15 ngày cầu nguyện với Thánh Phêrô Giulianô Ema,

Vị Thánh của Thánh Thể

   Linh Mục Manuel Barbiero SSS 2013    

PHÊRÔ – GIULIANÔ EYMARD ,
THÁNH THỂ : MỘT ĐỜI ĐAM  MÊ (1811 – 1868)

Ngang qua một hành trình có phần nào đặc biệt, Thiên Chúa đã dẫn đưa Thánh Phêrô Giulianô đến vị trí sáng lập hai Hội Dòng, Linh Mục Thánh Thể và Nữ Tỳ Thánh  Thể, rồi đến dự án Hiệp Hội cho giáo dân cùng một đặc sủng, rồi dự trù một  hội giúp đào tạo tâm linh Thánh Thể cho linh mục triều, và khởi xướng Đại Hội Thánh Thể quốc tế. Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã giới thiệu  Ngài cho toàn Giáo Hội như là “tông đồ ưu tuyển của Thánh Thể” (9 tháng 12 năm 1995)………….

Thánh Phêrô-Giulianô Eymard trải qua cuộc đời với nhiều giai đoạn khác nhau. Sau  những ngày thử sống với Dòng Đức Maria Vô Nhiễm tại Marseille (1829), cha vào Đại Chủng Viện Grenoble (1831). Thụ phong linh mục năm (1831), được bài sai phó xứ Chatte năm (1834-1837), rồi cha sở  Monteynard (1837 – 1839). Cha theo tiếng gọi sống đời tu vào Dòng Maristes (1839), và ở đó cho đến ngày Lập Dòng Thánh Thể tại Paris (13 / 5 /1856). Với những  giai đoạn đó ta thấy được hành trình nội tâm của cha.

Để tìm việc làm, gia đình cha Eymard đã đổi di trú và đến ở La Mure (1804). Bầu khí gia đình rất khắc khổ, ghi dấu bởi đau khổ , nhưng cũng rất nhiệt tình và cởi mở. Thân phụ của Phêrô Giulianô là ông Julien Eymard đã tái hôn. Ong chứng kiến hai bà vợ chết với sáu con. Ong nhận một cô nghĩa tử vào gia đình. Khi Phêrô Giulianô tỏ ước muốn làm linh mục, ông phản đối và từ chối.. Chính nơi thánh địa Đức Bà Laus, Phêrô Giulianô gặp được sự khích lệ bền chí trong quyết định đó. Đồng thời vẫn làm việc ở căn hộ nghề nghiệp gia đình, và lén lút học tiếng latinh chuẩn bị vào chủng viện.

Suốt 5 năm, Ngài làm mục vụ tại giáo phận Grenoble. Ngài hiến thân trọn vẹn cho sứ vụ mục vụ với tất cả chú tâm đến người nghèo và người bệnh tật. Ý thức về việc huấn luyện kiến thức rời rạc và giới hạn của mình, vì thế suốt đời Ngài luôn tiếp tục tự huấn luyện mình và cởi mở với những kiến thức mới mẻ. Ngài nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa, các Giáo Phụ trong Giáo Hội, với Tín Lý của Công Đồng Tridentinô.

Chính thời gian  làm mục vụ ở Chatte (1834 – 1837) Cha nhận được ơn giải thoát khỏi cái nhìn tiêu cực thiêng liêng, và đạt đến cái nhìn tích cực tập trung vào tình yêu Thiên Chúa. Được gợi hứng về đời sống tu trì, cha đã xin giám mục rời giáo phận để vào Dòng Maristes.

Ngày 20 tháng 8 năm 1839, cha Eymard khởi đầu năm Tập tại Lyon. Tháng 11 năm 1839, cha Tổng quyền Jean –Claude Colin giao cha trách nhiệm  hướng dẫn thiêng liêng cho trường trung học Belley.  Chính tại đây, ngày 16 tháng 2 năm 1840,  cha tuyên khấn . Việc mục vụ của cha bên thiếu nhi và  thanh thiếu niên rất  hiệu quả.

Từ tháng 11 năm 1844, Cha Colin gọi cha về Lyon làm phó tổng quyền , đến 1846 làvị tổng kinh lý.Tháng 12 năm 1845, cha Colin giao Ngài làm giám đốc Dòng Ba Đức Mẹ. Cha Ema lo phát triển ngành giáo dân của Dòng Mariste, và nhân lên thành nhiều ngành, tùy theo vị trí cuộc sống của họ. Cha  cố gắng viết ra cấu trúc với những yếu tố căn bản theo pháp lý.  Được hướng dẫn bởi ơn sủng đơn sơ và sâu xa, Phêrô Giulianô hiểu hơn ơn gọi của chính mình.

Tại nhà thờ Saint-Paul ở Lyon, nhằm Lễ kính Mình Máu Chúa năm 1845, trong lúc cầm Mặt Nhật kiệu trọng thể, cha cảm nghiệm được một niềm tin mạnh mẽ vào Chúa Giêsu Kitô và Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Thể, cha cầu xin ơn sốt sắng nhiệt thành làm tông đồ như thánh Phaolô.

Thời gian sống ở Lyon rất phong phú trong những giao tiếp rất hiệu quả, cha tiếp xúc với cha sở Ars, với Pauline Jaricot, cha Colin, cha Antoine Chevrier v.v….cha  cởi mở trong tiếp xúc với sứ vụ truyền giáo hải ngoại, với thế giới công nhân và giới trí  thức (trường hướng dẫn tâm linh ở Lyon).

Năm 1849,  là giám tỉnh, cha tham quan nhà dòng mariste Paris. Cha khám phá ra từ trong thành phố có nhóm Chầu Thánh Thể Đêm. Trong dịp nầy cha khởi đầu liên lạc với ông Raymond de Cuers là người bạn  đầu tiên  trong việc thành lập Dòng Thánh Thể. Cha cũng tìm hiểu biết với Mẹ Marie-Thérèse Dubouché,  người thành lập Nhóm Chầu Đền tạ.

Ngày 21 tháng giêng năm 1851, tại nhà nguyện Notre Dame Fourvière (Lyon), cha nhận định được sự cấp tốc phải  hoạt động để canh tân đời sống Kitô hữu nhờ Thánh thể, và tầm quan trọng của việc đào tạo sâu xa các linh mục và giáo dân theo hướng đó.

Cha Ema cảm nhận được một sự lôi kéo mạnh mẽ hơn mãi hướng về Thánh Thể, và thấy rằng đó là ơn lớn lao Thiên Chúa chọn  để đem lại niềm tin và tình yêu cho thế giới hiện đại.

Thật vậy, thế giới bao quanh cha đầy những giao động sâu xé với cuộc Cách Mạng, và Napoléon đặt nền tảng cho một xã hội dân sự, không bị ảnh hưởng gì từ Giáo Hội.

Những mỏ than sắt thu hút hàng ngàn nhân sự, máy móc đòi hỏi và đưa con người vào nhịp sống hoạt động ầm ĩ , sự  di dân từ nhà quê lên thành thị khởi đầu rộn ràng.

Những thực hiện về kỹ thuật tân tiến đang chào ngày đến, với : tàu hỏa, máy ảnh,  điện tính,  thuốc men,  di chuyển bằng  đường sông với tàu bè, v.v…….

Giai cấp tư sản chỉ tin vào tiến bộ, khoa học và tương lai, từ đó chống đối hàng giáo sĩ. Đồng thời khai sinh lớp công nhân đã từ lâu không có quyền gì  về con người.

Ngày 18 tháng 4 năm 1853, tại La Seyne-sur-Mer, cha Ema  nhận được tiếng gọi mới, tiếng gọi của “ơn hiến dâng”, với cái nhìn về dự án Thánh Thể cha đã khởi sự, với ông Raymond de Cuers và vài người bạn khác. Tiếng gọi nầy đưa cha vào tâm tình hi sinh  rời bỏ Dòng Mariste để thành lập Dòng Thánh Thể.

Cuối cùng, không phải không khó khăn , dự án được Đức cha Sibour, Tổng Giám mục Paris chuẩn nhận ngày 13 tháng 5 năm 1856. Đời sống Thánh  Thể do cha Ema khởi xướng không chỉ  giới hạn vào chiều kích chiêm niệm. Cha muốn nhận lấy tất cả ý nghĩa Thánh Thể, kết hợp hành động với chiêm niệm, tôn thờ và giúp tôn thờ, lo việc Rước Lễ Lần đầu cho công nhân trẻ, cha muốn đem lửa đến bốn phương trời nước Pháp. Cha viết : “Một cuộc sống chuyên chiêm niệm không thể là cuộc sống toàn vẹn Thánh Thể, bếp phải có lửa” (CO 1030).

          Ngày 6 tháng giêng năm 1857, cha khai trương cộng đoàn đầu tiên tôn thờ ( chầu) với việc đặt Mình Chúa ra ngoài với Mặt Nhật. Cộng đoàn tính được bốn thành viên. Cuộc sống khởi đầu trong nghèo khó và trơ trụi. Rồi dần dà, cộng đoàn tăng trưởng.

Ngày 25 tháng 5 năm 1858, cô Marguerite Guillot từ Lyon đến Paris, và ngày 2  tháng 7 tiếp  đó, cha đặt cô đứng đầu cho nhóm nhỏ dến Paris nhằm thành lập ngành nữ là Nữ Tì Thánh Thể.

Ngay từ đầu và suốt dọc dài sứ vụ mục vụ của cha, việc tông đồ của cha rất đa dạng. Cha hợp tác với giáo dân cho việc thành lập Hiệp Hội  Thánh Thể.  Cha đứng đầu lo việc chuẩn bị Rước lễ lần đầu cho người lớn, cho công nhân trẻ, cho những người nghèo khổ và sống bên lề xã hội. Cha chuyên chăm việc giảng huấn, hướng dẫn thiêng liêng các nhóm, và bồi dưỡng thiêng liêng cho linh mục về Thánh Thể. Tất cả những gì cha làm đều phát xuất từ tình yêu Thánh Thể, với mục đích để Thánh Thể được hiểu biết hơn.

Tháng 4 năm 1864, ngành nữ được sống thành cộng đoàn theo giáo luật như cộng đoàn Dòng tu tại Angers, dưới sự bảo trợ của giám mục Angebault. Cô Marguerite Guillot được gọi với tên Mẹ Marguerite là bề trên tổng quyền đầu tiên. Việc thành lập được nhìn nhận chính thức vào ngày 26 tháng 5 năm 1864.

Với tâm tình say mê Thánh Thể, Cha Eymard xác quyết  rằng : “Thánh Thể, chính là Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay, và mãi mãi” (PG 356,1). Ngài khao khát đi sâu vào bí mật tâm hồn, mở rộng lòng cho sự phong phú của Tin Mừng Gioan, vì thường suy niệm theo đó : “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”(Ga 6, 56). Thời gian Cha Chầu rất phong phú cho sứ vụ của Ngài; đó là một sức mạnh mới linh hoạt tận thâm sâu tâm hồn Ngài. Cái nhìn về Thánh Thể lượng giá không ngừng về cuộc sống và trở nên chính sức sống của Ngài.

Hành trình nội tâm sâu xa đưa Ngài đến đỉnh tâm linh : với “lời khấn dâng hiến bản vị”, dâng hiến chính mình (21 / 3 /1865). Cha Eymard để mình đào tạo bởi Chúa Thánh Thần  và từ đó Chúa Kitô sống trong Ngài (Ga 2, 20), để trở thành thánh thể, “tấm bánh ngon “ cho anh em mình. Tất cả làm chứng rằng Thánh Thể trở thành cho Ngài một cuộc sống đam mê, với cuộc tình đam mê, như Ngài đã nói trong các bài giảng :

Hãy đam mê Thánh Thể. Hãy yêu như một người yêu say đắm một con người […] Ai nhìn thấy Chúa Giêsu trong Thánh Thể, ai nhìn thấy Người sẽ đầy hân hoan, sẽ đặt tư tưởng mình nơi Chúa. Rồi các tư tưởng sẽ nối tiếp, họ sẽ hiểu biết, chiêm ngưỡng, nhìn thấy tình yêu Người trao tặng và ngỡ ngàng, họ sẽ đi vào tận thâm sâu của tình yêu. ( PR 124, 1)

Những năm cuối đời Cha Eymard ghi dấu bởi đau bệnh,  khổ tâm đủ loại : với vấn đề tài chánh, chống đối, hiểu lầm, hạ nhục, mất tín nhiệm với giám mục, với đêm tối tâm hồn. Dù vậy, lời nói của Người vẫn nồng nhiệt như lửa, và thư từ hướng dẫn thiêng liêng vẫn  đầy niềm vui và tạ ơn vì ơn lành của Thiên Chúa. Người hoạt động không ngừng đến kiệt sức.  Luôn luôn Thánh Thể chủ động : “ ơn lớn lao nhất của đời tôi là một niềm tin mạnh mẽ vào Thánh Thể” (Tĩnh tâm tại St.Maurice,1868); từ đó, Ngài chỉ đơn sơ là “ người viết nhật ký của Chúa”.

