấu tranh với chính mình khi đưa ra một phán quyết cứng rắn để trừng phạt hay tha thứ cho dân Người, làm cho chúng ta càng nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta thật sâu thẳm và chân thật dường nào. Chỉ khi nào cảm nếm được tình yêu ấy qua nhiều ví dụ minh họa như vậy, người ta mới ao ước là không từ chối Chúa bất cứ điều gì. Câu trả lời của chúng ta cũng giống như điều mà Thánh Vịnh đã viết: “Một ngày tại khuôn viên thánh điện quý hơn cả ngàn ngày” (Tv 84,10) hay như thánh Phê-rô đã xác tín: “Lạy Thầy! chúng con biết theo ai, vì Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Quả thật đây là một sứ vụ tuyệt vời mà các linh mục được mời gọi để dấn thân, và thật buồn thay khi còn quá ít linh mục sẵn sàng hy sinh thời gian cho sứ vụ rao giảng Lời. Cha Eymard đã nhận ra tầm quan trọng lớn lao của công việc này khi là một linh mục, và cha đã chân tình khuyên người khác làm như vậy!
SUY NIỆM 03
(Sau cùng, khi nhận ra ước mơ của mình và thực hiện lời hứa với Chúa Giê-su khi được thụ phong linh mục vào ngày 20 tháng 7, cha đã dâng thánh lễ đầu tiên tại nhà thờ Notre Dame thành L’Osier vào ngày 22 tháng 7, nhằm ngày lễ kính thánh nữ Maria Madalena. Ngay khi bắt đầu công việc mục vụ, cha nhận ra rằng tôi sẽ) ‘trước hết nuôi sống bản thân tôi bằng Thánh Kinh và Thánh Thể, rồi sau đó tôi sẽ nuôi dưỡng người khác’.
Trong khi tìm cách dâng lên Thiên Chúa tất cả những gì mình đã nhận được, cha Eymard đã có thể tập trung vào những điểm chính yếu. Cha nhận ra rằng một linh mục mà không gắn bó với Lời Chúa, thì sẽ không thể hoạt động một cách hiệu quả được. Lý do đơn giản là vì nếu không có kiến thức cũng như không hiểu biết Thánh Kinh, thì quả thực người linh mục sẽ không thể biết được những kế hoạch của Thiên Chúa dành cho dân Người. Chính trong Thánh Kinh mà người ta khám phá ra Thiên Chúa yêu thương dân Người thế nào, Người muốn ban muôn ơn phúc xuống trên họ thế nào, và đâu là những cách thế mà Thiên Chúa dùng để lôi kéo dân Người. Và vì thế, cha Eymard đi đến quyết định là: trước tiên, phải nuôi dưỡng chính bản thân mình bằng Lời và thậm chí khi bắt tay vào công việc này, cha cảm thấy vô cùng thích thú với những tác phẩm của thánh Phao-lô và thánh Gioan. Hai tác giả này đã dẫn cha đi sâu vào mầu nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa.
Ngay cả khi là một cha phó trẻ ở Chatte, cha đã thực hành việc đọc Kinh Thánh mỗi ngày và dùng những đoạn văn đầy cảm xúc để cầu nguyện. Ở đây, chúng ta lại thấy rằng việc đọc Kinh Thánh của cha không phải là điều để cha có thể tự hào mà nói rằng mình đã đọc xong toàn bộ cuốn Kinh Thánh, cũng không phải để nắm bắt được những chân lý cao siêu. Cha tha thiết tìm đến căn nguyên của tất cả mọi sự. Cha rất cẩn thận trong mọi việc mình làm. Và cha đã đạt được tất cả những điều ấy mà không cần đến sự trợ giúp của những sách chú giải, cũng như những bản dịch khác vốn có sẵn trong thời đại của chúng ta!
Một nguyên tắc thực hành khác mà cha Eymard đã tình cờ bắt gặp, đó là: cách tốt nhất để làm phong phú thêm vốn hiểu biết của bản thân chính là việc chia sẻ Lời Chúa cho người khác. Vì qua việc chia sẻ, người ta sẽ hiểu biết sâu hơn và cụ thể hơn những điều mà họ đã học. Tuy nhiên, đối với cha thì còn có một khía cạnh khác, đó chính là sứ vụ. Cha đã nhận ra rằng không ân sủng nào được trao ban cho chúng ta vì chính chúng ta, nhưng phải luôn luôn biết cho đi. Người ta càng biết cho đi, người ta lại càng nhận được nhiều hơn. Vì thế, cha đã quyết định nuôi dưỡng những con chiên của mình bằng chính “Bánh” thánh mà cha đã dự phần vào. Chúng ta có thể đoan chắc rằng đối với cha, đây không chỉ đơn thuần là một bài tập mang tính lý thuyết. Cha đã cố gắng bao nhiêu có thể để khơi lên nơi những người nghe ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa mà cha đã khám phá ra nơi những đoạn Kinh Thánh cha đã đọc và, đã cầu nguyện dựa trên những đoạn Kinh Thánh đó.
Không còn nghi ngờ gì nữa, những cách thế tốt nhất mà chúng ta có trong tầm tay để biết và yêu mến Chúa Giê-su chính là đọc Lời Chúa trong tâm tình cầu nguyện và suy niệm trong việc nguyện gẫm cá nhân. Chắc chắn điều này sẽ lấy đi những thời giờ quí báu, nhưng không có mối tương quan đáng giá nào có thể trổ sinh nếu người ta không sẵn sàng bỏ thời giờ cho người mình yêu. Trong suốt thời gian trao đổi với nhau, người ta khám phá ra những phẩm chất tuyệt vời của nhau; và việc khám phá mang tính cá nhân này là điều gây cảm tình giữa người này với người kia. Nếu điều này đúng ở mức độ những mối tương quan của con người, thì nó lại càng trở nên thú vị và ý nghĩa hơn khi liên quan đến Thiên Chúa bởi vì đường lối của Người không phải là đường lối của chúng ta, và mỗi khám phá đều trở nên một sự ngạc nhiên đầy thú vị. Quả là một kho tàng đang dành sẵn cho những ai thực sự ước ao thực hiện công việc này!
SUY NIỆM 04
(Nhớ lại ngày vào Nhà Tập của Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ, và việc các tập sinh đã tôn thờ hay đền tạ trước Bí tích Thánh Thể vì xảy ra một sự xúc phạm đối với Bánh Thánh, cha viết: chính tại nơi đây, trong nhà tập này) ‘Tôi đã học được cách làm cho Thánh Thể trở thành tâm điểm của đời tôi, và tôi đã trưởng thành trong tình yêu sâu thẳm của Đức Giê-su nơi Thánh Thể.’
Ngày cha vào nhà tập Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ chính là điểm mốc trong cuộc đời cha. Cha cảm thấy mình đã đi những bước đầu tiên trên con đường có thể dẫn cha đến việc hoàn thành được những ước mơ của mình. Chúng ta lưu ý rằng những ước mơ này đã nhen nhóm vào ngày cha được Rước lễ lần đầu, khi ấy cha đã đoan hứa rằng cha sẽ dâng hiến hoàn toàn cuộc đời mình cho Đức Giê-su, cũng như Đức Giê-su đã trao ban chính mình Ngài cho cha qua việc Hiệp lễ. Có lẽ đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên vì vào thời cha gia nhập Tập viện, sự xúc phạm đến Thánh Thể đã xảy ra và các tập sinh được mời gọi dành nhiều thời giờ để cầu nguyện trước Thánh Thể. Từ những gì cha viết, chúng ta có thể thấy rằng đối với cha, thời gian dành để cầu nguyện không chỉ là mơ giữa ban ngày một cách vô ích, nhưng đó là một nỗ lực nhằm hướng tới sự thấu hiểu về lựa chọn nền tảng của đời linh mục của cha.
Và ở đây chúng ta nhận ra xu hướng tiến đến việc dâng hiến tất cả của tâm hồn cha cho Đức Giê-su, để Đức Giê-su trở thành tâm điểm của cuộc đời cha bên cạnh những mối lo khác. Nói tóm lại, không còn điều gì khác có thể ngăn cản cha từ lúc này, ngoại trừ Đức Giê-su và những kế hoạch và dự định của Người. Hơn nữa, chúng ta thấy rằng đối với Phê-rô Giulianô, ngay từ khi còn nhỏ, Đức Giê-su không chỉ là một nhân vật ngự ở trên trời, nhưng Người chính là Thiên Chúa hiện diện nơi Thánh Thể. Việc cha có thể trưởng thành trong tình yêu dành cho Đức Giê-su, với tư cách là một con người, quả thực là một ơn huệ lớn lao. Thế nhưng, chúng ta không thể quên rằng qua lòng nhân từ, Thiên Chúa muốn chúc phúc cho mọi con cái của Ngài bằng những ân huệ dư tràn này, nếu như chúng mở lòng ra để đón nhận! Tại sao những tập sinh ngày nay lại hiếm khi cảm nghiệm được sự trưởng thành này? Không nghi ngờ gì, ở đây có một điều bí nhiệm trong việc tuyển lựa hay chọn lựa những con người vào những nhiệm vụ đặc biệt của Thiên Chúa. Tuy nhiên, khả năng đáp trả của ứng viên cũng làm nên một phần của toàn bộ bức tranh.
Cũng cần nhớ rằng khi còn ở nhà, gia đình cha hầu như đã làm mọi sự có thể để thay đổi ý định của cha và mong cha trở thành một thương gia theo bước của cha ngài. Vì thế, sự chọn lựa của Eymard là làm cho Đức Giê-su trở thành tâm điểm của cuộc đời mình không phải là một điều gì đó dễ dàng xảy ra. Có một sự lôi cuốn bên trong khiến cha trung thành bước theo, và để nhận ra điều này, cha đã sẵn sàng trả giá. Căn bệnh mà cha gặp phải trong Nhà tập hầu như đưa cha đến ngưỡng cửa của cái chết, quả thực đây là một sự thử thách về lòng trung tín và tình yêu của cha. Điều gì phải đến sẽ đến, cha không bao giờ từ bỏ khát vọng dâng hiến một điều vĩ đại cho Đức Giê-su, cụ thể là việc phục vụ như một linh mục! Không do dự gì, cha nói thêm “sức khỏe của tôi bắt đầu suy giảm và tôi đã được trả về nhà để chờ chết. Trong suốt thời gian đau bệnh, tôi cứ tiếp tục nhẩm đi nhẩm lại ‘con sẽ trở thành một linh mục vào một ngày nào đó và sẽ cử hành Thánh Lễ’”. Cuối cùng, lòng trông cậy của cha vào Chúa đã đem lại ích lợi cho chính cha và cho nhiều người khác.
SUY NIỆM 05
(Vào buổi tối trước ngày chịu rước lễ lần đầu, Phê-rô Giuliano đã viết một quyển sách nhỏ về các việc phải làm khi hiện diện trước Chúa Giê-su Thánh Thể. Việc làm thứ sáu của tập sách nhỏ này là ánh sáng chỉ đường cho cuộc đời cha:) ‘Lạy Chúa Giê-su đáng kính của con, con dâng chính mình con cho Chúa như Chúa đã ban chính mình Ngài cho con.’ (Vào sáng hôm sau, Chúa Nhật Phục Sinh, cha có được niềm hạnh phúc khi lãnh nhận Chúa Giê-su và chính lúc đó cha thân thưa cùng Chúa rằng) ‘Con sẽ trở thành một linh mục, con hứa với Chúa!’ (tháng 3 năm 1823).
