Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 12 ngày 10

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

Hãy trở nên một vị thánh,  để trên trời có thể cử hành lễ kính của con! Trở nên một vị thánh, yêu mến Chúa chúng ta, hy sinh ngôi vị của con cho Ngài và vui mừng tận hiến cả cuộc đời con cho Ngài.” [Gửi cho cô Ma-gơ-rít Gui-lốt, tháng 11/1866]

Trước tiên, lời đề nghị của cha Eymard muốn ám chỉ đến việc quy hướng về bản thân mình và ra sức làm việc để tìm kiếm  phần thưởng trên trời. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhìn lời khẳng định này dưới một ánh sáng khác nếu chúng ta tự phác họa mình giống như người con hoang đàng mới trở về nhà. Tiệc mừng anh trở về đã bắt đầu từ lúc anh bước vào nhà cha mình, nhưng bản thân anh tự biết rằng còn nhiều điều khác nữa đang xảy đến, vì thế anh cần phải biết ơn và hướng đến tiệc mừng trọng đại hơn.

Khi để ý đến những ý nghĩa mà cha Eymard đề nghị, chúng ta thấy rằng cha không chấp nhận cách thức của một người làm thuê hay người đầy tớ. Tình yêu là cái cụ thể hóa những thành viên trong gia đình, trong khi người đầy tớ chỉ có thể kính trọng và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với chủ của mình, nhưng hầu như anh ta không có tình yêu theo đúng nghĩa nhất. Hơn nữa, Quà Tặng Bản Thân (gift of self) là điều được nhiều người mong đợi để liên kết với người khác bằng tình yêu. Nói chung, người làm thuê thì không mong chờ được chung phần gia sản của ông chủ; nhiệm vụ của anh đơn thuần chỉ là làm những gì được chỉ định với một sự trung tín bao nhiêu có thể. Mọi thứ khác sẽ xảy ra từ một mối tương quan sâu đậm hơn. Bây giờ, điều đó trở nên có thể khi Ông Chủ chọn lựa để tương quan với người đầy tớ, không còn như một nô lệ nhưng như  một người bạn hay họ hàng ruột thịt.

Chúng ta có một mẫu gương tuyệt hảo về điều này nơi Viên sĩ quan trong Tin Mừng, người đã quá lo lắng cho đầy tớ của mình đến nỗi sai sứ giả đến gặp Chúa Giê-su để xin chữa lành cho người đầy tớ (Lc 7:2-9). Nếu ông ta tiếp tục rộng mở như vậy thì rõ ràng là Viên đại đội trưởng đã yêu mến và xem người đầy tớ này như một đứa con,chứ không phải là một tên nô lệ. Dĩ nhiên, đó là sự chọn lựa tự do của ông và ông có thể làm điều đó cho bất kỳ người nào ông chọn. Thế nhưng, ngược lại thì sẽ không đúng: không đầy tớ nào có thể đòi hỏi mình được đối xử như một thành viên trong gia đình khi mà mối tương quan đơn giản chỉ là của một người đầy tớ. Và thậm chí nếu anh ta đã thực hiện một trăm lần, nhiều hơn những gì anh  ta được mong đợi. Như Chúa Giê-su phán ‘Anh em cũng thế, sau khi anh em đã làm xong mọi việc thì hãy nói “chúng tôi chỉ là những đầy tớ bất xứng, chúng tôi chỉ làm những việc bổn phận thôi!”’ (Lc 17,10).

Khi nhận ra rằng Chúa Giê-su đã chấp nhận chúng ta như những bạn hữu, không còn phải như những đầy tớ như đã được trình thuật trong bối cảnh của Bữa Tiệc Ly, chúng ta sẽ đặt trái tim và linh hồn mình vào mọi công việc chúng ta làm, biến nó thực sự trở thành một hành động yêu thương vô vị lợi dành cho tất cả những ai Chúa gửi đến trong cuộc đời chúng ta. Tình yêu phải trở nên nguyên lý hướng dẫn của đời sống chúng ta, để chính tình yêu và chỉ có tình yêu mới chiếm hữu cuộc đời chúng ta! Rõ ràng, điều này là không thể bao lâu chúng ta còn có khuynh hướng quy về mình và chẳng làm gì để đẩy lui Cái tôi ra khỏi chính mình. Tình yêu luôn luôn hướng về người khác chứ không phải quy về chính mình. Vì thế, chúng ta hãy tận hiến trọn cuộc đời mình để phục vụ Chúa Giê-su ‘Đấng đã yêu thương tôi và thí mạng vì tôi!’ (Gl 2,20).