Thánh Phêrô Giulianô Eymard qua đời ngày 1 tháng 8 năm 1868 tại quê nhà ở La Mure. Giáo Hội  đang chuẩn bị Công Đồng Vaticanô I. Lời ghi trên mộ Ngài là sứ điệp của Ngài để lại cho ta: “Hãy yêu mến Chúa Giêsu, vì Người đã yêu ta quá đổi trong Thánh Thể.”

“ HẠNH PHÚC CHO NHỮNG AI TIN VÀO. . . . THÁNH THỂ”

Ngày 9 tháng 12, ĐTC Gioan Phaolô II  công bố Ngài  là “thánh” Phêrô Giulianô Eymard. Và đó là kết thúc  buổi họp đầu tiên của Công Đồng Vaticanô II. Trong ngày đó, ĐTC trong bài diễn từ nói : “Có thể nói rằng : điểm đặc biệt nơi Cha thánh, tư tưởng chủ trì của mọi hoạt động với chức linh mục của Ngài , đó là Thánh Thể  : tôn thờ và làm tông đồ Thánh Thể. “

Thánh Phêrô Giulianô Eymard là người “luôn lên đường” như chính Ngài đã nói. Cha là linh mục trong giáo phận, là tu sĩ dòng mariste, sáng lập hai dòng tu.

Ngài rất chú trọng đến bí tích Thánh Tẩy như viên đá gốc của đời Ngài và của ơn gọi thánh thể. Ngài say mê Lời Chúa và  thường xuyên nêu  lên các Lời Thánh Kinh, vì đó là của ăn thường ngày của ngài.

Có một hành trình quan trọng gợi lên bước ngoặc trong cái nhìn về đời Ngài, và ghi nhận chính đời sống thiêng liêng của Ngài, đó là khám phá ra tình yêu Thiên Chúa. Từ đó Ngài vượt qua một linh đạo dựa trên sự đền tội và kính sợ Thiên Chúa, để đến với linh đạo đặt trung tâm nơi tình yêu.

Ơn gọi Thánh Thể nơi Ngài được xác định dần từng bước. Là người Sáng Lập Dòng Tu sĩ và Nữ Tì Thánh Thể, Cha Eymard cố gắng hòa hợp đời sống chiêm niệm và hoạt động, tôn thờ và tông đồ. Với Ngài, Thánh Thể là bí tích của Chúa Kitô hiện diện,  là trọn vẹn mầu nhiệm của Chúa Kitô, là kết thúc của đời sống  với  cái chết và vinh quang, nhưng đó cũng là : cầu nguyện, tôn thờ, hi sinh, hiệp thông, Bánh sự sống của cá nhân và mọi dân tộc, là sức mạnh của việc canh tân và biến đổi  xã hội.

Cha Eymard rất chú tâm đến dấu chỉ thời đại và  những bối cảnh Ngài gặp, Ngài luôn có khả năng đối thoại với mọi hạng người : với công nhân, thanh niên, với từng lớp quí tộc, với người nghèo, với phụ nữ và cánh đàn ông, v.v.

Cha luôn đặt tầm quan trọng trong hiệp thông. Chính nhờ ơn hiệp lễ mà Ngài đạt đến sự hiến thân trọn vẹn khi thực hiện điều thánh Phaolô đã nói : “Không còn phải tôi sống, nhưng chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Cha sống sự hợp nhất sâu xa với Đức Kitô, với đời sống biến đổi trong tình yêu và vì tình yêu.

Cha không chống đối việc cử hành với tôn thờ và sứ vụ, nhưng còn nhắc nhở rằng , việc cử hành và chiêm niệm làm thành phần căn yếu của sứ vụ, và sứ vụ tìm gặp nguồn gốc và hoàn tất của mình trong Thánh Thể.

Cha thường dùng ẩn dụ bếp lò, ngọn lửa và biểu tượng Phòng Tiệc Ly. Phòng Tiệc Ly mở ra cho hơi thở của ngày Hiện Xuống, để Giáo Hội là cộng đoàn thánh thể, đem Tin Mừng đến mọi dân tộc. “ Xin cho Nước Chúa trị đến”, đó là sứ điệp cuối cùng Cha Eymard trao lại cho ta. Ngài khuyến khích ta hoạt động cho việc tân phúc âm hóa.

Một xác định hướng dẫn cho những trang diễn giải nầy : dù  thuộc về  thần học của thời đại Ngài, Cha Eymard đã có  những linh hứng tiền Vaticanô II, và những  cách nhìn của Công Đồng soi sáng và đặt giá trị cho một số khía cạnh của sứ điệp Ngài.

NHỮNG KÝ HIỆU

Công Đồng Vaticanô II

AA  Sắc Lệnh Tông Đồ giáo dân 1965

DV   Hiến Chế  tín lý về Mặc Khải của Thiên Chúa 1965

LG   Hiến Chế tín lý về Giáo Hội, 1964

PrOr Sắc lệnh về Chức vụ và đời sống Linh mục, 1965

SC     Hiến Chế về Phụng Vụ, 1963

Các Vị Giáo Hoàng

EE       Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp về Bí Tích Thành Thể, 2003

SaCa   Đức Bênêditô XVI, Bí tích Tình yêu, 2007

CEC    Giáo lý Công Giáo, 1998

Thánh Phêrô Giuliano Eymard, Toàn bộ Công trình, 2008

CO      Thư từ

NP       Ghi nhận cá nhân

NR      Tĩnh Tâm riêng

NV      Ghi theo tài liệu “Vade mecum”

PA       Bài giảng cho Dòng Tu

PC       Bài giàng chuẩn bị Rước Lễ lần đầu

PD       Bài giảng cho các Nhóm

PE       Bài giảng cho giáo sĩ

PG       Bài giảng tổng quát

PM      Bài giảng cho Dòng Ba Mariste

PO       Bài giảng 8 ngày,Tuần cửu nhât, Tam nhật

PP       Bài giảng cho giáo dân

PR       Bài giảng cho Tu sĩ Thánh Thể

PS       Bài giảng cho Nữ Tì

PT       Bài giảng cho Dòng Ba Mariste

RA      Qui Luật Hiệp Hội Thánh Thể

RR      Hiến Pháp và Qui Chế cho Tu Sĩ  Thánh Thể

PS       Hiến Pháp và Qui Chế cho Nữ Tì

RT       Qui luật cho Dòng Ba Mariste.

Ngày Thứ Nhất

 “ ƠN NHƯNG KHÔNG
VÀ 
ĐẦY LÒNG THƯƠNG XÓT
TRONG BÍ TÍCH THÁNH TẨY”

Tôi suy niệm về ơn nhưng không và đầy lòng thương xót  của  Bí tích Thánh Tẩy tôi đã nhận.Tôi thấy chính điều nầy : một cuộc sáng tạo trong Đức Giêsu Kitô, một đời sống thứ hai trong Đức Giêsu Kitô, nhưng trong Đức Giêsu chịu đóng đinh. Anh em hết thảy đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, anh em mặc lấy Đức Kitô [Gl 3, 27].[…] Tôi  thấy những ơn sủng được ban cho trong Bi tích Thánh Tẩy tôi đã nhận : vô cùng. – Việc làm con Thiên Chúa , – là chi thể của Chúa Giêsu Kitô, là con Giáo Hội, anh em với các thánh, –  được quyền lợi trong ơn sủng, cho vinh quang Chúa Giêsu Kitô ( 5 tháng 2 / 1865,NR 44,21)

Thánh Phêrô Giulianô sinh ngày 4 tháng 2 năm 1811. Ngày hôm sau, 5 tháng 2,  được đưa đến nhà xứ và được cha xứ Joseph Second rửa tội.

Sau nầy,  mỗi lần về quê, Cha luôn kính viếng  giếng Rửa tội tại giáo xứ, và thích cử hành sinh nhật Rửa tội,  cũng như luôn nhắc vú đỡ đầu mình là chị Marianne về ngày đó.

Cha Eymard được biết đến như tông đồ ưu tuyển của Thánh Thể. Chúng ta biết rằng Ngài đã chuẩn bị sâu xa thế nào cho ngày Rước Lễ Lần đầu, nhưng chúng ta cũng  ngạc nhiên khi khám phá ra trong thư từ của ngài lại không bao giờ nói đến kỷ niệm ngày Rước Lễ Lần đầu, nhưng lại thường xuyên nhắc đến ngày Rửa Tội.

Chỉ vào năm 1841, hai năm sau khi vào Dòng Mariste mới nói đến. Dịp tỉnh tâm tháng 2, ngày 5 tháng 2, lễ kính thánh nữ Agatha, ngày Cha nhận bí tích Thánh Tẩy (NR 15, 2). Ngày áp lễ, sau khi đọc kinh “Veni Creator” (kính Chúa Thánh Thần) bên chân Chúa Giêsu trước Thánh Thể, dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria, Cha lấy quyết tâm sẽ tĩnh tâm “ với lòng sốt sắng và trung thành như là lần tĩnh tâm cuối cùng”.

Cha thường biên thư cho chị Marianne, diễn tả tâm tình biết ơn như với “vú đỡ đầu”, vì sự đồng hành thiêng liêng chị đã giúp. . Cha nói: chính nhờ chị mà Cha nhận được “ơn gọi làm linh mục” (CO 17). Cha nhấn mạnh rằng, đó la tầm quan trọng và vai trò của việc truyền đạt đức tin trong đời sống Kitô hữu.

Ngày kỷ niệm nhận bí tích Thánh Tẩy – “ ngày rất đẹp cho tôi, ngày đẹp nhất trong đời tôi” (CO 68) – đó cũng là cơ hội để lượng giá hành trình  đời tôi trải qua, nhắc nhở tôi những gì đã nhận được nhất là những thực hành đạo đức, cầu nguyện cho gia đình, cha mẹ , vú bỏ đỡ đầu. Kỷ niệm ngày nhận Thánh Tẩy  cũng gợi lên khát vọng một đời sống trung thành với tiếng Chúa gọi, với “sự thánh thiện như mục tiêu của bí tích” và với “tình yêu của Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Thể” (NR 21).

Như thế Cha Phêrô Giulianô Eymard kính nhớ ngày Rửa Tội với tâm tình cảm tạ sâu xa vì “ơn  lớn lao” đó (CO 68). Cha cũng có tâm tình  kính nhớ đó với ơn gọi “ linh mục

Hành trình ghi nhận ngày đầu tiên của việc kính nhớ đó là ngày 5 tháng 2 năm 1865 : sau khi nhắc lại ơn của bí tích Thánh Tẩy, Cha nhắc lại ba ơn gọi : ơn gọi làm Kitô hữu sốt sắng, ơn gọi linh mục và tu sĩ, tất cả đều có nền tảng trước tiên của bí tích Thánh Tẩy.

Trong cùng bài suy niệm đó, Cha nêu tên thánh Phanxicô Assisi, thánh Đaminh, thánh Inhã và thánh Alphonsô. Cha ghi :” tôi cũng nhận được những ơn đó.”Chúng ta có thể nói rằng, với Cha Ema, dù ơn gọi lập Dòng cũng liên kết với ơn của bí tích Thánh Tẩy.