Một trong những phẩm chất vượt trội của cha Eymard chính là: từ rất sớm, cha đã muốn dâng mình cho Chúa Giê-su như chính Chúa Giê-su đã hiến mình vì cha. Mặc dù cha biết rằng đây là điều không thể đối với bất kỳ phàm nhân nào, thế nhưng đó lại là ước vọng bừng cháy trong tâm hồn cha. Chúng ta nhận ra món quà này trong ngày Rước Lễ lần đầu của cha. Khi còn trẻ, cha đã hiểu tường tận về cả bản chất lẫn ngoại trương của ân huệ mà cha đã nhận được. Về mặt bản chất, cha nhận ra rằng đây không chỉ là một điều gì đó mà Chúa Giê-su đã trao ban cho cha, nhưng đúng hơn chính Người đã trao ban chính mình, toàn bộ và trọn vẹn! Vì thế, việc đáp trả lại ân huệ này của cha sẽ chẳng là gì so với ân huệ cao vời của chính Người. Mặc dù cha không hiểu hết được những hàm ý của sự suy diễn này, một điều gì đó mà sau này cha mới hiểu tường tận trong cuộc đời cha, thế nhưng lập luận của cha thì hoàn toàn chính xác. Không gì có thể làm thỏa mãn trái tim của Đức Ki-tô cho bằng là sự dâng hiến chính bản thân mình. Hơn nữa, cần chú ý rằng ngay khi còn nhỏ, cha Eymard đã có thể thoáng thấy rằng đời sống Ki-tô hữu không phải là một thứ gì đó tinh tuyền và mang tính cá nhân, một thứ phần thưởng dành cho những người tốt và đức độ. Cha luôn luôn nhìn điều này theo khía cạnh của phục vụ và sứ vụ: điều cha nhận được một cách nhưng không, thì cha cũng cần phải đáp trả và cách tốt nhất để thực hiện điều đó chính là qua đời sống linh mục, qua việc trở thành một dụng cụ dễ uốn nắn trong bàn tay của Thiên Chúa, để đem lại bình an và niềm an ủi cho những người đau khổ. Ít nhiều cha đã nhận ra rằng khi còn trẻ, đức tin và khát vọng chân thành của cha đã bị thử thách dưới hàng nghìn cách khác nhau khi cha phải đương đầu. Tuy nhiên, cha cảm thấy vui sướng và hướng đến sự hiệp thông với Chúa Giê-su. Cha không mong ước trở thành một linh mục chỉ đơn thuần là được người ta kính trọng, cũng không phải là để củng cố vị thế trong xã hội. Cha nhìn nhận đời sống linh mục theo nghĩa là trở thành người phục vụ cho Chúa và Thầy của cha. Và đó là điều mà cha cố gắng để trở nên một tôi tớ trong tất cả các tôi tớ, trong dòng hay ngoài dòng. Không cần thắc mắc gì khi vào cuối đời, cha đã tìm thấy một lối diễn tả hay hơn để biểu lộ những khao khát của cha và vạch ra một lối đi cho những người khác bước theo. Cách làm này của cha Eymard mời gọi chúng ta xem xét những động lực và lý do vì sao chúng ta chọn lựa để theo bước của cha. Nếu việc theo Đức Giê-su của chúng ta không phải là kết quả của một cảm nghiệm về tình yêu riêng tư của Đức Ki-tô dành cho chúng ta, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được cùng một định hướng như cha Eymard đã có, cũng như chúng ta sẽ không nhận được những lời chúc lành mà cha đã nhận được vì sự dâng hiến hoàn toàn của cha vào bàn tay của Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu chính Chúa là Đấng kêu gọi chúng ta, thì chúng ta có thể đoan chắc rằng Ngài sẽ ban cho chúng ta những ân huệ cần thiết để chúng ta tiếp bước theo cha Eymard.
SUY NIỆM 06
“Hãy trở nên tông đồ của Nhiệm Tích Thánh Thể, như một ngọn lửa soi rọi và sưởi ấm, như Sứ Giả của trái tim Ngài, ra đi loan báo cho những ai chưa nhận biết Ngài, và động viên những ai yêu mến Ngài lạihay, đang gặp đau khổ.” (Gửi cho cô Antoinette de Grandville, tháng 7 năm 1859).
Không còn nghi ngờ gì nữa khi cha Eymard xem Thánh Thể như giải pháp dành cho mọi tội ác xấu xa của thế giới vào thời đại của cha, và cho mọi vấn đề của mọi thời đại. Có lẽ điều làm cha buồn phiền nhất chính là còn quá ít người quan tâm đến phương dược kỳ diệu và hiệu quả nhất này, trong khi đó tất cả những phương tiện khác vốn chỉ hứa hẹn đem đến một chút thảnh thơi thì lại được xem là quan trọng hơn. Cha không chỉ cố gắng hết sức mình để đem con người đến với quyền năng của Thánh Thể nhằm biến đổi xã hội và Hội thánh, nhưng cha còn ra sức chiêu mộ càng nhiều người càng tốt để phụ giúp cha trong dự án này. Trong lá thư gửi cho cô Antoinette, cha cố thuyết phục cô phải trở thành một tông đồ của Thánh Thể, chứ không chỉ là một con người trầm lặng và thụ động. Việc cầu nguyện là, và luôn luôn sẽ là, lời chứng năng động hơn. Qua việc dùng những hình ảnh yêu thích, cha khuyên cô nên trở thành một ngọn lửa phát ra từ ngọn lửa của tình yêu Thánh Thể. Ngọn lửa ấy sẽ sưởi ấm tâm hồn của những ai tìm kiếm phương dược này và đem họ tới sự trọn hảo. Tuy nhiên, điều mà con người ta cần nhất chính là một bằng chứng thuyết phục phát xuất từ kinh nghiệm thực tế của những con người bằng xương bằng thịt. Vì thế, cha khuyên cô trở thành một sứ giả cho trái tim yêu thương của Thiên Chúa để ra đi và nói cho người ta biết về tình yêu của Thiên Chúa. Bao giờ cũng vậy, lời chứng này sẽ thôi thúc người ta đón nhận tình yêu của Đức Giê-su chỉ khi nào những chứng nhân có thể kể lại sự biến đổi mà Đức Giê-su đã thực hiện trong chính cuộc đời của họ. Có lẽ ví dụ điển hình nhất về điều này trong Kinh Thánh chính là lời chứng của thánh Gioan. Ngài viết như sau:
“…điều chúng tôi đã thấy tận mắt,
điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
và tay chúng tôi đã chạm đến,
đó là Lời sự sống.
Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày,
Chúng tôi đã thấy và làm chứng,
…để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi,
mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha
và với Ðức Giêsu Kitô, Con của Người….” (1Ga 1,1-4).
Tuy nhiên, tầm nhìn của cha Eymard luôn luôn nhắm đến bức tranh tổng thể. Cha kêu gọi hãy làm chứng cho những ai chưa nghe biết sứ điệp này, nhưng cùng lúc đó, cha đòi hỏi người tông đồ cũng phải đi đến với những ai đã nghe được sứ điệp ấy, nhưng có lẽ chưa nắm bắt đủ những hàm ý của chân lý có tầm ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ này. Vào thời đại của chúng ta, số lượng của nhóm này không nhiều. Kiểu làm chứng này lại càng khó khăn hơn, vì một vài người trong nhóm này có thể có khuynh hướng hoài nghi. Bên cạnh đó, họ luôn luôn đối lập với chúng ta để bảo vệ cho vị thế và địa vị của họ, nói chung họ cằn nhằn những Ki-tô hữu, là những người đã đối xử tệ bạc với họ. Tuy nhiên, thông điệp ẩn đằng sau đó, chính là: công việc này không phải thực sự của chúng ta, nhưng là công việc của chính Đức Giê-su. Chúng ta đơn thuần chỉ là những khí cụ trong tay Ngài, những môn đệ và tông đồ của Ngài, và vì thế chúng ta làm theo những kế hoạch của Ngài mà thôi. Chính Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta biết cách tiếp cận những con người mà Ngài đã tuyển chọn, và Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta biết cách hành xử trong từng trường hợp. Nhiệm vụ của chúng ta là hoàn toàn cậy dựa vào Ngài, giống như cục đất sét trong tay người thợ gốm vậy!
SUY NIỆM 07
(Cha Eymard- Ơn dâng hiến chính mình, 1853)
“Hãy thành thật trước mặt Chúa, thành thật nhận biết Đức Giê-su Ki-tô; hãy có một ý nghĩ nhất định về các nhân đức, và chị sẽ đạt được tâm điểm của sức mạnh và sự ủi an.” [Gửi cho cô Mathilde Giraud-Jordan, 1868 ]
Lần này khi viết cho một người con linh hướng khác, cha Eymard đưa ra những sự trợ giúp cần thiết để làm cho việc cầu nguyện của người ta thêm hiệu quả hơn. Cầu nguyện có thể được định nghĩa như ‘lời đáp trả thân thương đối với sự nhận thức về hành động của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta.’ Thiên Chúa luôn hoạt động trong cuộc đời chúng ta, luôn luôn mang điều tốt đến cho chúng ta. Tự bản chất Thiên Chúa là tốt lành, và vì thế Ngài không thể chọn điều gì xấu cho chúng ta. Ngài chỉ có thể đem lại cho chúng ta những gì là tốt thôi. Thế nhưng thật không may, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra lòng nhân từ của Thiên Chúa dành cho mình, đặc biệt khi lòng nhân từ ấy đến với chúng ta dưới hình thức đau khổ.
Thường thì phải mất một thời gian dài chúng ta mới có thể nhận ra được ý định tốt lành của Thiên Chúa khi gửi đến cho chúng ta một điều gì đó mà chúng ta lại cho là điều có hại. Nhìn bề ngoài, dường như sự kiện này là nguy hại, thế nhưng về lâu về dài, chúng ta sẽ nhận ra sự khôn ngoan của Thiên Chúa khi Người ban phát cho chúng ta ân huệ ấy. Người Do Thái đã học được bài học về việc kết giao này với Gia-vê qua nhiều thế kỷ khi Thiên Chúa hứa chúc phúc cho họ, họ không cần phải đợi chờ để nhận ra lời chúc phúc cụ thể ấy… Họ đã bắt đầu cảm tạ và ngợi khen Ngài trong hiện tại, ngay cả khi lời chúc lành ấy phải mất nhiều năm nữa mới xuất hiện. Đây là điều làm cho An- na, vợ của ông En-ca-na, bắt đầu vui sướng và chúc tụng Thiên Chúa từ lúc ông Ê-li, vị tư tế, đã nhân danh Thiên Chúa để đảm bảo với bà rằng bà sẽ trở lại Giê-ru-sa-lem vào năm tới trong dịp lễ kính hằng năm để tạ ơn Thiên Chúa vì bà đã sinh hạ được một người con trai (1Sm 1,13-18). Bà đã không chờ đợi cho đến khi bà được đảm bảo rằng mình sẽ sinh hạ một người con, và chắc chắn người con ấy là con trai. Niềm cậy trông của họ vào Thiên Chúa quả thực là sâu sắc và mạnh mẽ!