Thực vậy, trong bài suy niệm thứ hai cùng ngày, Cha nhìn nhận lòng nhân hậu của Chúa từ bí tích Thánh Tẩy, và tình yêu quan phòng của Chúa. Thiên Chúa đã đồng hành với Ngài như với thánh Phaolô. Khi so sánh mình với Giacób “ luôn lên đường”, Cha nhắc lại những chặng đường khác nhau của ơn gọi Thánh Thể, và đã đưa Ngài đến việc thành lập Dòng Thánh Thể. Cha nói đến những ngày sống trong Tu Hội Mẹ Vô Nhiễm, về kinh nghiệm trong dòng Mariste, và cuối cùng là việc thành lập Dòng Thánh Thể (NR 44, 22).

Với Cha Ema, bí tích Thánh Tẩy là viên đá gốc tường của toàn thể đời Ngài cũng như của mọi ơn gọi. Chúng ta biết rằng  đời sống tâm linh của mỗi con người là sự tăng trưởng đời sống mới, đời sống phúc âm nhận được từ lúc hòa nhập vào mầu nhiệm vượt qua bằng lòng tin và bí tích Thánh Tẩy. Sự trưởng thành Kitô hữu gồm việc tham dự hơn mãi vào tình yêu Chúa Kitô đối với Chúa Cha của Người và của chúng ta.

Như thế, Bí tích Thánh Tẩy là “nền tảng của tất cả đời sống Kitô hữu, là ngưỡng cửa sự sống trong Chúa Thánh Thần”(CEC n. 1213). Tất cả ơn gọi Kitô đều có gốc rễ từ bí tích Thánh Tẩy. Những người nhận Thánh Tẩy là những “viên đá sống động” để “ “xây dựng một tòa nhà thiêng liêng, cho chức tư tế thánh”(1Pr 2,5).Nhờ bí tích Thánh Tẩy, họ tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô, vào sứ vụ ngôn sứ  vương giả của Người.

Cha Ema muốn truyền đạt xác tín đó cho mọi tín hữu Ngài đã tập hợp vào sứ vụ của Hội Dòng. Chúng ta có lời diễn tả điều đó từ Bản Hướng dẫn Hiệp Hội :

 Ơn sủng được ban cho Kitô hữu là ơn làm nghĩa tử, làm con Thiên Chúa, là ơn tình yêu. Trước tiên là ơn tình yêu với tâm tình cảm nhận được chính lòng nhân hậu Thiên Chúa đã gieo mầm trong tâm hồn, và hình thành trong bí tích Thánh Tẩy như nền tảng của bản tính Kitô hữu. Tiếp đó chính tình yêu phát triển với lòng tin, lớn lên với nhân đức nhờ linh ứng để hoàn thiện,và như thế trở thành một đời sống, một trạng thái  tình yêu (RA 18,6).

 Bí tích Thánh Tẩy làm phát sinh trong ta đời sống tình yêu. “ Tình yêu, đó là Nước trị của Thiên Chúa trong con người “(RA 18,7), điều đó đưa ta vào đời sống Ba Ngôi.

Hành trình cuối cùng của đời sống Cha Ema có thể nhìn ra được sự hoàn tất hành trình của bí tích Thánh Tẩy.

Trong kỳ Tĩnh Tâm tại St.Maurice (27 tháng 4 – 2 tháng 5 năm 1868), 3 tháng trước khi qua đời, Cha Ema còn nhắc lại một lần nữa ơn gọi Thánh Thể của Ngài, như là hành trình của đời Ngài, luôn được ghi dấu ấn tình yêu Chúa, đồng thời cũng ghi dấu một loạt “ những biểu tượng” chết, ví dụ : sự xa lìa Hội Dòng Mariste, sự  thiếu ơn gọi, sự ra đi của  người bạn đầu tiên trong lý tưởng, một ‘đêm tối tâm hồn” kéo dài ít nhất trong  hai năm, v.v…

Với bản ghi lại giai đoạn đầy cảm xúc đó, chính là mầu nhiệmVượt Qua, là quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh, soi chiếu toàn vẹn cuộc đời Cha Ema. Trong cái nhìn hướng về bí tich Thánh Tẩy, đó là sự sống trong ý nghĩa cuối cùng có thể gợi lên . Tất cả những “cái chết” đó trở thành những chặng đường hướng về sự Sống. Cha Ema tuyên bố rằng : “ Tuy vậy sự sống đi theo cái chết. Đó là con đường của Hội Dòng và của tôi” (NR 45, 4).

Bí tích Thánh Tẩy là sự tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô,  chính mầu nhiệm đó thực hiện không ngừng trong ta. Toàn thể cuộc đời ta là một hành trình ngang qua cái chết để đi đến phục sinh, là chính đời sống mới trong Chúa Giêsu Kitô.

 * * * * *

 Ngày Thứ Hai

 HÃY NÊN LỜI CỦA ĐỨC KITÔ
CHO ANH EM VÀ CHO THA NHÂN

Chúa Giêsu là chính Lời của Chúa Cha, là Ngôi Lời của Cha (Kh 19, 13). Người lặp lại lời thần linh với tôn kính, vì là lời thần linh, lời  thánh. Người lặp lại lời thần linh đó với tình yêu, là lời ân sủng […] Lời của Đức Giêsu Kitô là thần trí và sự sống (Ga 6,63), lời quyền năng. Nếu lời Thầy ở trong anh em, thì hãy xin những gì anh em muốn, và Người sẽ ban cho (Ga 15,7). Người lên tiếng nói và mọi sự được hình thành (Ps 33,9) . Lời của Chúa Giêsu Kitô là những tia sáng của mặt  trời công chính . Ta là ánh sáng thế gian (Ga 8, 12) Lời đó là ánh sáng giữa tăm tối […] . Như thế, đó là điều tôi phải làm cho anh em tôi và cho tha nhân, là lời của Chúa Kitô [Cl 3,16] (NR 44,63).

 Ngày nay, Lời Chúa chiếm một chỗ rất quan trọng trong các cộng đoàn Kitô hữu , và của hết các môn đệ của Đức Kitô. Tháng 10 năm 2008, Giáo Hội đã mở Công đồng với chủ đề : “ Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội”. Hẳn vậy, Giáo Hội được xây dựng trên Lời Chúa, được sinh ra và sống nhờ Lời Chúa.

Thế kỷ thời Cha Ema không mấy quan tâm đến Lời Chúa, nhất là với Giáo Hội công giáo. Trái lại có thể xác tín rằng Lời Chúa đã nuôi dưỡng không ngừng cuộc đời Cha. Trong các thư viết, những ghi chú, trong bài giảng, Cha dùng cách đương nhiên những  câu Kinh Thánh, vì đó là cách sống thân mật với Lời Chúa. Cha tỏ hiện điều đó như nhà thần bí nuôi dưỡng mình bằng chính Lời Chúa.

Ngày 2 tháng 3 năm 1861, dịp tĩnh tâm năm, Cha ghi : “ Chúng ta hãy tạ ơn Chúa Giêsu Kitô về mọi ơn Người đã ban cho ta cho đến hôm nay, đặc biệt với ơn nhận lãnh lời thần linh”(PR 12,1) Còn hơn nữa : “Lời Thiên Chúa  là  ơn sủng, và là ơn sủng lớn lao nhất”(PG 17,3).

Cha Ema luôn chú tâm và lắng nghe Chúa trong Lời Ngài. Sự chú tâm về Lời Chúa nói trong Thánh Kinh, chúng ta  đã tìm thấy lúc khởi đầu của sứ vụ linh mục cùa Ngài. Cha đã ghi như sau : “ Một linh mục để qua một ngày không đọc Thánh Kinh là làm mất đi ngày đó của minh” (NR 9,7) .

Là cha phó trẻ, Cha đặt ra cách đọc Thánh Kinh cho mình: mỗi quyển sách Kinh Thánh sẽ được đọc và hòan tất trọn vẹn, Cựu Ước vàTân Ước sẽ đọc chung cùng lúc, ba chương Cựu Ước và một chương Tân Ước, và có quyển vở ghi lại những khó khăn đã gặp và sau đó tìm cách giải quyết (NV 3, 33) .

Cùng lúc nầy một lời khuyên ghi lại làm ta thích thú . Cha Ema ghi : “ Tất cả Thánh Kinh cần đọc cùng một tinh thần  với lời được đọc để viết” (NV 3,34). Lời khuyến khích đó nhắc chúng ta về Vaticanô II có ghi trong Tông Huấn về Mặc Khải : “Cần đọc và diễn giải Thánh Kinh cùng một Thần Khí đã viết ra”(DV 12).

Khi ở Dòng Mariste, vào ngày 25 tháng 5 năm 1865, trong lúc cầm Mặt Nhật kiệu Lễ Mình Máu Chúa, Cha Ema cầu xin Chúa cho Ngài tinh thần của thánh Phaolô theo các thư đã đọc, đó là  “ tình yêu say đắm cho Chúa Giêsu Kttô”, và Cha quyết tâm đọc ít là hai chương mỗi ngày.

Lời Chúa cũng rất quan trọng trong các bài huấn đức cho những người đến với Ngài. Cha mời gọi họ hãy đọc Thánh Kinh “nhiều hơn nữa” (CO 1323), và hãy yêu thích đọc Thánh Kinh. Thực vậy, “ việc đọc như thế làm cho tâm hồn khát vọng Chúa, bồi dưỡng linh hồn, lo nghĩ” về Chúa cách thú vị” (CO 1859).

Lời Chúa bồi dưỡng cách tuyệt diệu hành trình tâm linh Cha Ema. Bản văn khai mở cho Ngày Thứ Hai nầy là một bài suy niệm của ngày 24 tháng 2 năm 1865, và được đặt vào một  bối cảnh đặc biệt.

Cha Ema ở Roma cho vấn đề quan trọng để mua lại Phòng Tiệc Ly ở Giêrusalem. Cha đến để xin phép thành lập một Cộng  đoàn của Dòng tại chính nơi lập Thánh Thể theo truyền thống. Sự việc kéo dài quá lâu. Cha Ema lợi dụng thời gian đó để tĩnh tâm cá nhân. Cha quyết định đến ở Dòng Chúa Cứu Thế, gần Vương Cung thánh đường Đức Bà Cả. Cha ở đó suốt 65 ngày.

Chính với ngày lễ thánh Phaolô trở lại (25 / 1), Cha khởi đầu buổi tĩnh tâm. Lời Chúa của ngày đó như ngưỡng cửa đưa Cha vào : “Lạy Chúa, con phải làm gì ?” (Cv 22,10). Cha đặt  mình lắng nghe Chúa Thánh Thần nói  trong thâm sâu tâm hồn.

Ta có thể nhận ra hai chuyển động, như một cuộc đi – lại. Nhiều lúc Cha dùng một đoạn Kinh Thánh để suy niệm, và cũng nhiều lúc chính Lời Chúa xác định cho những hứng khởi của mình.. Đôi lúc Cha tập hợp nhiều đoạn văn cùng một chủ đề. Cha dùng Lời Chúa theo trí nhớ. Những  chương  Lời Chúa Cha thích là : Thánh vịnh,  ngôn sứ Isaia, Tin Mừng, đặc biệt Tin Mừng Gioan và Thư thánh Phaolô.

Ngoài thánh Phaolô còn có những khuôn mặt nổi bật soi sáng cho hành trình tâm linh của Ngài, như Abraham từ bỏ quê hương và sẵn sàng hiến tế con mình là Isaac ; Giacób luôn lên đường; người đầy tớ của Thiên Chúa; gia đình thánh gia ở Nadarét; Mẹ Maria  trong  bối cảnh Truyền Tin và thánh Giuse, người cha hướng dẫn và bảo trợ; 144.000 người theo sau Con Chiên ở núi Sion.

Lời Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, chính Chúa Kitô là Lời, Ngôi Lời của Cha (Kh 19, 13). Người chuyển đạt Lời thần linh và thánh thiện với tình yêu. Lời đó là ân sủng, là “thần trí và sự sống” (Ga 6, 63). Lời thánh hóa trần gian, tái tạo, nung đốt như lửa đốt cháy tâm hồn ( Lc 24,32), là ánh sáng và cuối cùng lời đó sẽ một ngày phán xét trần gian (NR 44,63).