Đối với chúng ta ngày nay cũng vậy, khi chúng ta nhận ra tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho chúng ta, thì tất cả những gì chúng ta cần làm, đó là: hãy gìn giữ điều này trong tâm trí chúng ta và tìm lại chính mình trong mối dây hiệp thông với Thiên Chúa. Thậm chí nếu như mọi thứ xung quanh chúng ta đậm màu u ám và mang dáng vẻ tiêu cực, chúng ta vẫn có thể vui mừng vì Thiên Chúa chúng ta là vị Thiên Chúa luôn trung thành, lời của Ngài vẫn mãi là sự thật từ đời nọ tới đời kia. Đoạn Sách Thánh Kb 3,17-24 đáng được đọc lên trong bối cảnh này.
Ẩn dưới kỹ năng và việc thực hành này chính là nghệ thuật phó thác trọn cuộc đời chúng ta vào bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta biết rằng Ngài sẽ gìn giữ chúng ta trong cánh tay Ngài và không gì có thể làm hại chúng ta được. Phúc thay ai có được một sự xác tín như thế vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ! Điều gây cản trở cho một sự xác tín như thế vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta chính là những sai sót và lỗi lầm của chính chúng ta. Vì thế, chúng ta bất đồng với chính mình: ‘khi tôi không trung thành hoặc không nghiêm túc với bản giao kèo, thì làm thế nào tôi có thể trông đợi Thiên Chúa sẽ đối xử với tôi như đứa con cưng của Ngài?’ Mặc dù có một chân lý nào đó trong việc lý luận này, nhưng chúng ta không bao giờ được quên rằng: Thiên Chúa không yêu thương chúng ta vì chúng ta trung thành hay vì một điều gì đó, nhưng đơn giản là vì Ngài tốt lành, vô cùng tốt lành. Không cần phải chối bỏ sự thật rằng khi chúng ta thực lòng tìm kiếm điều tốt nhất cho mình, chúng ta sẽ tìm được nhiều lợi ích hơn, đơn giản vì khi ấy chúng ta sẽ ngày càng ý thức hơn về những kế hoạch của Thiên Chúa và có thể đón nhận một cách dễ dàng hơn và không sai lầm.
SUY NIỆM 08
“Hãy đến cùng Chúa nhân lành với tâm hồn đơn sơ, phó thác của một trẻ thơ. Hãy kể cho Chúa nhân lành biết những gì chị đang suy nghĩ, những gì chị ước muốn, những gì làm chị khổ tâm. Ôi! hạnh phúc biết bao khi chúng ta khám phá ra cuộc trò chuyện nội tâm này với Chúa chúng ta. Chúng ta sẽ đem theo kho tàng của mình [và cả chúng ta nữa] đi khắp mọi nơi. Ngài sẽ trở thành tâm điểm của tâm hồn và cuộc sống chúng ta.” (Gửi cho cô Stephanie Gourd, tháng 1/1848).
Cha Eymard dành lời khuyên này cho cô Gourd vào lúc cô đang phải bận bịu với việc chăm lo cho cha mẹ già yếu và đau bệnh. Theo lẽ tự nhiên, trường hợp này là một trường hợp đòi hỏi nhiều cố gắng, tâm trí luôn luôn vướng bận vào việc phải vạch ra những gì sẽ được làm kế tiếp. Chắc chắn một người như thế sẽ không có thời gian cũng như tâm trí tự do và an bình để ngồi yên lặng trước Thánh Thể và bày tỏ những nỗi khốn khổ của mình ra với Chúa. Lúc ấy, làm thế nào người ta còn có thể duy trì được mối hiệp thông với Chúa trong những tình cảnh như vậy được? Mặc dù cha Eymard đã viết lời khuyên này nhiều năm trước khi chính cha đã có kinh nghiệm về Phòng Tiệc Ly Nội Tâm trong suốt cuộc tĩnh tâm ở Rô-ma, cha Eymard đụng phải cái đinh ở trên đầu khi cha đề nghị cô Gourd học cách trở về với Chúa Giê-su đang hiện diện trong cuộc đời của chúng ta. Khi nói như vậy, cha Eymard chứng tỏ cha đi đầu trong thời đại của mình. Sau Công đồng Vaticano II, chúng ta đã quen đề cập đến bảy cách khác nhau qua đó Chúa Phục sinh hiện diện với chúng ta (Thánh Thể, Lời Chúa, các bí tích, Hội Thánh, người nghèo, phẩm trật và mỗi người Ki-tô hữu). Quan trọng nhất trong những cách này đó chính là: sự hiện diện cá nhân của Chúa Giê-su đối với mỗi người trong sâu thẳm con người của họ. Cha Eymard nhắc nhở cô Gourd về sự hiện diện cá nhân ấy khi đề nghị cô hãy học cách trở về với Đức Giê-su, Đấng là kho tàng mà chúng ta mang theo bên mình. Thậm chí vào thời đại của chúng ta, sự nhận thức về sự hiện diện của Đức Giê-su là một điều gì đó hiếm có nơi các Ki- tô hữu. Tất cả chúng ta thừa nhận rằng niềm tin của họ đã đạt đến những tầm cao đáng kể nếu họ có thể nhận ra sự hiện diện thực sự của Đức Ki-tô nơi Bánh Thánh và nơi anh em mình. Tuy nhiên, chúng ta thường quên rằng sự hiện diện căn bản nhất của Đức Giê-su chính là việc Ngài cư ngụ nơi cung lòng và cuộc sống của chúng ta. Và khi một ai đó học được cách đối thoại với Chúa đang hiện diện giữa cuộc đời chúng ta, bấy giờ người ấy không cần quan tâm đến bầu khí bên ngoài ồn ào như thế nào. Cuộc đối thoại nội tâm tiếp tục kéo dài suốt ngày và đêm, khi chúng ta thủ đắc được kỹ năng mà nó đòi hỏi. Và những khó khăn chúng ta gặp phải, có thể nói là không cho chúng ta có thời giờ và cơ hội để viếng Chúa nơi Nhà Tạm, thực sự là những ân huệ mời gọi chúng ta phát triển kỹ năng này nơi mình. Thật là điều không may khi chúng ta để vuột mất những ân huệ ấy. Khi chúng ta trở nên quen thuộc với sự hiện diện của Đức Ki-tô nơi mình, bấy giờ ‘ Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?… Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. Ðúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Ðức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.’ (Rm 8,35-39).
SUY NIỆM 09
“Nguyên nhân thứ tư, đó là: khi chúng ta chống lại ân sủng_ giây phút hấp dẫn. Tâm trí sẽ trở nên khép kín và ngu muội. Chúng ta phải hành động theo sự cần thiết và sự soi sáng của giây phút ấy.” (Gửi cho cô Mathilde Giraud- Jordan, 1868).
Đi đến trở ngại cuối cùng chúng ta gặp phải khi cầu nguyện, có lẽ cha Eymard liệt kê ra trở ngại nguy hiểm nhất trong số các trở ngại. Người ta nói rằng chúng ta chỉ thấy những điều chúng ta muốn thấy và chỉ nghe những gì chúng ta muốn nghe! Chúng ta có ý thức về sự cản trở bên trong này hay không, nó sẽ tụ lại thành một khối và chúng ta không thể nhận thức được nó.
Đó là lúc chúng ta hành động như bị khép kín và khờ dại.
Những nguyên nhân dẫn đến thái độ khép kín nội tâm hay cản trở này có thể là rất nhiều, thế nhưng nguyên nhân chính, đó là: nỗi sợ hãi về cái giá mà chúng ta phải trả. Một lý do khác có thể là: chúng ta chưa thực sự “yêu mến” Chúa, chúng ta chưa cảm nếm được sự sâu thẳm của tình yêu Ngài. Vì khi chúng ta cảm nếm được tình yêu của Ngài, chính kinh nghiệm ấy sẽ làm tan biến đi mọi trở ngại và làm cho con đường chúng ta đi được bằng phẳng. Một lý do xa hơn có thể là sự thờ ơ với giá trị của ân sủng mà Chúa ban cho chúng ta, hoặc về tầm quan trọng cũng như vai trò của ân sủng trong đời sống tâm linh. Nếu chúng ta tin rằng chúng ta có thể làm mà không cần đến ân sủng, thì điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ mở lòng ra để đón nhận ân sủng ấy.
Không chú ý nhiều đến những nguyên nhân, vì trong thực tế đó thực sự không phải là vấn đề đứng từ góc độ khó khăn phát sinh, điều quan trọng đó là những gì chúng ta cần làm trong những tình cảnh này. Cha Eymard đề nghị một cách khôn ngoan rằng chúng ta chỉ đơn giản là cố gắng mở lòng ra đối với ân sủng của Chúa. Trong những tình cảnh ấy, chúng ta tự nhủ rằng nếu Chúa ban những ân sủng cần thiết cho chúng ta vào lúc gay go của đời sống tâm linh, khi ấy những ân sủng này phải là những thứ tốt nhất và phù hợp nhất với chúng ta. Vả lại, điều này tùy thuộc vào niềm trông cậy mà chúng ta có thể có vào Chúa. Như tác giả Thánh vịnh, chúng ta có thể nói: ‘Dù qua lũng âm u, tôi sợ gì nguy khốn vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, tôi vững dạ an tâm!’ (Tv 23,4). Khi chúng ta có thể nhìn vào ân sủng được ban cho chúng ta trong tình cảnh này, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả những trở ngại bên trong đơn giản sẽ tan biến đi và có lẽ không cần nhiều nỗ lực từ phía chúng ta, chúng ta có thể mở lòng ra để lắng nghe và thực hành nhiều hơn những gì mà cản trở ấy đòi buộc chúng ta.
Hơn nữa, việc cầu nguyện của chúng ta cũng sẽ ngày càng trở nên sống động và hiệu quả hơn; đó là một phần thưởng dành cho việc chúng ta dám đối diện với những khó khăn này. Và lý do giải thích điều này, đó là: đây chính là trọng tâm chi phối cuộc sống chúng ta. Vì thế, nếu tâm hồn chúng ta quy hướng về Chúa và về việc đạt được một sự hiệp thông mật thiết với Ngài, thì bấy giờ mọi sự sẽ đi đúng hướng. Không chỉ thế, chúng ta còn thấy mình thăng tiến từng bước từng bước, với một sự thanh thản đáng kể. Vì thế, dường như điều quan trọng đó là: chúng ta mở lòng ra với mọi ân sủng mà Chúa ban cho chúng ta, không quan tâm đến việc nó xa lạ đến mức nào và dường như là một đòi hỏi ngay từ bước khởi đầu. Thậm chí một ân sủng bị cản trở có thể được xem là tai hại cho chúng ta trong hành trình hướng đến sự kết hiệp hoàn toàn với Ba Ngôi Thiên Chúa!