Một nhân chứng đã xác định sự tôn kính của Cha Ema đối với Thánh Kinh rất đáng chú tâm : “ Ngài luôn mang theo mình Tin Mừng theo thánh Gioan” . Cha Ema không hài lòng chỉ nghe Lời Chúa, nhờ  tác động của Thánh Linh, Ngài hiểu Ngài  phải để Lời đó ở lại trong Ngài cho đến khi được biến đổi , và trở thành chính mình là Lời Đức Kitô cho người khác.

Chính Lời Đức Kitô là tất cả những gì tôi phải làm cho anh em tôi và cho tha nhân (Cl 3, 16). Các tông đồ đã làm thế. Không phải anh em nói, nhưng là Thánh Thần của Chúa Cha nói trong anh  em [Mt 10,20] (NR 44,63).

 Ngày nay đã nhìn lại cách thực hành việc “đọc  thần thiêng” (đọc lời Chúa -lectio divina). Có một đoạn của cách đọc đó gọi là “nhai lại, hay nghiền ngẫm”. Trong một bài suy niệm, Cha Ema chưa biết, đã mời gọi các chị Nữ Tì Thánh Thể hãy nhai lại tức là nghiền ngẫm.

Phải nghiền ngẫm luôn […] Hãy xem điều Chúa Giêsu đã nói ở Phòng Tiệc Ly : Nếu anh em ở lại trong Thầy, và Lời Thầy ở trong anh em, anh em hãy nghiền ngẫm, hãy tiêu hóa, hãy quán triệt, hết những gì anh em muốn sẽ được (Ga 15,17). Bằng cách nào ! Phải, hãy nhìn xem Mẹ Maria : Mẹ giữ trong lòng hết những điều đó [ Lc 2, 19.51], có nghĩa là để suy niệm, để nhìn, để cảm nếm lời nói, việc làm với hết những gì đã xảy ra, vì lời Chúa là sự sống, ta nhận lấy nó (PS 641,8) .

 * * * * *

 

   Ngày Thứ Ba

 TÌNH YÊU CHÚA
VÀ 
CÁNH PHƯỢNG HOÀNG VƯƠNG GIẢ

Hãy hình dung sự hoàn thiện trên đỉnh núi cao, Bạn phải đến  đó, đến núi của Thiên Chúa. và người ta nói với một Kitô hữu rằng :Bạn phải lên núi thánh Chúa. Có rất nhiều khó khăn, nhiều hi sinh, ta trèo lên, rồi bị lăn xuống : bao là khó khăn để lên đến hoàn thiện ! Một người khác […] mang cánh vào rồi bay lên. Bước đầu tiên là tập các nhân đức, để đạt sự hoàn thiện bởi những chi tiết nhỏ bé, rất dài, rất dài lâu, họ không tiến bao nhiêu và sẽ chỉ đạt đến lúc cuối đời. Bước đường khác là của chính thánh Gioan, người môn đệ yêu dấu,  bay lên như phượng hoàng[Kh 4, 7]. Họ mang cánh tình yêu, và bay lên đến đỉnh núi để chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô, Ngài đẹp quá, từ ái, và đáng yêu. Người đó hầu chuyện với Ngài, nhìn thấy những gì Ngài làm vì yêu con người, tìm hiểu biết Ngài để phục vụ và yêu mến Ngài. Người đó khởi sự nhìn thấy, rồi yêu, rồi hiến thân (PS 321)

 Tuổi trẻ Cha Ema được ghi dấu bằng đời sống đền tội. Con người theo trường phái đạo đức thưở đó, đã ghi dấu hình ảnh một Thiên Chúa chuyên phạt tội và tâm tình bất xứng của con người.

Với tinh thần đó, cậu bé Phêrô Giulianô thường đi viếng đồi Calva ở ven làng, và đi chân không trên tuyết, để chuẩn bị Rước Lễ Lần đầu.

Tuy nhiên, đó là một cảm nghiệm ghi dấu ấn sâu xa đời sống cha Ema, và khơi dậy hành trình thiêng liêng của Ngài với sự biến đổi căn bản : đó là khám phásự tự do của tình yêu Thiên Chúa.

Điều ảnh hưởng đến Cha Ema khi làm Cha phó ở Chatte (1834-1837) : Đó là Ngài có thói quen đi với Cha xứ đến Saint-Romans để thăm cha xứ tại đó. Ngài để hai vị tự trò chuyện, rồi Ngài đi tham quang đến  một đồi ở nghĩa trang làng, để cầu nguyện và suy niệm trong cô tịch.

Chính tại “ đồi đá Saint-Romans” với nhà nguyện, cảnh thiên nhiên, sự cô tịch và an  tĩnh của đồi với thung lũng , là nơi bí mật đưa cha Ema đến sự hiểu biết sâu xa về tình yêu Thiên Chúa. Khi cha kể lại cho bà Jordan điều Cha đã sống với cảm nghiệm tại đây, “ trong buổi hoàng hôn tắt nắng của một ngày đẹp trởi”, Cha nhấn mạnh về lòng từ ái của Thiên Chúa đối với tình yêu thương cá nhân Ngài, được diễn tả qua thiên nhiên :

Tâm hồn nào ưa thích đồi núi, từ đó như chạm đến Trời Cao, đến gần Chúa hơn. Bà sẽ hạnh phúc nhìn thấy những cảnh trời đẹp với những ngọn núi vắng lặng, tâm hồn sẽ nhờ đó lên cao hơn. Bà hạnh phúc với làng quê của bà và chỉ với một mình Thiên Chúa, với thiên nhiên tinh khiết và vẻ đẹp của Chúa Quan Phòng” (CO 845).

Thiên nhiên là quyển sách “ tuyệt diệu luôn mới mẻ”, cần đọc mãi ; quyển sách tình yêu Thiên Chúa viết  trên những rặng

Cây,trên những hạt cát và trong trái tim con người. Cha Ema mời gọi chúng ta hãy tôn trọng quyển sách đó, và Ngài còn thêm “một vài trang đáng ngưỡng mộ và biết ơn “. Chính trong ánh sáng của tập sách tình yêu đó cần phải diễn tả hết những gì làm thành cuộc đời chúng ta, và sẽ cho ta có sự hiểu biết sâu xa và thân tình hơn với Thiên Chúa (CO 971).

Lâu dài theo cách đó, với sự phân tích cảm nghiệm ở đồi Saint-Romans gắn sâu vào tâm hồn Ngài,  đồi đá đó trở thành “đồi huyền bí” của Ngài, và đưa Ngài đến gần Thiên Chúa đến độ “cảm nếm Chúa “, và như đưa Cha chìm sâu vào trong “ ấn tượng hòa điệu với con tim Ngài “ (CO 1380)

Cầu nguyện lúc nầy của Ngài là sự biến đổi thành  tâm hồn chiêm ngưỡng, được bồi dưỡng bằng chính Thiên Chúa, với tình yêu cá nhân và sự dịu ngọt nơi Ngài. Chiêm ngưỡng và say mê tình yêu đó, Ngài tự hỏi phải làm gì cho Chúa, để đáp lại một tình yêu quá lớn lao như thế.

Hết mọi lãnh vực tâm linh trở thành bối cảnh tỏ hiện tình yêu Thiên Chúa :

 Bí mật của  cái nhìn  đơn giản đó chính là nhìn mọi sự việc dưới lăng kí

nh của lòng từ ái Thiên Chúa đối với con người, nguyên lý của ơn sủng đó là Đức Kitô phải trả giá cho  thực tại và liên lỉ cho con người chúng ta. Khi linh hồn được hạnh phúc gặp gỡ theo lăng kính đó, suy niệm biến thành chiêm ngưỡng tuyệt diệu và thời gian sẽ qua mau. A ! nầy con, Cha cầu chúc con và ước mong thường xuyên con cảm nếm được Chúa như vậy ! Đã lâu rồi : đó là đồi Saint-Romans của Cha (CO 2011).

Chúng ta gặp lại cảm nghiệm thần bí đồi đá Saint-Romans trong cuộc Đại tĩnh tâm Rôma (1865) : Cha Ema đến “núi tình yêu !, và tại đó Cha chiêm ngưỡng “Thiên Chúa tình yêu”.

Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu vĩnh cửu, tình yêu của người cha, tình yêu  thấm thiết. Người yêu “ chính ta với tình yêu độ lượng và vô cùng”(CO 1538). Sự nhập thể của Chúa Giêsu Kitô là bằng chứng hiển nhiên của chính Thiên Chúa“ làm người như ta, để trở nên người anh em của ta trong chính máu thịt như ta […], và Người trở nên nghèo khó nhất để ôm lấy hết mọi người như là anh em”.

Thiên Chúa yêu thương chúng ta, và tình yêu đó đạt đến đỉnh trong Thánh Thể.

Chúa yêu thương con  người đến độ không thể xa lìa họ, cả trong vinh qung của Người. […] Oi ! thật sự nếu ta hiểu được tình yêu Thiên Chúa thế nào ! tình yêu của Chúa Giêsu khi sinh hạ, đau khổ và ở trong bí tích ! Rồi ta sẽ chết vì biết ơn hay hoán cải (NR 44, 102).

 Cha Ema nói rằng : tình yêu không chỉ là một việc làm đơn độc, tình yêu là “sống”, là đời sống nhân tính và thần linh của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, là một tình yêu có cảm tính, tình yêu nhập thể. Hết những gì Người nói, đều nói vì yêu, hết những gì Người làm, đó là hoa trái tình yêu. Và sau khi chỉ bảo cho các môn đệ tình yêu, Người ban cho họ tình yêu : là chính Thánh Thể Người (PS 321).

Cảm nghiệm đồi đá Saint-Romans  đưa Cha Ema đến hành trình dẫn Ngài đến ý nghĩa tôn thờ bằng tình yêu, và đó là “con đường của Ngài”. “Tình yêu ! chính là luật, là đường, là nhân đức, sức mạnh, niềm vui, hạnh phúc, sự sống, sự chết, là thiên đàng của tôi ! Amen !” (NR 44,111)

Cảm nghiệm đó được truyền đạt cho các hội dòng của Ngài. Ngài đề nghị cho tu sĩ nam nữ của Ngài ưu tiên về tình yêu như là điểm “ nổi bật và xác định” của đời họ. Trong bản luật nói về tinh thần của hai hội dòng theo đó như sau :

Luật và tinh thần tình yêu thần thiêng sẽ là cảm hứng và luật  tối cao của đời họ, là dây liên kết tình yêu giữa họ như là  chi thể của cùng một thân xác, được linh hoạt bởi tình yêu đó, họ sẽ chỉ là một con tim để phục vụ, họ hiến dâng toàn vẹn chính mình cho vinh quang Chúa Giêsu trong bí tich (RR 78,1 – RS 14, 1).

Cha Ema còn đề nghị cho giáo dân con đường ngắn và cao thượng hơn, đó là con đường tình yêu vương giả. Đường đó sẽ cho họ cánh của phượng hoàng vương giả để đến với Thiên Chúa (RA 16, 2; 18,2). “Oi ! hạnh phúc cho linh hồn đến với sự hoàn thiện của Chúa Giêsu bằng tình yêu vương giả. Linh hồn sẽ chạy, sẽ bay, đó là phượng hoàng vương giả với tất cả quyền lực của mình “ (PD 22)

                                 * * * * * *

                                       

 Ngày Thứ Tư

 “MỘT NIỀM TIN SỐNG ĐỘNG”
VÀO THÁNH THỂ

           

Xin cho Thánh Thể là bước khởi hành đầu tiên của chúng ta , từ mặt trời phát xuất những tia sáng,, và chúng ta sẽ đi như  l bếp  lửa với mọi ánh sáng. Thánh Thể là chính Đức Giêsu của quá khứ, hiện tại và mãi mãi.. Đó là điểm cuối tình yêu của đời sống Người ở trần gian .Tất cả mầu nhiệm của Người được tôn vinh tại đó, tất cả nhân đức tiếp tục cách diệu kỳ, đó là mầu nhiệm vương giả của niềm tin, vì tại đó tất cả chân lý qui về như những con sông qui về biển cả đã nuôi sống nó.Đó là cách nói tận cùng khi nói về Thánh Thể ! Đó là Chúa Giêsu trong bí tích ! Nhưng để chiếu sáng Thánh Thể khắp nơi, cần phải sống, cần làm cho tinh thần thành khoa học vương giả từ đó, là tình yêu tuyệt đỉnh của  con tim, như thế sẽ là sự đam mê cao thượng của cuộc đời. Đời sống con người là đam mê ngự trị trên tất cả(PG 356,1).