SUY NIỆM 10
“Nguyên nhân thứ ba, đó là: sự lười biếng khiến tâm trí sợ suy nghĩ về chân lý.” (Những chỉ dẫn dành cho những người thụ hướng trong việc cầu nguyện)
Như lời khuyên về đường thiêng liêng của cha đã chỉ ra, cha Eymard đề cập đến nguyên nhân thứ ba dẫn đến những khó khăn trong việc cầu nguyện chính là sự lười biếng hay trạng thái thờ ơ của tâm trí. Khi tâm trí thực sự không muốn suy nghĩ về những gì có liên quan đến một khái niệm cụ thể, thì có thể nói rằng nó sẽ trở nên ‘chậm chạp lề mề’ và kết quả là người ta không hiểu được những điều đã được nói hay đã được giải thích. Trong những lúc như thế, chính nỗi sợ hãi hiểu biết sự thật khiến người ta phải làm như vậy; sự sợ hãi làm tê liệt tâm trí khiến nó chậm nắm bắt được sự thật. Thực ra, đây là cách duy nhất để trốn tránh sự thật vốn có ý nghĩa đáng kể. Chúng ta bắt gặp một ví dụ điển hình trong cuộc đời của các tông đồ: nhiều lần, Đức Giê-su đã cố gắng giải thích cho các ông về sự cần thiết của thập giá trong cuộc đời của một người môn đệ nếu người ấy thực sự muốn theo bước Người, thế nhưng trong những lần ấy chúng ta thấy (Mc 9,32-35) rằng các ông đã không hiểu được những gì Người nói với các ông, và các ông sợ hỏi lại Người. Rõ ràng là, các ông biết rằng nếu các ông xin Người giải thích thì Người sẽ giải thích cho các ông, và sau đó các ông sẽ phải làm theo. Thế nhưng, giáo huấn về thập giá trong cuộc đời chúng ta có thể là rất khủng khiếp, đặc biệt là nếu những giả định của chúng ta về việc đi theo Đức Giê-su không phải là những giả định đúng. Do đó, nếu chúng ta muốn trưởng thành trong đời sống tâm linh, thì điều quan trọng đó là: chúng ta hãy đến gần Chúa mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện gì. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta cảm nghiệm được tình yêu tự hiến của Người, một tình yêu mà sẽ không bao giờ để cho chúng ta phải chịu đau khổ một mình, cũng như vượt quá sức lực của chúng ta. Hơn nữa, nếu chính Người, là Chúa và là Đấng Cứu Độ, đã phải chấp nhận Thập giá trong cuộc đời mình như là phương thế mà Chúa Cha lựa chọn cho để đem ơn cứu độ đến cho thế gian, thì thử hỏi cuộc đời của các môn đệ và những kẻ đi theo Người lại khác hẳn với con đường của Người sao? Bên cạnh đó, từ trải nghiệm hàng ngày, chúng ta biết rằng chúng ta không thể đạt được điều gì nếu không trả giá. Hiệp thông với Chúa chính là ân sủng cao nhất mà chúng ta có thể khao khát đạt được, vì thế chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả đó.
Cũng vậy, nếu chúng ta đã bắt đầu đời sống tâm linh của mình thì cũng nên hiểu rằng không thể có bất kỳ một sự trưởng thành nào trong mối tương quan với Đức Giê-su bao lâu Cái Tôi còn thống trị cuộc đời chúng ta, bấy giờ chúng ta sẽ không gặp khó khăn trong việc chấp nhận đau đớn và những khổ cực liên quan đến bất kỳ sự thật nào mà Đức Giê-su đặt ra trước mặt chúng ta. Mặt khác, thật là hữu ích nếu chúng ta tiếp cận sự thật với một tinh thần phiêu lưu, sẵn sàng với tất cả những điều ngạc nhiên có thể xảy đến với chúng ta. Dĩ nhiên, điều này có thể dễ dàng hơn đối với người này, nhưng lại khó khăn hơn đối với những người khác; tuy nhiên đây chính là một phẩm chất mà chúng ta có thể tự mình phát huy bằng hàng loạt quyết định và việc làm cụ thể.
Sau cùng, nơi đâu tình yêu ngự trị, nơi ấy không cần phải nỗ lực nhiều để có thể hiểu được sự thật. Chính Chúa sẽ giúp chúng ta hiểu biết sự thật cũng như ‘những gì thuộc về sự thật.’ Điều đó cũng giống như luật của tình yêu được nội tâm hóa nơi chúng ta nhờ vào sức mạnh của ân sủng Ngài. Khi điều này xảy ra, chúng ta không buộc phải gồng mình lên để yêu mến tất cả những ai Thiên Chúa gửi đến trong cuộc đời mình. Ngài ban cho chúng ta sức mạnh nội lực để vượt thắng mọi trở ngại tự nhiên. Bên cạnh đó, Ngài cũng sẽ đem đến cho chúng ta những cơ hội, tùy theo sức lực của chúng ta, để có thể đương đầu với những tình huống ấy. Vì thế, chúng ta thực sự không cần phải sợ hãi hay lo lắng về điều đó! Và điều này cũng có thể áp dụng cho mọi chân lý vốn chi phối mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.
SUY NIỆM 11
“Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự tầm thường nơi tinh thần chính là sự nhàm chán đối với những gì là chân thật và chắc chắn. Căn bệnh này chỉ có thể được chữa lành bằng việc mở lòng ra với tình yêu của Thiên Chúa, vì căn bệnh này dựa trên sự nhàm chán.” (Một lời khuyên nữa dành cho những người thụ hướng)
Trong lời khuyên tâm linh quý báu này, cha Eymard tìm cách giải quyết một khó khăn khác trong việc cầu nguyện dùng trí óc. Cha đề cập đến một dạng mệt mỏi tâm trí hoặc một sự lười biếng vì người ta không áp dụng vào tâm trí mình những chủ đề suy niệm nghiêm trang. Một tâm trí như thế giống như một con bướm đậu từ chỗ này sang chỗ nọ, lấy ở chỗ này một ít chỗ kia một ít, nhưng không chắc chắn. Rõ ràng nếu đây là tình cảnh của người ta khi cầu nguyện, thì trong thời gian này tâm trí cũng sẽ chuyển từ chủ đề này sang chủ đề nọ giống y như vậy. Chỉ giới hạn mình vào những vấn đề tâm linh này, thì rõ ràng là một người như thế chưa thực sự cam kết hay đúng hơn là chưa được tình yêu Thiên Chúa lôi cuốn. Vì khi điều này xảy ra, thì toàn thể con người được tình yêu Thiên Chúa tán dương để có thể làm cho tâm trí tập trung vào vấn đề sắp xảy đến. Hoặc, nói cách khác, mối dây hiệp thông với Thiên Chúa quá bền chặt và tràn trề đến nỗi người ta cảm thấy không cần một điều gì
khác nữa. Vì thế, lời đề nghị của cha Eymard, đó là: người ta nên cầu xin Chúa ban cho mình một sự cảm nếm thực sự về tình yêu của Ngài. Vì lẽ, không một lời cầu nguyện chân thành và hết lòng nào mà lại không được Chúa nhậm lời. Sau hết, chính Ngài mong chờ sự đáp trả thân thương của chúng ta đối với
những lời mời gọi của Ngài trong suốt ngày sống. Vì thế, nếu người ta chân thành cầu xin, chắc chắn Chúa sẽ đáp lời. Lời cầu nguyện có thể được thực hiện bằng chính lời nói của người ta, hay bằng việc dùng những lời Thánh vịnh. Một Thánh vịnh hữu ích trong những tình cảnh này là Tv 62, 1-2: “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, con tìm kiếm Chúa, linh hồn con đã khát khao Ngài, như mảnh đất hoang khô cằn không giọt nước…” Tất cả những gì người ta cần làm là cầu nguyện bằng những lời này để gán nhiều ý nghĩa vào chúng bao nhiêu có thể, trong tình huống cụ thể. Thậm chí, nếu những lời ấy dường như không phát xuất từ con tim 100% đi nữa, thế nhưng người ta tiếp tục cầu nguyện bằng những lời này để nói với Chúa rằng đây là điều tốt nhất mà họ có thể làm trong những tình cảnh ấy. Sự khẩn nài và kiên trì trong tình cảnh này chắc chắn sẽ sinh nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, như đã đề cập đến trong bài suy niệm trước, tính không kiên định của tâm trí này không thể chỉ được chữa trị bằng việc chú ý đến nó trong suốt thời gian cầu nguyện. Một vài nỗ lực cụ thể cũng cần được thực hiện trong suốt cả ngày sống. Một nguyên tắc tâm linh hữu ích trong vấn đề này, đó là câu châm ngôn: “Làm những gì bạn có thể” (age quod agis) hay “làm tốt những gì bạn làm!” Nói cách khác, nếu người ta tự ép mình thi hành những nhiệm vụ hay công việc riêng lẻ với sự thích thú và lòng hăng hái, thì những cơ hội, vốn dần dần trở thành thói quen của việc chú ý hoàn toàn vào công việc sắp tới, sẽ được tạo ra. Thói quen này cũng sẽ có ích cho người ta trong suốt thời gian cầu nguyện.
Thực tế, người ta cho rằng không có gì hấp dẫn và đem lại sự thỏa mãn cho bằng kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa, đặc biệt khi kinh nghiệm này cũng được cảm nghiệm ở mức độ cảm giác. Nếu chúng ta để ý hơn và suy niệm về những lần chúng ta nhận được kinh nghiệm này, chắc chắn điều này sẽ loại bỏ đi những vấn đề mà người ta gặp phải khi cầu nguyện.
SUY NIỆM 12
“Chúng ta phải biết sự tầm thường của tinh thần phát xuất từ đâu. Điều đầu tiên là điều xấu nhất: đó là một tâm trí trống rỗng, một đời sống quá năng động. Không gì có thể giữ được nó. Nó giống như hạt giống Tin Mừng rơi trên đường thênh thang. Liều thuốc trị liệu đó là: đưa tâm trí trở về với việc suy niệm tự nhiên qua việc đọc sách hay những suy niệm nghiêm trang vốn đánh động nó và giúp nó được tập trung.” (hướng dẫn cho một người con linh hướng biết cách cầu nguyện lại)
Ở đây, chúng ta nhận được một lời khuyên thực tế khác liên hệ đến những khó khăn trong khi cầu nguyện. Vấn đề được bàn luận ở đây dường như là sự chia trí trong khi cầu nguyện. Trước tiên, thật là hữu ích để nhận ra rằng những lo ra chia trí này là một điều tự nhiên của tâm trí con người. Những lo ra chia trí quấy rầy chúng ta trong hầu hết những hoạt động mà chúng ta thực hiện. Tuy
nhiên, khi những lo ra chia trí này trở nên vượt quá giới hạn, chúng sẽ đưa đến những căn bệnh. Dĩ nhiên căn bệnh rõ rệt và nghiêm trọng nhất chính là căn bệnh mà cha Eymard đề cập đến: thiếu kỷ luật hay thiếu tự chủ. Kỷ luật này là một điều gì đó phải được áp dụng trong suốt ngày sống. Chẳng hạn, khi làm việc trên máy vi tính, đầu óc chú ý đến lá thư vừa mới gửi đến và đang nằm trên bàn ngay trước mũi của người ta, và người ta sẽ tạm dừng việc đánh máy lại để đọc lá thứ ấy. Hành động này cho thấy một sự thiếu kỷ luật và theo lẽ tự nhiên, nó sẽ đem đến nhiều xao lãng và làm cho công việc trở nên kém chất lượng. Điều người ta cần làm, đó là: tập trung vào việc đánh máy và đọc lá thư vào thời gian hay một ngày sau đó, có lẽ khi công việc đánh máy đã hoàn tất. Nếu kỷ luật này được tuân thủ một cách nghiêm túc và thường xuyên trong suốt ngày sống, thì bấy giờ người ta có thể lập tức nhận ra ích lợi của nó trong lúc cầu nguyện. Thật tình mà nói, lời khuyên mà cha Eymard đưa ra cũng cùng một ý tưởng ấy. Việc đầu tiên người ta cần làm, đó là: học cách làm chủ tâm trí để thực hiện một công việc trong ngày với một mục đích và đối tượng cụ thể. Thế nhưng, trong khi cầu nguyện, tất cả những gì người ta cần làm là trở về với chủ đề đã được chọn lựa cho việc cầu nguyện. Và cách dễ nhất, đó là: đọc lại bản văn đã chọn và nắm bắt dòng tư tưởng mà mình đang bận tâm tới.
Khi vấn đề đã xâm chiếm cả tâm trí, thì chính tâm trí cần được kiểm soát và không được có nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, đằng sau những lời đề nghị này là một tiền giả định cho rằng người cầu nguyện thực sự chỉ muốn kết hiệp với Chúa mà thôi. Nếu mục tiêu này không rõ ràng hay nếu người ta có đầu óc phân tán, thì rõ ràng là những chiến lược được đề nghị ở đây sẽ không thực hiện được. Tất cả những người hướng dẫn tâm linh còn nói thêm rằng: vào giai đoạn đầu của việc cầu nguyện, thật hữu ích nếu người ta dành ít thời giờ để giữ cho tâm trí được tĩnh lặng và được “sưởi ấm” khi cầu nguyện. Mặc dù việc thực hành này dường như là tiêu tốn thời gian, nhưng, nó sẽ tiết kiệm được nhiều thời giờ chia trí.
Tuy nhiên để có những kết quả tốt hơn, cần phải nghiêm túc thực hành kỷ luật này trong suốt ngày sống. Người ta không thể mong chờ thực hiện việc đó chỉ trong lúc cầu nguyện, khi toàn bộ ngày sống trôi qua như một giấc mơ giữa ban ngày hay một sự lơ đễnh. Người ta phải trả giá để có được những kết quả như mong muốn.
SUY NIỆM 13
“Hãy tin tưởng khi cầu nguyện. Đó chính là sức mạnh không bao giờ cạn mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Nhờ vào những phương thế ấy, chị sẽ giành được ơn cứu độ cho các linh hồn mà Thiên Chúa đã gửi đến cho chị cũng như tất cả những người mà chị thương mến. Chúa chúng ta phán ‘Hãy xin thì sẽ được’ Hãy ở lại với Chúa nhân lành.” (Gửi cho cô Mathilde Giraud-Jordan, tháng 1 năm 1864)
Cha Eymard đã dành nhiều giờ để viết cho những người con linh hướng của mình, hầu đem đến cho họ những giải pháp cho những vấn đề cụ thể mà họ trải qua trong đời sống tâm linh. Không nghi ngờ gì, rất nhiều lời khuyên trong số này phát xuất từ kinh nghiệm cá nhân của cha trong đời sống tâm linh. Sự trưởng thành bình thường của đời sống cầu nguyện phải qua nhiều giai đoạn: nhìn chung, giai đoạn khởi đầu là một trong những giai đoạn ngọt ngào và hấp dẫn biết bao. Trong suốt giai đoạn này, người ta cảm thấy như muốn cầu nguyện lâu hơn nữa. Đó là cách mà Chúa nhân lành lôi kéo người ta đến với Ngài. Nhưng không lâu sau đó, sẽ có những giai đoạn khô khan kéo dài hơn hay ngắn hơn, trong đó người ta cảm thấy một sự tẻ nhạt với việc cầu nguyện, những xao lãng dường như là gia tăng và thời gian cầu nguyện bỗng trở thành một việc lãng phí thời giờ hay một việc nặng nề thực sự! Đó là lúc người ta cần sự hướng dẫn đáng tin cậy từ một người có kinh nghiệm. Trong tình huống ấy, cha Eymard đề nghị người ta nên tiếp tục trung thành với việc cầu nguyện, ngay cả khi điều đó dường như là không có giá trị gì trong giai đoạn này. Người ta cần tin tưởng rằng mặc dù việc cầu nguyện trong thời gian này dường như là vô ích, thế nhưng đó là một phương thế mạnh mẽ để đến gần với Chúa Giê-su hơn, Đấng mà chúng ta yêu mến. Chúng ta biết giai đoạn khô khan quả thực là một sự thử thách về đức tin của con người. Nó chỉ ra cho chúng ta thấy chúng ta đi theo Đức Giê-su là vì tình yêu dành cho Người, con người của Người, hay là vì những ân huệ mà Người ban cho chúng ta theo lòng quảng đại của Người? Nếu người nào bị cám dỗ phải từ bỏ cầu nguyện trong những giai đoạn khô khan này, thì rõ ràng là sự lôi cuốn ấy không phải là vào Đức Giê-su nhưng là vào những niềm an ủi có được khi cầu nguyện. Tuy nhiên, Chúa nhân lành sẽ không để người ta từ bỏ Ngài một cách dễ dàng như vậy đâu. Có người nói nếu ai đó chân thành quan tâm đến sự thăng tiến trong đời sống tâm linh, Chúa sẽ ban những phương thế nào đó chẳng hạn: như một quyển sách hay hoặc một đoạn văn soi sáng, một người hướng dẫn đường tâm linh tốt sẽ giúp đỡ vào đúng thời và đúng cách, một người bạn hay một người bạn đồng nghiệp sẽ chia sẻ vấn đề của mình và cuối cùng sẽ cho những lời khuyên và hướng dẫn hữu ích. Kiên tâm trong việc cầu nguyện dù gặp những khó khăn chắc chắn sẽ giúp giải quyết tất cả mọi vấn đề mà người ta tìm kiếm.
Cũng thế, sự khô khan nguội lạnh này là một cảnh báo tốt cho thấy Cái Tôi vẫn tiếp tục len lỏi vào trong mối tương quan của con người với Thiên Chúa. Đây là một trở ngại tự nhiên mà người ta cần phải canh chừng. Khi nhận ra vấn đề thực sự nằm ở đâu, tất cả những gì người ta cần, đó là: một lòng quảng đại rộng lớn hơn để từ bỏ Cái Tôi, và tìm kiếm Chúa vì chính Ngài. Nếu người ta được giúp đỡ bởi một người hướng dẫn tốt, thì giai đoạn khô khan này có thể không kéo dài. Nó sẽ đưa đến giai đoạn tiếp theo của việc cầu nguyện, qua đó người ta sẽ ngày càng cầu nguyện một cách nồng nàn hơn là chỉ đơn thuần chiêm niệm hay suy niệm. Biên giới của tình yêu sẽ triển nở và có nhiều không gian hơn cho những cảm xúc. Vả lại, vào giai đoạn này, việc cầu nguyện dùng “lời” sẽ giảm bớt so với trước kia; giờ đây người ta có thể giữ thinh lặng chỉ bằng một “cái nhìn trìu mến” hay thinh lặng suy niệm!
SUY NIỆM 14
“Trước khi buổi cầu nguyện bắt đầu, hãy gạt sang một bên bất cứ bổn phận nào làm cho chị xao lãng.” (Trích từ lá thư gửi cho chị gái của cha [cũng là mẹ đỡ đầu], Marianne, 1837)
Cha Eymard vẫn khuyên chị gái mình cầu nguyện. Lời khuyên này có thể được xem là đi ngược lại với bối cảnh của câu chuyện Mát-ta và Maria trong Tin Mừng Luca 10,38-42. Cô Mát-ta thì bận tâm với hàng loạt công việc mà cô cảm thấy là phải thực hiện để làm vui lòng Đức Giê-su. Quả thật là cô làm tất cả mọi việc vì Chúa, thế nhưng điều mà Đức Giê-su dường như chỉ ra trong câu chuyện này, đó là: để ý đến con người của Đức Giê-su thì tốt hơn là làm mọi sự mà chúng ta tưởng là làm vui lòng Người. Sự khác biệt ở đây cũng giống như sự khác biệt giữa “trao ban” và “vâng phục” hay dâng hiến một điều gì đó cho ai. Khi chúng ta trao tặng một điều gì đó cho người khác, chúng ta là những người chọn lựa món quà mà mình sẽ tặng người ta, và quả thực chúng ta luôn luôn chọn cái gì là tốt nhất. Tuy nhiên, cái mà chúng ta nghĩ là tốt nhất ấy không đương nhiên là cái mà người khác muốn nhận hay đang cần đến. Khi chúng ta cho cái mà người khác xin chúng ta, đó là lúc chúng ta có thể đoan chắc rằng chúng ta sẽ làm vui lòng người ta vì chỉ khi ấy chúng ta mới hoàn tất những ước nguyện tỏ tường của họ. Và dĩ nhiên, nếu chúng ta thực lòng tìm cách cho anh ta điều duy nhất anh ta thích, chú ý đến tất cả những chi tiết anh ta đề cập, thì bấy giờ chúng ta không cần phải sợ rằng quà tặng của chúng ta sẽ không được đón nhận. Một lý do khác giải thích vì sao phải gạt bỏ những xao lãng có liên quan đến những bổn phận của chúng ta, đó là: bên cạnh mối bận tâm về công việc, chúng ta còn bận tâm về chính Cái Tôi, nhìn chung là dưới hình thức sợ hãi: chúng ta sợ bị thất bại, sợ bị quên lãng hoặc sợ không xuất hiện với vẻ rạng ngời nhất, hoặc ước muốn thất thường để làm vui lòng người khác. Nhưng khi chúng ta hy sinh Cái Tôi nơi mình một cách có ý thức, bao nhiêu có thể, thì bấy giờ những xao lãng ấy sẽ không còn dai dẳng và kéo dài nữa.
Tuy nhiên, khi đã nói và làm như vậy, thì quả là hữu ích để nhớ rằng những xao lãng là điều bình thường đối với con người, cũng như chúng ta thường chia trí trong hầu hết những công việc chúng ta làm. Chúng là kết quả của bản tính con người nơi chúng ta. Vì thế, nếu chúng ta không tự đào luyện mình bằng kỷ luật khắt khe để có thể tập trung vào công việc, chúng ta sẽ nhận thấy tâm trí chúng ta đi lang thang trong mọi việc chúng ta làm. Một cách làm tích cực hơn sẽ đảm bảo cho tâm hồn chúng ta thực sự hướng về Chúa, Ngài thực sự là tâm điểm đời ta và chúng ta sẵn sàng đánh mất mọi sự nhưng không đánh mất tình yêu của Ngài; bấy giờ chúng ta sẽ dễ dàng quy hướng về sự hiện diện của Ngài trong khi cầu nguyện. Vả lại, chúng ta sẽ khám phá từ kinh nghiệm rằng khi chúng ta phải vác những thập giá lớn, thì việc cầu nguyện của chúng ta sẽ nồng nàn hơn và ít bị chia trí hơn. Có thể trong những khoảnh khắc ấy, chúng ta tự động chú tâm vào nhu cầu của mình và cảm nhận nó như một nhu cầu của cuộc sống, vấn đề sống và chết; trong những lúc ấy sẽ chẳng còn vấn đề gì khác cả. Mối bận tâm của chúng ta chính là: ai là người có thể giúp đỡ chúng ta trong lúc khó khăn. Chúng ta hoàn toàn chú ý đến tất cả những gì người ta nói với chúng ta; nếu không chúng ta sẽ là những người thua cuộc đầu tiên. Vì thế, khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện, điều cần thiết là phải đặt mình vào tình huống như vậy. Chắc chắn, điều ấy sẽ giúp cho việc cầu nguyện của chúng ta được tập trung hơn!