Vào cuối đời, cha Ema có viết : “ Chúng ta nhận biết tình yêu Thiên Chúa đã ban cho ta, và chúng ta đã tin. […] Hạnh phúc cho những ai tin vào tình yêu, tin vào Thánh Thể” (PO 37,1). Vài ngày sau, sự xác định đó được ghi lại trong buổi tĩnh tâm cuối cùng của Ngài : “Ơn lớn nhất trong đời tôi là lòng tin sống động vào Thánh Thể, ngay từ lúc còn bé” (NR 45,3).

Lòng tin vào Chúa Kitô hiện diện thực sự trong Thánh Thể  rất bền bĩ trong đời cha Ema. Lúc còn bé, cha thường xuyên viếng Thánh Thể như người bạn thường thăm viếng  bạn mình (NR 3,6). Ngày Rước Lễ Lần đầu, cha hứa sẽ làm linh mục. Nhưng cha phải lần từng bước một, phải có thời gian trước khi Thánh Thể trở thành dứt khoát là tâm điểm cuộc sống và hoạt động của Ngài.

Cha Ema nói : Thánh Thể là ơn lớn lao nhất trong đời Ngài. Danh từ “ơn”  được lặp lại để  nhắc đến những giai đoạn khác trong đời Ngài. Ví dụ Ngài nói :  ơn gọi, ơn hiến dâng, ơn hợp nhất, ơn hạnh phúc (NR 45,3).

Với danh từ “ơn” cần hiểu không là phép lạ hay thị kiến hoặc điều gì lạ thường, nhưng đó là chuyển động nội tâm và sự thu hút hoạt động trong tâm hồn cách mạnh mẽ và chín mùi nơi Ngài, từ nguồn gốc những cuộc gặp gỡ và cảm nghiệm thiêng liêng ghi dấu trong suốt hành trình tâm linh Ngài.

Vào tháng 11 năm 1844, Cha Colin, người sáng lập dòng Mariste, gọi Ngài đến Lyon để cùng làm việc chung. Thời gian đó tỏ hiện rất phong phú về mục vụ tông đồ và hành trình thiêng liêng của Ngài, vì Ngài phải sống trong môi trường chuyên về kinh tế, công nghiệp, văn hóa và tu trì.

Tại Lyon, Ngài mở rộng tương quan với Cha sở Ars và cô Pauline Jaricot, với Marguerite Guillot và thành viên Dòng Ba, với Camille Rambaud là người khởi đầu công trình giáo dục trẻ em nghèo, với Cha Chevrier, với triết gia Blanc Saint-Bonnet và   “trường phái huyền bí ở Lyon”, gồm những nghệ sĩ  trẻ và ký giả gợi hứng từ tin mừng thánh Gioan. Ngài cũng tìm liên lạc với những  nhà sáng lập dòng ……Công trình Ngài được giao phó là chuẩn bị cuộc ra đi rao gỉang tin mừng ở  bên kia bờ Đại Dương, điều nầy cho phép Ngài chia sẻ khát vọng truyền giáo bao gồm việc tử đạo từ đó. Ngài đọc nhiều thư từ  của Cô Marie -Eustelle Harpain (1814 – 1842), một cô gái trẻ huyền bí, “ say tình Thánh  Thể “ (CO 1163). Nhiều biến cố khác cũng xác định cuộc sống tâm linh cha Ema từ đó.

Ngày 25 tháng 5 năm 1845 tại nhà thờ thánh Phaolô ở Lyon,  cha nhận được xác định thu hút nầy là : rao giảng Chúa Giêsu Kitô và Chúa Giêsu Kitô Thánh Thể. Ngài chọn thánh Phaolô là người say mê Chúa Giêsu làm quan thầy.Từ lúc đó, trong mục vụ rao giảng, cha cảm thấy cần hướng dẫn giáo dân đến với Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể.

Ngày 21 tháng giêng năm 1851, trong lúc Ngài cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ ở Fourvière,  Ngài được đánh động cách mạnh mẽ với tư tưởng: giáo dân và linh mục cũng như sự tôn kính Thánh  Thể quá kém cỏi. Từ đó một ý tưởng lớn mạnh hiện lên : “ xác tín” về ơn gọi hiểu biết mầu nhiệm tình yêu Thánh Thể, để cải tạo thế giới công giáo, nhất là bằng phương thế tôn thờ (chầu), vì thế thành lập một  nhóm người. Ngài viết :

Tôi thường suy nghĩ về thuốc chữa trị bệnh lạnh nhạt tổng quát lan tỏa cách đáng sợ nơi nhiều tín hữu, và tôi tìm ra thuốc chữa : đó là Thánh Thể (CO 286).

 Tháng chín năm 1851, Cha Ema rời bỏ Lyon và mang trong tâm hồn tiếng gọi đó. Ngày 18 tháng Tư năm 1853 tại La Seyne-Sur-Mer, một tiếng gọi khác cho Ngài hiểu cách  mạnh mẽ về ơn gọi đó :  hi sinh để phục vụ Thánh Thể, tìm phương thế để củng cố và thành lập công trình  Chầu Thánh Thể liên tục, thành lập một hội Dòng Thánh Thể (CO 412).

Gần La Seyne có một hải cảng quân sự ở Toulon. Chính nơi đây sĩ quan Raymond de Cuers sẽ là người bạn đầu tiên của Cha Ema trong hội Dòng Thánh Thể, và cũng từ đó tập hợp một số người trẻ trong việc thành lập một Dòng tu Chầu Thánh Thể liên tục.

Cha Ema rất chú tâm đến tình trạng xã hội thời Ngài sống,,  và nhận thấy rằng Giáo Hội lúc đó không đáp ứng đủ về nhu cầu tâm linh của tín hữu, vì thế Ngài luôn tự hỏi và luôn tìm kiếm :

Giờ đây, phải bắt tay vào việc, cứu các linh hồn bằng Thánh Thể, đánh thức nước Pháp và Au Châu mê ngủ trong giấc ngủ thờ ơ vì không biết ơn ban của Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Đấng Emmanuel,Ở cìng chúng ta trong Thánh Thể (CO 325)

Cha Ema, người dấn thân đầu tiên và ước ao có nhiều người khác cùng với Ngài. Ngài muốn tỏ hiện Thánh Thể cho những người không biết, giúp cho cuộc sống của họ thành một trung tâm chiếu sáng Thánh Thể. Sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh là một sự hiện diện linh động, sẽ làm sinh động tình yêu và nguồn suối một đời Kitô hữu đích thực.

Sau một phân định khó khăn, Ngài xin cha tổng quyền Favre cho giải lời khấn để lo công trình Ngài cảm thấy được gọi : thành lập dòng Thánh Thể. Ngày 30 tháng Tư năm 1856, Ngài đến Paris để trình dự án với Đức tổng gián mục Sibour. Ngài giám mục tỏ ra dè dặt đối với một công trình xem như chỉ chiêm niệm, nhưng  ngày 13 tháng 5 năm 1856, với lý do chuẩn bị cho người lớn Rước lễ lần đầu, Ngài chấp thuận. Dòng Thánh Thể được thành lập cách đó. Ngay từ đầu, cha Ema  xác tín rõ ràng là Dòng của Ngài kết hợp hoạt động với chiêm niệm, và đời sống Thánh Thể là đời sống giúp con người nhận ơn cứu độ. Thành Thể và xã hội con người không thể là hai thực tại tách rời ra.

 Chúng ta chỉ có một ý tưởng, một mục đích, một tâm điểm : Thánh Thể ! Hạnh phúc cho ta nếu chúng ta có thể trở thành những con người đặc biệt, dẫn đưa những con người lạnh nhạt ích kỷ của xã hội đáng thương nầy trở về với niềm tin và tình yêu Thánh Thể (CO 609)

* * * * *

 Ngày Thứ Năm

“  BẾP LÒ CÓ LỬA”

Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất [Lc 12, 49]. Lửa Chúa Giêsu Kitô đưa từ trời xuống mặt đất là gì ? Người ước ao nồng nhiệt thấy nó bùng cháy khắp nơi là thế nào ? Lửa đó là lửa từ trời cao, không ai biết, đó là tình yêu thần thiêng – vì Thiên Chúa là tình yêu, và ai ở trong tình yêu là ở trong Thiên Chúa,vàThiên Chúa ở trong họ [1 Ga 4, 12 -13].Nhưng lửa thần thiêng đó có ở đâu ? Ở đâu có lò lửa? Thánh Gioan Chrysostome trả lời : Lò lửa tình yêu đó là Thánh Thể […]chính ở đó mà tình yêu Chúa Giêsu Kitô đốt nóng chúng ta , vào sâu trong ta để đót nóng ta […] Hãy đến với lửa Chúa Giêsu Kitô đốt nóng liên lỉ trên bàn thờ, hãy đến sưởi ấm lòng tin uể oải của bạn, hãy đốt nóng tình yêu lạnh lùng của bạn, rồi bạn sẽ tự biết rằng bản tính và sức mạnh của lửa đó, là chính tình yêu của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể (PG 283).

Dịp phong thánh cha Ema (tháng 12 năm 1962), giám mục Fougerat ở Grenoble tuyên bố rằng yếu tố căn bản của sứ điệp Cha để lại là : Ngài muốn bất kỳ giá nào giữa Thánh Thể của người sống chiêm niệm tôn thờ, và Thánh Thể của người tông đồ và truyền giáo phải luôn liên kết với nhau. Ngài gọi  cha Ema là “người  của  viên mãn”..

Thật vậy,  hôm sau  ngày thành lập Hội Dòng Thánh Thể, cha xác định rằng  cha muốn “ nhận tất cả tư tưởng về Thánh Thể “(CO 553), “toàn vẹn Thánh Thể”(CO 690).

Với cha Ema, Thánh Thể là bí tích tuyệt hảo của tình yêu Thiên Chúa, là hành vi tuyệt đỉnh của tình yêu Chúa Giêsu Kitô cho con người, là tình yêu hòa hợp mọi tình yêu, là quà tặng đăng quang mọi quà tặng, là ơn của tất cả mọi ơn..

Cha xác tín về tâm điểm, về sức mạnh và sức năng dộng của mầu nhiệm đó. “ Một đời sống chuyên chiêm niệm không thể là Thánh Thể  trọn vẹn : bếp lò cần có lửa” (CO 1030). Tình yêu đam mê đó của Chúa Giêsu Kitô đòi được đón nhận và chia sẻ. Thánh Thể “cho ta biết tình yêu của Chúa Giêsu Kitô dành cho con người, và gợi hứng cho ta về tình yêu phải có đế đáp lại tình yêu đó của Người “(PG 144,1).

Biểu tượng lửa, bếp lò và ngọn lửa diễn tả rất hay về  đam mê Thánh Thể. Biễu tượng đó đã  được gợi hứng bởi lời tin mừng nầy  (Lc 12,49 : Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong nhìn thấy lửa ấy đốt cháy thế giới”) và thánh Chrysostome đã giải thích  (“Thánh Thể là hòn than cháy đỏ đốt  chúng ta”).

Như lửa có ngọn cháy bỏng, tình yêu Thiên Chúa được hoàn tất bởi tình yêu tha nhân. Trườc hết lửa đó phải  toàn vẹn và đốt cháy mọi tâm hồn, như thế sau khi nhận lãnh toàn vẹn và được bóc cháy dưới chân Thiên Chúa tình yêu, các tu sĩ  sẽ làm lan tỏa vinh quang và nước trị của Người. Cha Ema nói về con người can đảm, “ là những ngọn lửa Thánh Thể”(PR 149, 11).

Hình ảnh đó gọi hứng cho việc sinh động liên lỉ, bao trùm tất cả hiện hữu. Cha Ema đề xướng một linh đạo nuôi dưỡng bằng việc cử hành và chiêm niệm Thánh Thể, điều đó buộc phải dấn thân phục vụ Tin Mừng, đặc biệt cho những người nghèo khó.

Có một sự tập trung thường xuyên giữa hai thái cực, không thể tách rời được, như ta không thể tách rời bếp lò và lửa. “Người tông đồ thờ phượng phải luôn thờ phượng và rao giảng Chúa Giêsu Bánh Thánh”, đó là điều cha Ema nhắn nhủ cuối cuộc Đại Tỉnh Tâm Rôma (NR 44,136).

Với cha Ema, gợi hứng đó rất rõ ràng: tất cả phải phát xuất từ Thánh Thể và qui hướng về Thánh Thể. Cha xác định rằng : Thánh Thể “là tâm điểm của đời sống, của sức mạnh hoạt động và tông đồ của chúng ta” (PR 107,3). Nhưng về việc tông đồ, cha không  đề xướng chỉ thị rõ rệt. Cha nói về công trình,  bài viết và lời nói : tôn thờ, yêu mến và phục vụ Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Thể, làm cho người chưa biết hiểu biết và tỏ hiện cách  rõ ràng cho những người đã biết, như thế phải dùng giáo lý, những buồi tĩnh tâm và tập hợp các nhóm.Người đề nghị phải chiến đấu với sự lạnh nhạt thờ ơ đang lan tràn trong thế giới bằng lửa Thánh Thể,  và chỉ dẫn tình yêu của Chúa Giêsu Kitô để làm sống động lòng tin và tình yêu. Tắt một lời, “ tất cả những gì có thể loan báo vinh quang Thiên Chúa trong Thánh Thể” (PR149,11).

Nếu ta nhìn những hoạt động không ngừng của Cha Ema, hết những gì Ngài đã làm được, hết những sáng kiến Ngài đã đề xướng về đặc sủng của Ngài và ơn sủng Thánh Thể nhập thế, dù với một sức khỏe rất mỏng manh, chúng ta hiểu được sự say mê của Ngài, và điều đó phải thúc bách sự sáng tạo sứ vụ Thánh Thể trong tâm hồn chúng ta.

Cha Ema nhận thấy rằng Thánh Thể cho ta sức mạnh để tái tạo Giáo Hội và xã hội. Ngài mời gọi ta chia sẽ với Ngài sự say mê Thánh Thể :

Với Chúa, bao lâu ta không say mê tình yêu Thánh Thể, ta sẽ chưa làm gì được. […] Hãy say mê Thánh Thể. Hãy yêu như một người yêu say mê một người (PR 124,1)

Cha không bao giờ ngừng nghỉ đào sâu lòng tin và sự hiểu biết mầu nhiệm Thánh Thể. Cha suy niệm Thánh Kinh. Đặc biệt Tin Mừng thánh Gioan. Cha đọc nhiều (các Giáo Phụ, các nhà thần học và các tác giả về tâm linh, các thông điệp của Công Đồng Trentô về Thánh Thể ). Cha để ra nhiều giờ cho cầu nguyện và chiêm ngắm Chúa Kitô trong Thánh Thể . Với cha Ema, Thánh Thể là bí tích của Chúa Kitô hiện diện, mầu nhiệm của toàn vẹn Chúa Kitô, là tóm kết đời sống trần thế và vinh quang của Người. “Thánh Thể, đó là Chúa Giêsu của quá khứ, hiện tại và tương lai” (PG 356,1). Ở đó  có tất cả kho tàng thiêng liêng của Giáo Hội, như công đồng Vaticanô II sẽ nói : “cần biết rằng chính Chúa Kitô là lễ Vượt Qua của chúng ta, là bánh hằng sống” (PrOr 5).

Có một văn bản tổng kết nhãn quan của Cha về mầu nhiệm Thánh Thể như sau :

Trong tất cả những việc đạo đức thì Thánh Lễ và hiệp lễ là kết hợp với Thân Xác Chúa Giêsu Kitô, làm nên mục đích và sự sống của toàn thể đạo giáo, không thể nghi ngờ được. Ước gì lòng đạo đức của mỗi người phải xứng đáng đào sâu và phát triển hướng về mầu nhiệm thần linh đó, và nhân đức cũng như tình yêu phải hướng về đó như phương thế hướng về cùng đích (RR 74t,6).

Chúng ta không rõ bản văn đó là của Cha Ema hay được trích dẫn nơi một tác giả nào, điều chắc chắn là Ngài đã nhận định  cho mình về quan điểm đó. Cần xác định rằng lễ hi sinh trong thánh lễ và hiệp lễ trong bí tích vẫn là nguồn sinh động, đồng thời là đỉnh của toàn thể tôn giáo. Thánh lễ là :

Thánh Thể tuyệt diệu tóm kết mọi huyền nhiệm khác, và chỉ Thánh Thể làm nên giá trị của mọi tình yêu, mọi hi sinh, mọi vinh quang Đấng Cứu Thế đã dâng về Chúa Cha, qua cuộc đời trần thế của Người (PG 244,4)

Tất cả đời sống Kitô hữu nếu muốn sinh hoa trái cần  phát xuất từ Chúa Giêsu Kitô và qui hướng về đó, cũng cần nuôi dưỡng và đặt trung tâm nơi Thánh Thể (PG 241,5).

Với một thế kỷ trước, sự tập trung về việc cử hành Thánh Thể  loan báo giáo huấn của Vatican II sau nầy (SC 10).

Vào lúc cuối đời, Ngài ghi trong tập  riêng : “Nhờ việc tông đồ, lòng tin vào Chúa Giêsu, Chúa Giêsu ở đó, vậy hãy đến với Người, hãy nhờ Người, và ở trong Người” (NR 45). Chúng ta thấy trong lời đó câu vinh tụng của lời cầu nguyện Thánh Thể. Cha Ema hiểu rõ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể là nguồn gốc của sự hăng say, và cũng là sứ vụ không bao giờ kết thúc.

Ngày Thứ  Sáu

“ LÀM CHO GIỜ CHẦU THÀNH TRỤC CHÍNH CỦA ĐỜI SỐNG “

 

Như thánh Tôma nói :Tôn thờ Chúa Giêsu-Kitô trong Bí Tích thánh , đó là nhìn nhận Người là Đức Chúa và Thiên Chúa [ Ga 20,28], phủ phục dưới chân Người như người mù bình sinh, đó là tôn kính Người bằng mắt nhìn, bởi việc tuyên xưng công khai thần tính ẩn giấu [Ga 9,30-33] […] Tôn thờ Chúa Giêsu Kitô trong bí tích thánh là tôn thờ sự cao cả, sự dịu hiền của tình yêu Người ban cho con người, là chuẩn bị, là gợi mở và làm kiên vững Thánh Thể thần linh, để luôn mãi là hi tế của sự cứu rỗi, là bánh từ trời và sự an ủi cho người lữ hành trần thế. Cuối cùng, tôn thờ Chúa Giêsu Kitô trong bí tích, là làm cho Thánh Thể thần linh trở thành cùng đích của đời sống, là đối tượng cuối cùng của lòng đạo, là mục đích của nhân đức, của tình yêu hi tế.   (RA 23,7).

Ý thức về thách đố trong mục vụ của thời đại, đặc biệt sự vô tín, với chủ nghĩa duy lý và duy vật, cha Ema khao khát dẫn đưa các tín hữu trở về với Chúa Giêsu, nguồn cội sự sống, để họ gặp được tình yêu Chúa trong mầu nhiệm Thánh Thể bằng việc tôn thờ (chầu). “vì họ không biết rằng chính Chúa là người thân, người bạn và Thiên Chúa của ho” PG 241,4)

 Chính Ngài đã sống hoàn tòan Thánh Thể, việc tôn thờ nơi Ngài đã nuôi dưỡng sứ vụ tông đồ của Ngài ,và chính việc đó nuôi dường đời sống tôn thờ của Ngài. Ngài đã ghi lại điều đó trong lần tĩnh tâm cuối cùng như sau (1868) :

 Làm cho việc tôn thờ (chầu) thành trục chính của đời tôi. Chuẩn bị những giờ chầu như chuẩn bị một bữa ăn, một bài diễn thuyết quan trọng. Tinh thần của những giờ chầu của cha : là dâng hiến chính cái tôi của cha (NR 16).

 Giờ chầu Thánh Thể được đề nghị như là trục chính của các dòng tu Ngài thành lập. Đó là mô hình đặc biệt của cầu nguyện, của sứ vụ và ơn sủng của họ. Trong bối cảnh của việc trưng bày Thánh Thể cách trọng thể, việc thực hành đó sẽ như là việc loan báo lòng tin của tu sĩ nam nữ, và cũng là bằng chứng của lòng đạo, của tình yêu đối với Chúa Kitô hiện diện trong bí tích trên bàn thờ.

Cha Ema mong muốn giờ chầu được sống theo tâm tình và tinh thần Giáo Hội. Thực vậy, người tôn thờ sẽ cầu nguyện như đại diện cho Giáo Hội. Điều đó không là một sự ngẫu nhiên, nhưng đã có cơ cấu, luật lệ và tâm tình, để việc tôn thờ được chuẩn bị kỹ càng, như ta chuẩn bị một bữa ăn hay một bài diễn thuyết.

Để khuyến khích và nuôi dưỡng việc tôn thờ của tu sĩ và giáo dân, cha đề nghị một cách rất đơn sơ để thực hành : giờ tôn thờ (chầu) theo bốn mục tiêu của hi lễ Thánh Thể, của thánh lễ. Trong suốt một giờ, cần dùng mười lăm phút để thờ lạy, rồi mười lăm phút để tạ ơn,  mười lăm phút để tạ lỗi và cuối cùng mười lăm phút để cầu nguyện cho Giáo Hội và thế giới (RR 78,4).

Cách thức nầy nối tiếp giờ chầu với việc cử hành Thánh Lễ, vì  sẽ đưa ta vào vận hành của chính việc cử hành và tư cách của Chúa Kitô khi Người lập Thánh Thể.

Điều quan trọng nối kết giữa việc cử hành với giờ chầu đã được  nhắc đến trong  giáo huấn của Giáo Hội : giáo huấn về Mầu nhiệm Thánh Thể vào năm 1967, và Nghi Thức cử hành Thánh Thể ngoài thánh lễ (21 tháng 6 năm 1973), cuối cùng Đức Gioan Phaolô II trong Thông Điệp về Thánh Thể, và Đức Bênêditô dịp công nghị về Thánh Thể cũng thế.

Giờ chầu Thánh Thể theo cách thức để nghị đưa ta vào sự phong phú đa dạng của mầu nhiệm Thánh Thể. Cha Ema  nói :

Hãy đi vào những tư tưởng nầy : tôn thờ, đó là mục đích, tôn thờ, đền tội, tạ ơn, nguyện cầu, các con đừng chỉ dừng lại ở một mục đích của hi lễ, mà là bốn, là tất cả Thánh Thể. Các con có tất cả Thánh Thể trong các con (PS 236,8).

Tôn thờ sẽ cho các con hiểu biết cách yêu ( không chỉ theo thần học hay trí tuệ) như Chúa Giêsu Ktô đã nói : “Ai yêu mến Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Thầy cũng sẽ yêu mến và tỏ mình cho người ấy” (Ga 4,21). Theo cha Ema, lời đó sẽ thực hiện bằng tôn thờ, vì Thánh Thể là chính Chúa và ta tìm thấy ở đó chiều rộng, chiều sâu, chiều cao của tình yêu Người (Ep 3,18-19).

Trong một bản viết vào năm 1867, Cha đặt vị trí  quan trọng cho thân xác khi cầu nguyện, với tất cả bản tính con người, với thinh lặng nội tâm. Cha mời gọi đến lòng tin để “ mở ra mọi giác quan, mở lòng, mở tâm hồn để đi vào lòng đạo đức Thánh Thễ”. Cầu nguyện không  chỉ là cầu nguyện của cá nhân, nhưng là cầu nguyện trong sự hợp nhất với lời cầu nguyện của Chúa Kitô và Giáo Hội,  và như thế là mở ra với thế giới (PO 35).

Cách thức được đề nghị không chỉ giới hạn cho giờ cử hành, nhưng theo lịch phụng vụ, cũng đi vào mọi mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu Kitô, với những lễ kính Mẹ Maria và các thánh.