SUY NIỆM 15
“Bao lâu có thể, chị nên cầu nguyện trong thinh lặng và hãy quý trọng sự thinh lặng. Hãy cố gắng sao cho có một chủ đề cầu nguyện ưa thích, chẳng hạn như suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Giê-su, về Bí Tích Thánh Thể, nhận thức về sự hiện diện của Chúa; đến trực tiếp với Chúa Giê-su mà không có quá nhiều vướng bận.” (trích từ một lá thư gửi cho chị gái [cũng là mẹ đỡ đầu], chị Marianne, 1837)
Cha Eymard tiếp tục với lời khuyên thực tế dành cho chị gái và cũng đồng thời là mẹ đỡ đầu của cha, chị Marianne. ‘Sự thinh lặng’ được đề cập đến trong lời khuyên của cha không chỉ là việc thiếu đi tiếng ồn hay phiền phức ở bên ngoài, nhưng còn cho thấy phẩm chất nội tâm trong việc cầu nguyện của chúng ta nữa. Nhìn chung, khi một người nào đó mới bắt đầu trong đời sống cầu nguyện, thì có rất nhiều từ ngữ và hình ảnh được dùng và hoàn toàn có thể thông cảm được điều này. Đây quả thực là một cuộc đàm thoại mà trong đó người cầu nguyện cảm thấy có nhu cầu cần phải diễn tả mọi chi tiết của sự việc cần xem xét. Thế nhưng khi kinh nghiệm về đường lối của Thiên Chúa được đào sâu, người ấy bắt đầu nhận ra rằng không cần dùng quá nhiều lời như vậy. Vì lẽ, Thiên Chúa biết tất cả những gì chúng ta cần trước cả khi chúng ta cầu xin Ngài (Mt 6,5-15).
Trong khi việc giữ thinh lặng trước Nhan Thánh Chúa quả là khó khăn đối với hầu hết mỗi người chúng ta, thì cần phải biết rằng việc thinh lặng ấy đem lại cho chúng ta cơ hội để đạt đến hình thức cao nhất của cầu nguyện. Và đó là vì khi chúng ta hoàn toàn thinh lặng, Cái Tôi không thể hoạt động và do đó, có rất ít trở ngại ngăn cản việc kết hiệp của chúng ta với Thiên Chúa. Cha Eymard cũng đề nghị những phương tiện khác để có được một cuộc trò chuyện nhanh chóng hơn với Chúa và những phương tiện đó là: có một chủ đề yêu thích dành cho việc cầu nguyện của chúng ta. Điều này cho phép chúng ta chạy thẳng đến Chúa mà không cần suy nghĩ quá nhiều về đề tài hay chủ đề mới hay khác lạ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cố gắng để xa tránh một cạm bẫy minh nhiên, và cạm bẫy đó chính là sa vào ‘vũng lầy’ yêu thích nhất của chúng ta, có thể nói như vậy. Do đó, khi chúng ta có cùng một chủ đề, tốt hơn hết là mở lòng ra để lắng nghe tất cả những gì Chúa nói với chúng ta trong mỗi dịp cụ thể. Một thuận lợi khác của chủ đề quen thuộc, đó là: nó đụng chạm đến tâm hồn chúng ta, và kích thích những cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Luôn luôn là điều dễ dàng hơn khi dừng lại chủ đề mà mình yêu thích. Cha Eymard thật khôn ngoan khi nói thêm rằng chúng ta nên tập trung vào việc chạy thẳng đến Chúa Giê-su, đừng có quá nhiều vướng bận hay thú vui xung quanh những cái tùy phụ. Khi chúng ta nằm gọn trong bàn tay Ngài, trước tiên chúng ta hãy lắng nghe những gì Ngài nói với chúng ta; chúng ta cũng để ý đến bất kỳ điều gì cụ thể mà Ngài có thể đang nói với chúng ta, thậm chí là qua một đề tài quen thuộc. Điều này thì quan trọng bởi lẽ có những điều chúng ta không thích và tìm cách tránh né, có lẽ một cách vô ý thức. Khi thiết lập tương quan với Chúa, tốt hơn hết là ở lại trong sự thinh lặng bao lâu có thể, để cho Thần Khí của Thiên Chúa hoạt động nơi chúng ta. Sau hết, điều quan trọng trong việc cầu nguyện, đó là: không phải những gì chúng ta làm, nhưng là những gì chúng ta để cho Thiên Chúa làm nơi chúng ta. Trong suốt buổi cầu nguyện, chúng ta phải trở nên như một bệnh nhân chuẩn bị được phẫu thuật; chắc chắn một điều là chúng ta không thể biết được bác sĩ phẫu thuật đã làm gì, chúng ta tin cậy trao phó mạng sống mình vào tay người ấy và chấp nhận tất cả những gì người ấy làm cho chúng ta; chúng ta tin rằng người ấy sẽ làm những gì tốt nhất cho chúng ta. Và trong những trường hợp này, kết quả luôn luôn là mỹ mãn nhất. Chúng ta mong đợi điều tương tự khi tin tưởng phó thác đời mình vào bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, Đấng trong mọi tình cảnh luôn muốn điều tốt nhất cho chúng ta!
SUY NIỆM 16
“Người ta sợ mất quyền lực và sợ mất phương hướng. Chúng ta không thuộc về tự nhiên cũng như siêu nhiên. Chúng ta có thể làm gì? Hãy bước theo ân sủng. Hãy để tâm trí làm quen với chân lý mà ân sủng của Thiên Chúa đang đổ xuống. Phải mất cả một tuần hay hai tuần để một chân lý trở nên tự nhiên và quen thuộc, thế nhưng chúng ta phải làm cho nó trở thành tâm điểm của lòng đạo đức nơi chúng ta và hãy để mọi thứ quy tụ về nó.” (Gửi cho cô Mathilde Giraud-Jordan, 1868)
Lại một lần nữa trong lời khuyên nhủ thực tế này, chúng ta thấy tài năng xuất chúng của cha Eymard trong việc hướng dẫn người khác về đời sống tâm linh. Quả thực là mọi người lo sợ bị mất quyền lực, mất tự chủ trên cuộc đời mình. Bình thường, mọi người không chỉ muốn kiểm soát được mỗi biến cố xảy ra trong đời mình, nhưng còn muốn biết và cảm nhận được cảm giác bị kiểm soát nữa. Và việc đánh mất sự kiểm soát, thậm chí là trong một thời gian ngắn, có thể là rất nguy hiểm, thậm chí đưa đến những ý nghĩ và nỗ lực muốn tự sát. Vì thế, khi Đức Giê-su mời gọi các môn đệ ‘từ bỏ chính mình vì Thầy’ (Mc 8,35) thì đó có thể là nỗi sợ hãi lớn nhất của tất cả mọi người, cho dù người môn đệ đã ý thức chọn lựa để nhìn nhận Đức Giê-su là ông chủ của đời mình, thế nhưng việc tự khẳng định mình sẽ vẫn tiếp tục diễn ra một thời gian dài trong tương lai. Đó là lý do vì sao đời dâng hiến lúc đầu được xem như ‘việc hoàn toàn đi theo Đức Giê-su’ dựa trên lời khấn vâng phục, qua đó ứng sinh hoàn toàn dâng hiến quyền hoạch định đời mình theo suy nghĩ của bản thân. Việc tận tâm thực hành tinh thần vâng phục, thậm chí như thánh I-nha-xi-ô đã vạch ra một cách rõ ràng, đã đem lại cho con người một sự tự do và an bình nội tâm vô biên. Thế nhưng, bản chất con người là gì, ít ra là luôn luôn có một phạm vi nhỏ mà trong đó người ta muốn cảm thấy rằng ở đây ít ra ‘tôi’ chịu trách nhiệm: ‘bạn có thể mua lưng của tôi nhưng bạn không thể mua được ý chí của tôi!’ Khi nhận ra khuynh hướng này nơi chúng ta, cha Eymard khuyên chúng ta đừng để cho Cái Tôi thống trị cuộc đời chúng ta. Cha đề nghị rằng chúng ta hãy làm cho chân lý cụ thể này trở thành một thói quen trong tâm trí chúng ta, để những tiến trình cơ bản được thiết lập và người ta không tốn thì giờ di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác. Khi đã giành được uy thế trong một lãnh vực nào đó, bấy giờ chúng ta sẽ chuyển sang lãnh vực kế tiếp mãi cho đến khi mọi người được đặt dưới sự cai trị của Thánh Thần.
Vả lại nếu việc này cứ tiếp tục diễn ra một cách tốt đẹp, người ta sẽ cần phải hăng hái hoàn thành công việc ấy. Cũng như một người không thể thủ đắc bất kỳ kỹ năng nào, chẳng hạn như nghệ thuật chơi đàn vi-ô-lông mà không có lòng đam mê với nó, cũng thế người ta không thể hoàn toàn thuận theo Thần Khí của Thiên Chúa nếu người ta không tự mình cam kết loại bỏ Cái Tôi đi để cho Thần Khí ngự trị, và điều đó đòi hỏi nỗ lực và sự kiên trì. Chỉ khi đó nó mới trở thành trung tâm mà mọi thứ khác hướng đến. Sự khác biệt giữa việc say mê một thứ gì đó với ước muốn đơn thuần, đó là: khi chúng ta đam mê, chúng ta sẽ tìm cách đạt được nó, hy sinh mọi thứ vì nó. Còn khi chúng ta chỉ đơn thuần muốn một thứ gì đó, chúng ta sẽ tìm kiếm nó lúc thuận tiện, khi chúng ta không còn điều gì khác để làm,…
SUY NIỆM 17
“Hãy giữ cho tâm hồn chị được bình an, để có thể chú ý và trung thành với tác động bên trong của Thánh Thần.” (Gửi cô Stephanie Gourd, tháng 11 năm 1850)
Việc Đức Giê-su trao ban cho chúng ta Thần Khí của Người trước khi rời bỏ thế gian này là một điều không thể nghi ngờ. Kinh nghiệm của Hội thánh
thời sơ khai, như được trình thuật trong sách Công vụ Tông đồ, đảm bảo cho chúng ta rằng các tông đồ, những người bị nỗi sợ hãi đeo bám khi Đức Giê-su chịu chết, đã được biến đổi thành những nhân vật chính của biến cố Phục sinh của Đức Giê-su_ Đấng Cứu Độ sau kinh nghiệm Lễ Ngũ Tuần. Hầu hết mọi biến cố trong trình thuật của sách Công vụ Tông đồ được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần. Và điều này cũng đúng với Hội thánh ngày nay.
Thế nhưng, có một điều kiện quan trọng cần phải được thực hiện nếu như muốn Thần Khí có thể hoạt động ngang qua những con người bình thường có đức tin vững mạnh. Chúng ta lưu ý rằng mặc dù Chúa Phục Sinh đã trao ban Thần Khí cho các tông đồ vào ngày Phục sinh, thế nhưng các ông phải mất “40 ngày” để có thể để cho Thần Khí biểu lộ chính mình ngang qua cuộc đời của các ông. Và đó là vì niềm tin của các ông chưa đủ trưởng thành. Những kinh nghiệm khác mà các ông trải qua trong suốt giai đoạn này cho phép các ông nắm bắt được chân lý rằng giờ đây Đức Giê-su đang ở với các ông dưới một cách thức hoàn toàn mới và khác lạ. Các ông phải học cách nhận ra Người hiện diện nơi từng con người bước vào cuộc đời của các ông. Và sự thật là giờ đây không còn cách thức hay con đường thích hợp nào để Đức Giê-su có thể đến được với các ông, các ông cần phải được cảnh tỉnh mọi lúc.