Như gương mẫu cho thái độ cầu nguyện và giờ chầu, cha Ema cũng gợi ý cho ta với những nhân vật trong Tin Mừng : vơi ba vua, những người tôn thờ đầu tiên; người phụ nữ Samari học biết thế nào là tôn thờ trong “ tinh thần và chân lý”; người mù bình sinh với hành trình đức tin; cô Maria ở Bêtania với cử chỉ khiêm nhường táo bạo của tình yêu, Mađalêna và sự tìm kiếm tình yêu, và cuối cùng Tôma và lòng tin tuyệt đối của ngài : “Lạy Chúa, Thiên Chúa con”. Như thế tôn thờ được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để tôn thờ Chúa chính là nhờ Thánh Thần Thiên Chúa gợi hứng, soi dẫn trong tâm hồn khiêm nhường và đơn sơ (RR 78,4).

Cha Ema ý thức rằng cách thức và qui luật không đủ, chỉ Thánh Thần Chúa mới ban ơn và hạnh phúc cho việc cầu nguyện. Chính Chúa Thánh Thần dạy chúng ta cầu nguyện, gợi hứng và hướng dẫn chúng ta. Mỗi người phải kết hợp với Chúa Thánh Thần  để cầu nguyện , để Người cầu nguyện trong ta và  qua ta. Tôn thờ như thế sẽ mang chiều kích Ba Ngôi.

Hồn của sự tôn thờ : chính là sự hiến dâng cái tôi.” Với cha Ema, tôn thờ không chỉ là việc đạo đức, việc tôn thờ nhưng là trạng thái sống. Người tôn thờ phải thực hành với toàn bộ con người, phải làm cho tất cả cuộc đời thành tôn thờ.

Mục đích của việc tôn thờ là kết hợp với Chúa Kitô để thuộc về Người (Rm 8,9), để ở trong Người (Ga 6,56), và sống cho Người, để có tinh thần, và từ đó hoàn tất nước trị của Người trong thế gian. “Những ai muốn sống cho Chúa Giêsu Kitô cần thiết phải suy niệm, chiêm ngắm, tôn thờ” (PR 8,3). Chúa Giêsu Kitô đào luyện người tôn thờ và làm cho họ hòa hợp với Người nhờ Chúa Thánh Thần. Cha Ema đã  ghi :“ Để được hiền lành, tôi sẽ nhìn vào Thánh Thể” (NR 44,101).

Cha Ema đề nghị với ta rằng : tôn thờ kết hợp với cử hành Thánh Thể và phụng vụ, điều đó sẽ nuôi dưỡng ta bằng Lời Chúa, kết hợp với Chúa Thánh Thần và Giáo Hội, để đưa thế giới đến với Chúa Kitô. Ngài mời gọi ta đi vào sự linh động và tăng trưởng tình yêu chúng ta nhờ Thánh Thể.

Tình yêu […] tiến tới luôn trong các mầu nhiệm của ơn sủng và tình yêu Người, và khi ta nghĩ rằng ta có toàn diện chính Giêsu, ta sẽ khám phá được những huy hoàng mới –“từ vinh quang nầy đến vinh quang khác”[2Co 3,18]  – như thế luôn được no thỏa mà vẫn luôn khát vọng – đó là hình ảnh của trời cao, của biển cả không đáy cũng như không bờ bến (PG 281).

* * * * *

Ngày Thứ Bảy

 

THÁNH THỂ “ BÁNH CHO NGƯỜI YẾU ĐUỐI
VÀ NGƯỜI MẠNH SỨC”

Hãy tiếp tục rước lễ vì con yếu đưối, và vì phải sống trong Chúa, nên hãy rước lễ, vì Đấng Cứu Thế Người đã nói : “Ai  ăn Ta sẽ sống vì Ta [ Ga 6,57], ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ ở trong Ta và Ta trong người ấy”[ Ga 6,56]. Tốt hơn con nên đi Rước lễ với những nghèo khổ của con hơn là  tránh vì sợ hay vì khiêm tốn. Tình yêu sống phó thác hơn là kính trọng, sống tin cậy hơn là sợ. Hãy rước lễ với khát vọng yêu hơn mãi, đó là tâm tình tốt nhất (CO 240).

Cha Ema xác định cách mạnh mẽ về sự cần thiết Rước lễ đối với Kitô hữu. Ý tưởng đó trở nên khẩn khoản từ lúc Ngài lập dòng và càng  tăng cường hơn nữa trong những năm cuối đời Ngài. Ngày 16 tháng 7 năm 1868, trước lúc  về La Mure,và Ngài  về với  Chúa ngày 1 tháng 8, Ngài nói “ Thánh Thể được thành lập dưới hình thức của ăn. Trước tiên linh hồn phải nuôi dưỡng từ đó” (PP 67,3).

Cha Ema mời gọi tôn thờ Chúa, nhưng hơn nữa Ngài tìm kiếm dẫn đưa tín hữu đến rước lễ, rước lễ thường xuyên và  hằng ngày. Tư tưởng đó của Ngài thật mới mẻ đối với thời đại Ngài sống, nhưng được thành lập theo Truyền Thống của Giáo Hội. Ngài nói :

Trong những thế kỷ đầu, khi tham dự hi lễ và rước lễ là hai việc gần như không tách rời, và các mục tử của Giáo Hội luôn mạnh mẽ khuyến khích kết hợp hai việc đó lại (PG 251,5).

Trong quan điểm của những người sợ lạm dụng hay nhìn xem rước lễ như phần thưởng của nhân đức, hay vì khiêm nhường, cha Ema phản ứng cách mạnh mẽ và xác định : Đó là cách khiêm nhường sai lầm, là phỉ báng Chúa Giêsu Kitô luôn mời gọi và chờ đợi ta nơi tình yêu Người.Cha viết thư cho những người tìm lời khuyên  như sau :

Thế thì hãy sống theo nguyên tắc nầy : tôi càng nghèo khổ, tôi càng cần đến Chúa (CO 2039) . Đừng bao giờ bỏ rước lễ hằng ngày, vì như thế là bỏ chỗ ở trong gia đình với lễ hội của con cái Thiên Chúa. Như thế, đừng nhìn vào sự bất xứng, sự khô khan của mình, nhưng vì mình yếu đuối nên hãy nghe lời mời gọi yêu thương của Thầy chí ái và sự thân thiết của  Mẹ từ ái chúng ta (CO 2172) .

 Trước tiên Thánh Thể là bánh sự sống như Chúa Giêsu đã nói trong tin mừng Thánh Gioan (Ga 6). Đó là của ăn,  của ăn bồi dưỡng và sức mạnh, là “bánh hằng ngày của người lữ hành” (IR 19,8 và Lc 11,3), là bánh cho tâm trí, bánh nuôi dưỡng con tim và tình yêu (PP 21,1 và 26,1).

Chúa Giêsu lập Thánh Thể như bánh cho người yếu đuối cũng như cho người mạnh sức, là  thuốc chữa cho tội lỗi, là  khí giới mạnh mẽ chống ma quỉ, là điều kỳ diệu liên lỉ của phục sinh và của đời sống Người trong các chi thể đau khổ bệnh tật. Vậy hãy đến với Thánh Thể […].ở đó, bên chân Người con sẽ nhận được ơn sủng, sức mạnh cho điều thiện, với ánh sáng và tình yêu […]. Như thế con hãy quăng mọi nỗi khốn khổ vào lửa thần thiêng đó như quăng rơm vào lửa. Hãy dìm áo của Bí tích Thanh Tẩy đã hoen ố vào trong Máu tinh tuyền chân thật của Chiên Thiên Chúa, rồi nó sẽ trở nên trắng trong đẹp đẽ (PD 19,23).

Thánh Thể không thể xa rời đới sống Thánh Tẩy; nếu Thánh Tẩy là điểm khởi đầu đời sống Kitô hữu, tiếp đó phải nuôi dưỡng, vì thế phải rước lễ. Ngày nay, chúng ta nói rằng Thánh Thể hoàn thành khai tâm Kitô giáo, là trung tâm và đích cùng của tất cả đời sống bí tích (SaCa 17).

Theo  cha Ema, rước lễ là cần thiết để lớn lên trong lòng tin, để lớn lên trong Đức Kitô. Không có Thánh Thể, không thể có Kitô hữu mạnh mẽ và đào luyện thành thục.“ Hết mọi sự đào luyện muốn tránh khỏi sự bất tòan phải được thục hiện bởi chính Chúa Giêsu Kitô” (PO 37,4).

Các môn đệ trên đường Emmau nhận ra Chúa Giêsu khi Người bẻ bánh (Lc 24,13-35), Họ cần đến Thánh Thể để vào sâu trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Rước lễ đưa  người tín hữu vào sự hiểu biết Thiên Chúa duy nhất, cách nào đó giúp họ đến tiếp cận Thiên Chúa trong mầu nhiệm tình yêu vô biên  và sống điều đó. Sự hiểu biết đó từ nội tâm là ơn ban của Thánh Thể không thể thay thế  được.Chính  khi  rước lễ Chúa Giêsu tự tỏ mình cho họ.

Linh hồn rước lễ đã có một ý tưởng về Chúa Giêsu, sẽ nhìn thấy,  nhận ra Người ở bàn tiệc thánh. Ta chỉ hiểu biết Chúa bởi chính Người tỏ hiện cho ta. (PO 37,5).

Khi bẻ bành, tâm hồn bừng cháy sẽ hiểu biết tâm tình Người, đó là luật tình yêu Chúa Giêsu đặt vào tâm hồn họ khi rước lễ Gr 31,33 và 2 Cr 3,3). Nhờ Thánh Thể, ta có thể đương đầu với mọi hi sinh đời sống Kitô đòi hỏi, chính Thánh Thể nâng đỡ các vị tử đạo (PS 17,1). Thánh Thể như cho ta cánh để bay, cho ta sức mạnh, lòng sốt mến , hứng khởi và quảng đại :

Cả đức ái cũng cần Thánh Thể để hi sinh cho tha nhân. Phải, cần Thánh Thể để yêu tha nhân như Chúa Giêsu Kitô yêu thương ta, cho đến trao ban mình, hi sinh cho đến chết. Như thế ta chỉ trả lại cho Chúa Giêsu Kitô những gì Người ban cho ta hằng ngày (RA 26,5).

 Thánh Thể là Chúa Giêsu thông ban cho ta chính sự sống Thiên Chúa :

Ước gì chàng hôn ta những nụ hôn chính  môi  miệng  chàng[Dc 1,1]. Một Giáo Phụ xưa gọi Thánh Thể là quà tặng nụ hôn. Chính bởi nụ hôn Thánh Thể mà Chúa Giêsu đổ vào lòng  ta  tâm hồn, tinh thần , sự sống và tất cã con tim Người (NP 60,3).

Nhờ Rước lễ, chúng ta sẽ được biến đổi trong Chúa Giêsu nhập thể, sinh ra, lớn lên và hoàn thiện trong ta. Như Người đã nói : “ Ai ăn Ta sẽ sống nhờ Ta” (Ga 6,57), và ; “Ai ăn thịt và uống máu tôi sẽ ở trong tôi, và tôi trong người ấy (Ga 6,56). Với những công nhân trẻ đến Rước lễ lần đầu, cha Ema nói : “ Sáng nay, các con rước lễ, nghĩa là Chúa Giêsu đã  biến đổi các con trong Người. Các con kết hợp với thân xác, với máu, với linh hồn và thần tính Người” (PC 19,3)

Thân xác người rước lễ trở thành nơi Chúa Kitô hiện diện và hành động. Đời sống mới xứng hợp với Đức Kitô nhờ Thánh Tẩy sẽ hăng hái, đến độ có thể nói đó là cuộc nhập thể liên tục.

Đó là điều nhiệm lạ của Thánh Thể, điều kỳ diệu của  sự nhập thể liên tục trong con người. […] nhờ hiệp lễ, đời sống người hiệp lễ kết hợp với Chúa Giêsu Kitô qua bí tích, và nhận lấy mọi công phúc và nhân đức của Chúa, và cuối cùng sẽ được biến đổi trong Chúa Giêsu Kitô, và có thể nói thực sự như vị Tông đồ : Tôi sống (Gl 2,20). Hiệp lễ , đó chính là đời sống của Chúa Giêsu Kitô ở trong ta (PG 310,1).