Học được bài học này quả là khó khăn biết chừng nào, lại còn nhiều điều ngạc nhiên cũng như mạo hiểm nữa, và điều đó sẽ làm cho mọi thứ ngày càng trở nên hấp dẫn và hứng thú hơn. Tuy nhiên, đòi hỏi căn bản đó là: một sự an bình nội tâm cho phép các ông chăm chú lắng nghe điều mà Thần Khí đề nghị trong mỗi trường hợp. Đặc biệt khi có sự rối loạn vì Bản Ngã bị kích động sẽ tìm cách thực hiện những đòi hỏi của nó, lúc bấy giờ tiếng nói êm dịu của Thần Khí sẽ bị gạt sang một bên, và quả là khó khăn hoặc thậm chí là không thể phân định được lời giáo huấn của Ngài.
Chúng ta sống cách biệt với các tông đồ gần 20 thế kỷ, chúng ta thấy rằng chúng ta không tiến bộ gì mấy vì những việc làm của Thần Khí Thiên Chúa vào thời này cũng giống như thời các tông đồ. Và trong đời sống của chúng ta cũng vậy, chúng ta cần sự an bình và thinh lặng nội tâm sâu thẳm nếu chúng ta ao ước chú ý đến những hoạt động của Thần Khí Thiên Chúa. Và thực sự khi chúng ta có thể bước theo sự linh hứng của Ngài, chúng ta sẽ được chúc phúc trong mọi bước đường chúng ta đi. Nơi đâu có Thần Khí, nơi đó có ‘tình yêu, hoan lạc, an bình, kiên nhẫn, nhân từ, rộng lượng, trung tín, hiền hòa, và tự chủ’ (Gl 5,22-23). Sự hiện diện hữu hình của những hoa trái này giúp chúng ta biết được chúng ta đang thực sự lắng nghe đến mức nào, và bước theo sự linh hứng của Thần Khí trong đời sống hằng ngày của mình như thế nào. Nó cũng cho phép chúng ta phân định điều gì chúng ta cần làm hơn để quyền năng của Thần Khí ngày càng trở nên hiệu quả hơn nơi chúng ta. Và điều đó đem lại cho chúng ta sự can đảm và sức mạnh để thi hành và cảm nghiệm được sức mạnh của Nước Chúa. Hạnh phúc thay người nào biết đón nhận Thần Khí Thiên Chúa như vị khách thường xuyên của cuộc đời mình!
SUY NIỆM 18
“Hãy sống nhờ Thánh Thể, như dân Do Thái đã sống nhờ manna. Tâm hồn chị có thể tận hiến trọn vẹn cho Thánh Thể, và trở nên thánh thiện ngay giữa công việc cũng như những liên hệ của chị với thế giới.” (Gửi cho cô Isabelle Spazzier, tháng 11 năm 1859).
Đối với những ai có một đời sống bận rộn và náo nhiệt với hàng nghìn chuyện để chú tâm, như trường hợp của nhiều người trong chúng ta ngày nay, thì có hai điều trở nên rất quan trọng: chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và những bài tập thể dục phù hợp. Khi chúng ta thực hiện cuộc hành trình băng qua sa mạc cuộc đời, cảm thấy lo lắng và hoang mang ‘như đàn chiên không người chăn’, thì chúng ta cần phải có một nguồn lực đổi mới. Và qua lòng nhân từ vô biên của Người, Đức Giê-su, Đấng Cứu Độ chúng ta, đã ban điều này cho chúng ta dưới hình Thánh Thể. Chúng ta đến tham dự Thánh Lễ trước hết là để được nuôi dưỡng nhờ vào Lời ban sự sống của Người, và sau đó là nhờ vào Mình và Máu của Người vốn đem lại sự sống.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ lại rằng những ân huệ mà Đức Giê-su ban cho chúng ta không diễn ra một cách tự động. Những ân huệ ấy cũng đòi hỏi hàng loạt những nỗ lực từ phía chúng ta. Khi lắng nghe Lời Chúa, chẳng hạn, thì việc nghe được những âm thanh và hiểu được những ý nghĩa nông cạn quả thực là chưa đủ; người ta còn cần hoàn toàn mở lòng ra và đón nhận, hầu như là dưới hình thức chiêm niệm, vì Lời sản sinh hiệu quả sung mãn và đầy sức mạnh. Và điều này cũng áp dụng cho Bánh Thánh và Máu Thánh trong Thánh Lễ, nếu không có đức tin sống động, thì Bánh Thánh và Máu Thánh ấy không thể biến đổi chúng ta theo cách mà Đức Giê-su muốn biến đổi chúng ta thành chính Người! Trong thời đại ngày nay, chúng ta thật may mắn khi các Ki- tô hữu ở mọi nơi trên thế giới có thể cử hành Thánh Thể hằng ngày bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ và thường không có quá nhiều điều bất tiện khi đi du lịch, cũng như những tiện nghi khác. Thế nhưng, thật đáng tiếc, quá ít người, một tỉ lệ không nhỏ, chưa có được sự trợ giúp lớn lao này. Và thậm chí khi họ tham dự, nhiều người vẫn chỉ thích dừng lại ở mức độ hời hợt của ‘lòng tôn sùng’, điều mà thánh Phao-lô thường gọi là ‘sữa’, (1Cr 3,2) họ xa tránh đồ ăn bổ dưỡng hơn, nhưng lại đòi hỏi ‘thức ăn đặc’ do Thiên Chúa ban, đó là: hoàn toàn vâng theo ý định của Thiên Chúa trong mọi lúc! Tuy nhiên, khi một ai đó cảm nếm được những cao lương mĩ vị mà Thiên Chúa ban cho, thì không gì có thể ngăn cản người ấy sống nhờ Đức Giê-su. Không gì có thể ngăn cản người ấy chạy đến với Người trong mọi lúc; không gì có thể ngăn cản sự sẻ chia của chúng ta với người ấy trong mọi tình cảnh; không gì có thể ngăn cản người ấy trở nên Đức Giê-su trong tinh thần và chân lý.
Một vài người có thể cảm thấy rằng sự kết hợp với Chúa kiểu này sẽ tạo ra một sự tách rời khỏi lịch làm việc mà chúng ta dự kiến trong đời sống thường ngày. Trái lại, làm việc trong sự cộng tác mật thiết với Đức Giê-su có thể soi chiếu cho công việc của chúng ta, vì lúc đó ‘không phải tôi sống mà là Đức Ki-tô sống trong tôi’ (Gl 2,20). Tuy nhiên, điều này cần phải được cảm nghiệm một cách cá nhân trước khi người ta có thể bảo đảm về tính hiệu quả của nó: Trong lời trích dẫn trên của cha Eymard, chúng ta có thể hiểu từ ‘thánh’ theo nghĩa gốc của Kinh Thánh chính là ‘khác biệt’, ‘làm mới lại’! Người nào sống gần Đức Giê- su sẽ khác biệt trong nhiều phương diện, vì sự tốt lành và lòng nhân từ của Chúa chắc chắn sẽ thanh tẩy người ấy, thậm chí là không cần người ấy phải hiểu rõ!
SUY NIỆM 19
“Hãy có một tình yêu vĩ đại dành cho Đức Giê-su hiện diện nơi Bí Tích Tình Yêu; đó là cây sồi thánh thiêng trong sa mạc. Là manna từ trời dành cho khách lữ hành. Là con tàu thánh. Là sự sống và Thiên đường của tình yêu trên mặt đất này.” (Gửi cho những người con của Mary, tháng 11 năm 1851)
Đời sống Ki- tô hữu thường được sánh ví với một cuộc hành trình qua sa mạc từ “Ai Cập” chính là Cái Tôi của chúng ta đến “Miền Đất Hứa” chính là sự kết hiệp mật thiết với Chúa Cha. Hành trình đầu tiên của dân Ít-ra-en băng qua sa mạc sau này trở thành kiểu mẫu cho đời sống Ki-tô hữu. Cuộc hành trình này có những lúc lên xuống, có ngày tốt ngày xấu, thế nhưng giữa tất cả những thăng trầm ấy, thật là phúc cho người Ki-tô hữu nào tìm thấy nguồn trợ lực vĩnh cửu giúp họ chịu đựng mọi thử thách trong suốt cuộc hành trình. Cha Eymard là một người may mắn đã khám phá ra sự phong phú của Thánh Thể, Bí Tích Tình Yêu. Nơi đây, người ta sẽ không bao giờ phải khát hay đói nữa “Hãy đến với Tôi… Tôi là bánh sự sống. Hễ ai đến với tôi sẽ không bao giờ đói, và hễ ai tin vào tôi sẽ chẳng bao giờ khát” (Ga 6,35).
Đức Giê-su không chỉ đáp ứng những nhu cầu của những ai tìm đến với Người và xem Người như nguồn trợ lực duy nhất, nhưng Người còn ban cho họ những cao lương mĩ vị hiếm có đến nỗi họ sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng nổi. Sau hết, Người biết những nhu cầu đích thực của chúng ta là gì và bên cạnh đó, Người có đủ quyền năng để có thể ban phát những điều ấy cho chúng ta một cách dồi dào. Hơn nữa, khi chúng ta hoàn toàn phó thác đời mình vào tay Người, Người sẽ chăm lo cho mọi nhu cầu của chúng ta trước cả khi chúng ta cầu xin Người. Điều ấy như thể là Người động viên chúng ta thăng tiến hơn nữa qua việc tuôn đổ những hồng ân! Nếu chúng ta tự đào luyện mình để nhận ra những ân huệ này và đủ trông cậy vào Người khi mọi sự không diễn ra theo ý chúng ta, thì sẽ không bao giờ có một ngày mà chúng ta không cảm nghiệm được lòng nhân từ yêu thương của Người.
Trở lại Cựu Ước, Thiên Chúa đảm bảo cho dân Ngài qua ngôn sứ Giê-rê-mi-a rằng: “ Vì chính Ta biết các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi – sấm ngôn của Ðức Chúa -, kế hoạch thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để các ngươi có một tương lai và một niềm hy vọng. Bấy giờ các ngươi kêu cầu Ta, các ngươi đến cầu nguyện với Ta, Ta sẽ nhận lời các ngươi. Các ngươi sẽ tìm
Ta và các ngươi sẽ thấy, bởi vì các ngươi sẽ hết lòng kiếm Ta, Ta sẽ cho các ngươi được gặp – sấm ngôn của Ðức Chúa. Ta sẽ đổi vận mạng của các ngươi và sẽ thu họp các ngươi về từ khắp các dân, từ mọi nơi Ta đã xua các ngươi đến – sấm ngôn của Ðức Chúa -, Ta sẽ dẫn các ngươi trở về nơi Ta đã bắt các ngươi phải rời xa để đi đày.” (Gr 29,11-14).
Khi khám phá ra kho tàng này, chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta thực sự đang sống trên Thiên đàng, không thiếu thứ gì cả. Những lời của Thánh vịnh 23 sẽ đúng với cuộc đời của chúng ta: “Người dẫn tôi đi trên đường ngay chính…dầu qua lũng âm u, tôi sợ gì nguy khốn…Chúa dọn sẵn cho tôi bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu tôi Chúa xức đượm dầu thơm. Ly rượu tôi đầy tràn chan chứa” (câu 4-7). Chúng ta sẽ không chỉ hạnh phúc khi nhìn về cuộc hành trình của chính mình, nhưng chúng ta còn có thể giúp đỡ nhiều người khác xung quanh chúng ta khi họ gặp thử thách trên đường đời. Khi biết cách sử dụng kho tàng này, chúng ta sẽ không còn trải qua cuộc đời ‘than van và khóc lóc trong lũng đầy nước mắt…’ như chúng ta vẫn thường đọc trong kinh nguyện truyền thống, ‘Lạy Nữ Vương! Mẹ nhân lành…!’
SUY NIỆM 20
“Khi chúng ta làm việc nặng nhọc, chúng ta phải ăn uống đầy đủ. Thật là một niềm vui khi cô có thể thường xuyên Rước Lễ! Đó chính là cuộc sống của chúng ta và nguồn trợ lực cho chúng ta trong cuộc sống này – Hãy rước lễ thường xuyên và Chúa Giê-su sẽ biến đổi cô thành chính Người.” (Gửi cho cô Grisaud, tháng 1/1855)
Chúng ta cần nhớ lại rằng: vào thời cha Eymard, việc Rước Lễ thường xuyên là một hiện tượng hiếm thấy. Ngoại trừ những người đạo đức thánh thiện tận hiến cuộc đời để loan báo Nước Trời thì mới được đặc ân rước Chúa, Đấng hiện diện nơi Bí Tích tình yêu, mỗi ngày. Còn tất cả những người khác chỉ được thỏa lòng ước nguyện vào dịp chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể. Ngược lại với nền tảng này, cần phải chú ý đến cách làm của cha Eymard, khi cha so sánh Thánh Thể với của ăn nuôi dưỡng thể lý hằng ngày của chúng ta. Rõ ràng là chúng ta càng làm việc nặng nhọc, chúng ta lại càng cần nhiều năng lượng và sức khỏe hơn, và điều đó chỉ có thể xuất phát từ hai con đường. Chúng ta cần phải ăn những đồ ăn bổ dưỡng, những loại thực phẩm có tác dụng bồi bổ sức khỏe và sự phát triển, và kế đến chúng ta cần tập thể dục để đảm bảo rằng những gì chúng ta ăn sẽ được tiêu hóa và biến đổi thành năng lượng đáp ứng cho công việc mà chúng ta cần làm. Chỉ khi ấy chúng ta mới có thể thực hiện được những công việc căng thẳng trong một thời gian đáng kể.
Chân lý chứa đựng trong lời khẳng định của cha Eymard, đó là: của ăn mà chúng ta lãnh nhận trong Thánh Lễ chính là con người của Đức Giê-su, chứ không phải là một thứ bánh phép thuật tự động biến đổi con người ta thành một người khổng lồ về mặt tinh thần. Chúng ta cần phát triển một mối tương quan cá vị sâu sắc và đằm thắm với Chúa Giê-su, và điều này chỉ có thể xảy ra thông qua việc tương giao thường xuyên và có ý thức. Vì thế, việc cử hành Thánh Thể sẽ phải trở thành một hôn ước riêng tư với Chúa, lắng nghe Lời Chúa trong phần đầu của phụng vụ, nắm bắt điểm mấu chốt liên quan đến tình yêu của Chúa Cha dành cho chúng ta và sau đó đi đến việc dâng hiến hoàn toàn mọi khía cạnh mà Cái Tôi vẫn thống trị. Khi đã thực hiện việc này dưới hình thức biểu tượng trong suốt buổi cử hành, thì cần phải áp dụng việc dâng hiến này trong suốt ngày sống.
Bất cứ ai chuẩn bị lãnh nhận một của ăn tinh thần như thế đều có thể được đảm bảo về một sự thăng tiến hết sức kinh ngạc, vì mục đích mà Chúa Giê-su ban Thánh Thể cho chúng ta chính là chúng ta có thể được kết hiệp với Người qua việc cộng tác vào ơn cứu độ của chính chúng ta cũng như giúp Người đến với ‘những con chiên khác’ đang cần nghe tiếng nói của Người thông qua chúng ta. Tiến trình này có thể không lãng mạn lắm, thế nhưng nó sẽ rất thực tế và chắc chắn. Sau một thời gian dài, những người xung quanh sẽ có thể nhận ra sự khác biệt nơi cuộc đời của con người này. Chúng ta biết rằng sau khi nghe rất nhiều về sự thánh thiện của cha sở họ Ars, một người đàn ông đã đến thăm cha để xác minh sự việc. Khi trở về, bạn bè của người đàn ông ấy hỏi ông về những gì ông đã thấy ở Ars, người đàn ông đã thốt lên: “Tôi đã gặp Chúa nơi con người ấy!” Những ai đã biết cha Eymard vào thời ấy sẽ có thể nói tương tự như vậy, mặc dù họ có thể nói một điều gì đó đại loại như: ‘Tôi đã thấy Thánh Thể nơi thịt và máu!’ Điều ấy chẳng lẽ không làm cho họ dễ dàng nhận ra Chúa Giê-su như một con người thực sự trong Bánh Thánh Thể hay sao?!
SUY NIỆM 21
‘Hãy ở lại dưới chân của Nhiệm Tích Thánh Thể’
Đối với cha Eymard, có lẽ được trao ban như một ân huệ đặc biệt, Thánh Thể luôn luôn là chính con người Đức Giê su chứ không phải chỉ là sự hiện diện khách thể thực sự của Ngài ở bên ngoài. Chính nơi Bí Tích Thánh Thể mà chúng ta gặp gỡ con người Đức Giêsu, Chúa phục sinh, Đấng đang sống một cách thực sự và tròn đầy giữa chúng ta. Và điều Ngài mong muốn nhất khi ở lại với chúng ta nơi Bí Tích Thánh Thể chính là chúng ta tương quan với Ngài như một nhân vị, qua cuộc đối thoại cá nhân vàtình yêucủa hai bên dành cho nhau. Nếu không có niềm tin sâu đậm và sống động, mức độ tương quan với con người Đức Giêsu sẽ thật là khó đối với các Ki-tô hữu, tuy nhiên, nếu chúng ta thường xuyên tự nhắc nhở mình về sự hiện diện cá nhân của Đức Giêsu, thì sẽ làm cho điều đó trở nên dễ dàng hơn.
Hơn nữa, điều đó cũng sẽ làm cho việc cầu nguyện của chúng ta đơn giản và hiệu quả hơn. Đơn giản là bởi vì không có gì đơn giản hơn việc đáp trả lại một người bạn yêu dấu mà chính chúng ta nhận ra sự hiện diện của người ấy. Chúng ta sẽ không cần những lời lẽ thanh tao và những lời nguyện dài dòng mà chúng ta thường bám vào đó như thể là muốn gây ấn tượng đối với Thầy chí thánh của chúng ta. Tất cả những gì chúng ta cần, đó là: một con tim rung động với tình yêu và điều đó sẽ đảm bảo cho mối hiệp nhất của chúng ta với Đức Giê-su, Đấng đang hiện diện ở đó với chúng ta, cho dù chúng ta không nói một lời nào cả.
Tuy nhiên, khi chính Đức Giêsu thu hút sự chú ý của chúng ta để liên kết tình yêu của chúng ta dành cho Ngài với tình yêu dành cho anh em của chúng ta, thì điều quan trọng cần đảm bảo đó là: trong lúc chúng ta dành thời giờ để trò chuyện với Đức Giêsu, thì chúng ta không ở lại trong sự bất hòa với bất kỳ anh em nào của mình ít nhất là không phải một cách ý thức và tự do. Chúng ta nhớ lại lời răn dạy của Đức Ki-tô: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Là con người, nhiều lần chúng ta sẽ gặp khó khăn, không nghi ngờ gì, nhưng chúng ta làm cho những tương quan căng thẳng ấy trở thành chủ đề cho cuộc đối thoại và trò chuyện của chúng ta với Chúa.
Ngạc nhiên biết bao khi sự hiện diện của Đức Giê-su có sức mạnh rút ra điều tốt nhất nơi chúng ta, thậm chí khi chúng ta đang phải chiến đấu trong một thời gian dài để loại bỏ khỏi mình những ngáng trở bằng sự khéo léo của chính chúng ta. Quả thực, chẳng có gì mà Đức Giê-su không thể làm nơi một con người biết mở lòng ra đón nhận tình yêu biến đổi của Ngài. Vì thế, chúng ta cần thực hiện sự hiệp nhất này ở hai cấp độ: sự hiệp nhất cá nhân của chúng ta với Đức Giê-su nơi Bí Tích Tình Yêu, cũng như sự hiệp nhất của chúng ta với tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là với những người chúng ta giao tiếp hằng ngày. Vì suy cho cùng, tình yêu của chúng ta đối với người thân cận sẽ luôn luôn là sự thử thách về sự chân thành cũng như chiều sâu của tình yêu mà chúng ta dành cho Thiên Chúa. Thánh Gio-an nhắc nhở chúng ta “Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Ðây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình.” (1 Ga 4,20- 5,1).
SUY NIỆM 22
“Ân huệ trong các ân huệ chính là lòng tôn sùng Thánh Thể.”
Vào thời đại ngày nay, chúng ta ý thức rằng Thánh Thể có thể được hiểu theo hai nghĩa chính, không mâu thuẫn nhưng hoàn thiện lẫn nhau. Điều này ám chỉ đến sự hiện diện của Đức Giê-su nơi Thánh Thể và hai ý nghĩa ấy được đề cập đến như là sự hiện diện ‘tĩnh tại’ và ‘năng động’ của Đức Giê-su nơi Nhiệm Tích Thánh. Vì thế, trong lời khẳng định của cha Eymard, điểm quy chiếu trực tiếp chính là sự hiện diện năng động của Đức Giê-su, chứ không phải là khía cạnh nào khác.
Nội dung của hạn từ ‘devotion’ (tạm dịch: lòng tôn sùng) có thể được diễn tả như sau: tình yêu dành cho, gắn kết vào, cam kết với,… Vì thế, lòng tôn sùng Thánh Thể sẽ khuyến khích chúng ta đi vào sự năng động vàhiểu được lý do vì sao Đức Giê-suhiện diện với chúng ta dưới một cách thức chân thật. Đức Giê-su không để lại cho chúng ta sự hiện diệncủa Người nơi Nhiệm Tích Thánh Thể chủ yếu là để cho chúng ta có thể thờ lạy Người; nhưng khát vọng cao cả của Người chính là để biến đổi chúng ta thành những người mà theo cách gọi của cha Eymard chính là ‘những người tôn thờ đích thực’, những con người dập khuôn theo tâm hồn của Người. Bởi vậy, cốt lõi của cuộc đời Đức Giê-su với tư cách là Đấng Sáng Tạo và Đấng Cứu Độ chính là Người đã vâng phục Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá! (x Pl 2,5-11). Vì thế, lòng tôn sùng Thánh Thể của chúng ta phải biến chúng ta trở nên giống Đức Giê-su, trước hết và trên hết qua khía cạnh mối tương quan của Người với Chúa Cha. Sự vâng phục chân thành đầy tình con thảo đối với Chúa Cha không phải là một điều gì đó mà chúng ta có thể đạt được bằng chính sức lực của mình, vì khi từ bỏ chính mình hầu như chúng ta sẽ trở thành chủ thể đối với Thiên Chúa hay thậm chí là đối với người khác. Chính Thần Khí hiện diện trong chúng ta mới là Đấng có thể linh hứng và thêm sức để chúng ta vâng