 Thánh Thể mang đến cho ta sự giàu có lớn lao. Đó là lễ hội, là niềm vui cho tinh thần, là an bình và hạnh phúc, đó thật là manna trong hoang địa, là  của ăn  thần linh, như thế rất  bồi dưỡng vàngon tuyệt diệu. Đó là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu Kitô khích động một sự “bùng nổ ánh sáng và lửa trong tâm hồn người có hứng khởi”(PG 242,2) . Như thế ta hiểu được lời Thánh vịnh “ Hãy nếm thử và hãy nhìn xem: Thiên Chúa tốt lành dường bao” (Tv 33,9). Cuồi cùng Thánh Thể sẽ chữa lành ta, tái lập lại con người hư hỏng, tắt một lời : Thánh Thể thần  hóa chúng ta.

* * * * *

Ngày Thứ Tám

 SỰ HIẾN THÂN TOÀN VẸN

Như Đấng Cứu Thế đã nói : […]  nhờ hiệp lễ, ngươi sống cho Ta, vì Ta sống trong ngươi. Ta sẽ đổ đầy vào tâm hồn ngươi mọi khát vọng và đới sống của Ta, và từ đó sẽ thiêu đốt và triệt hạ những gì là chính ngươi, đến độ Ta sẽ sống và khát vọng mọi sự trong ngươi, thay ngươi. Như thế, ngươi sẽ mặc lấy chính Ta, ngươi sẽ là  hình  ảnh của  tim Ta, tâm hồn ngươi là mọi tài năng sinh động của tâm hồn Ta, tim ngươi là nơi chứa, là chuyển động của tim Ta. Ta sẽ là ngôi vị của  bản ngã ngươi, ngôi vị ngươi sẽ là sự sống của Ta trong ngươi. “Không phải tôi sống, nhưng là Đức Kitô sống trong tôi” [Ga 2,20] (NR 44,119).

Niềm “tin sống động” với Thánh Thể  lôi kéo cha Ema vào  vận hành đã dẫn đưa Đức Kitô trao ban sự sống Người, vì phần rỗi thế giới. Đối với cá nhân Ngài, Cha không ngừng suy niệm và rao giảng sự bao la của tình yêu đó: “ Người đã yêu tôi và đã hiến mình vì tôi,  tình yêu làm nên căn tính sự sống “ (NR 44,100), “tình yêu là trao đổi” (NR 44,120) .Tình yêu đó trở nên đòi hỏi cho đi tất cả như Chúa Kitô đã trao ban tất cả vì chúng ta, đã yêu chúng ta đến cùng.

Chúa Thánh Thần đã cho Ngài vượt qua chặng cuối hành trình hướng về nội tâm hơn hướng ngoại : lời khấn hiến dâng bản vị, hiến dâng con người toàn vẹn .

Khi kết thúc cuộc tĩnh tâm Rôma đâu tiên, vào ngày chúa nhật 24 tháng 5 năm 1863, chuá nhật lễ Hiện Xuống, cha Ema đã ghi : “ Cuối cùng tôi hiểu rằng Thiên Chúa yêu thích việc làm từ con tim,  với sự hiến dâng con người tôi hơn tất cả những gì tôi làm ở bên ngoài,  một việc làm trong nội tâm làm vinh quang Người và  đáng yêu hơn mọi việc tông đồ trên thế giới” (NR 42,9).

Hai năm sau (1865) vẫn ở Rôma, với một cuộc tĩnh tâm khác, cùng một hứng khởi đó :

 Chúa cho tôi hiểu rằng: Người thích sự hiến dâng con tim tôi hơn mọi lễ dâng bên ngoài tôi có thể làm, dù tôi có thể dâng hết mọi trái tim của mọi người mà không dâng chính tim tôi (NR 44,29).

Chúng ta đã thấy ở Ngày Thứ Hai : cha Ema đến Rôma để thực hiện dự phóng thành lập một Cộng Đoàn tại Giêrusalem, và nếu được sẽ ngay tại Phòng Tiệc Ly, nơi Chúa Giêsu lập Thánh Thể. Vì công việc kéo dài, cha lợi dụng thời gian chờ đợi để tỉnh tâm.

Cuộc tĩnh tâm đó có thể xem như  cuộc đối thọai giữa  cha Ema với Chúa Kitô hiến mình cho chúng ta trong  mầu nhiệm Thánh Thể. Cha hiểu rằng Cha có thể đáp lại ơn ban đó bằng sự hiến thân trọn vẹn : “Hiến dâng con người tôi, đó là tình yêu đích thực và duy nhất” (NR 44,9). “ Nầy con, hãy dâng cho Ta con tim của con” (PR 23,26).

Dĩ nhiên, toàn cuộc tĩnh tâm được suy niệm trên ý tưởng dâng hiến, biến  đổi, tình yêu hỗ tương. Từ  “tình yêu” với động từ “trao ban’ và “dâng hiến”  được lặp lại thường xuyên như  dây dẫn điện trong những ghi chú.

Nhiều lần, ta thấy trong những bản ghi chú đó những qui chiếu Lời Chúa của Phụng vụ, của thánh lễ, của việc rước lễ và tôn thờ trong tinh thần và chân lý. Những lúc đó thành cơ hội để Cha Ema dâng hiến lại cho tình yêu Chúa Giêsu Kitô, và  để canh tân sự dâng hiến (NR 44,78.99). Cha luôn sống trong bầu khí cầu nguyện.

Lạy Chúa, xin nhớ đến con bởi ơn Thánh Thần Chúa. Xin cho con được mạnh sức trong nội tâm với nhân đức của Chúa……Lạy Chúa, xin ban cho con sự khôn ngoan từ trời cao, để con học biết tìm và gặp gỡ Chúa, để nếm cảm và yêu Chúa trên hết mọi sự, và chỉ  nhìn mọi sự khác như nó là, theo trật tự khôn ngoan của Chúa. […] đó là tất cả bí mật con gặp được ! Dâng hiến Chúa cái tôi của tôi vô điều kiện. Tôi đã làm, tôi thề hứa trước Thánh Thể lúc truyền phép (NR 44,42).

Trong giờ tạ ơn sau thánh lễ ngày 21 tháng 3 năm 1865, để đáp lại tình yêu Chúa Kitô tỏ hiện trong Thánh Thể, Cha đã tuyên khấn dâng bản vị. Cha tự do sửa đổi bản văn của bài Giáo lý về đời sống nội tâm của ông Olier, một thành viên của trường phái linh đạo Pháp . Cha đặt vào ngôi thứ nhất và nói với Chúa như một cuộc đàm thoại : “Ta sẽ là  bản vị của bản vị con, và bản vị con sẽ là sự sống của Ta trong con”(NR 44,119).

Như thế cha diên tả khát vọng tận hiến cho Chúa Kitô để sống toàn vẹn chính sự sống của Chúa. Trong bài viết, cha trở lại hai lần khi hiệp lễ :

Chính vì để sống trong tôi mà Người hiến mình trong hiệp lễ. “ Như Chúa Cha hằng sống đã sai Ta và Ta sống nhờ Cha. Cũng thế, ai ăn Ta cũng sẽ sống nhờ Ta” [Ga 6,57]…..Như thế, bởi hiệp lễ, con sẽ sống cho Ta, vì Ta sẽ sống trong con (NR 44,119).

 Chính Thánh Thể là nguồn của sự dâng hiến bản vị, đó cũng là mẫu mực và phương thế, đó là sự hiệp thông của sự sống mà Ngôi Con nhận được từ Chúa Cha. Người hiệp lễ sẽ sống cho Chúa Giêsu và nhờ  Chúa Giêsu Kitô (Ga  6,57) , Người sẽ sống động trong người đó :

Đó là điều của Chúa Giêsu muốn nói với lời: Ai ăn Tôi sẽ sống nhờ Tôi : “nhờ” hay bởi Ta  là nguyên lý, là luật, là gợi hứng, hay cho Ta là mục đích, sẽ làm Ta thích thú, thích Ta hơn tất cả (NR 44,80).

Nhờ ảnh hưởng chính thức của Thánh Thể, Cha Ema thể hiện sự dâng hiến bản vị : biến đổi trong Chúa Giêsu Kitô, và biến đổi con người trong Thiên Chúa. Đó là điều các thánh đã xác định như với thánh Tôma Aquinô hay Công Đồng Vaticanô II đã nói : “ Sự tham dự vào mình và máu Chúa Kitô không có hiệu quả nào hơn là biến đổi vào điều chúng ta lãnh nhận” (LG 26).

Thánh Thể làm cho ta thành một thân xác và một dòng máu với Chúa Kitô. Đó không là sự kết hợp theo thể lý, nhưng là kết hợp của bản thể với thân xác vinh hiển của Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Chúng ta thực sự làm thành một thân xác, nhưng trong ý nghĩa huyền bí. Thánh Thể biến đổi chúng ta trong Chúa Giêsu với mọi tài năng, tình cảm, cách thức suy nghĩ và hành động  của Người trở thành của chúng ta.

Đời sống đó do Thánh Thể ban cho chúng ta không gì khác

hơn là chính đời sống của Chúa Giêsu Kitô hình thành và hoàn thiện trong ta (PG 319,1) Hiệp lễ là chính sự sống của Chúa Giêsu Kitô trong ta, bởi hiệp lễ Chúa Giêsu Kitô giáng sinh, lớn lên, hành động trong ta (PO 12,3) .

Cha Ema đến Rôma cho “công trình to tát và vĩ đại” của Phòng Tiệc Ly ở Giêrusalem, và phải chấp nhận sự không thể đưa đến điều hay . Cha ý thức rằng Thiên Chúa tỏ hiện một ý muốn khác và ban cho Cha nhiều ánh sáng nội tâm khác lớn lao và quí báu hơn : sự tôn thờ trong tinh thần và chân lý, và linh hồn là phòng tiệc ly nội tâm (“phòng tiệc ly trong tôi và vinh quang của Chúa trong tôi), NR 44,23), nơi ở trong tình yêu, là sự sống của Chúa Giêsu Kitô trở thành cái tôi của bản vị tôi, cái “tôi của chính tôi”(NR 44,80). Cha thấy rõ Nước Chúa khởi đầu trong ta, chính trong thâm sâu của trái tim con người thể hiện sự sống Thánh Thể, và sự hòa hợp với Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể là chính sự kết hợp toàn vẹn với Người : “Không còn phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Ga 2,20).

Theo cách nói thần bí : nhờ sự hiến dâng chính mình mà cha Ema nhận được ơn biến đổi canh tân đời sống nội tâm , và được vào sâu với mầu nhiệm vượt qua và cũng tham dự vào đời sống Ba Ngôi.

                               

* * * * *

              

  Ngày Thứ Chín.

 CHÚA GIÊSU KITÔ
“  MUỐN TÔN VINH CHÚA CHA
TRONG MỖI NGƯỜI CHÚNG TA “

Lời khấn bản vị đó lớn hơn, thánh thiện hơn các lời khấn khác, vì đó là lời khấn chính cái tôi, và cái tôi tự do để dâng hiến lại luôn […]. Như thế đó, hỡi hồn tôi : ngươi sẽ là chi thể, là tài năng của chính Chúa Giêsu Kttô, để Người sống và hành động mọi sự cho vinh quang Chúa Cha. Chúa Giêsu muốn có  sự kết hợp đó để tôn vinh Cha trên trần gian nầy, khi nhập thể vào mỗi Kitô hữu, để từ đó mỗi người  trở thành nhân vị thần linh […].Vậy là Chúa Giêsu muốn sống trong ta, tiếp nối trong ta vinh quang cho Cha Người. […] Bởi sự kết hợp đó, mọi hànht động của ta trở thành hành động của chính Chúa Giêsu (NR 44,120.121).

Lời khấn dâng bản vị là “một con đường mới”(PR 111,2), là nhân đức chuyên biệt cha đề xướng cho con cái cha, đó là sự hiến dâng trở thành “chìa khóa” của đời sống cha Ema (NR 44,10) .Đó là ơn nên thánh nhờ Thánh Thể , “kết hợp với Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô, như thế chúng ta tham dự vào sự sống thần thiêng cách  trưởng thành và ý thức hơn” (SaCa 70).

Đó chính là đời sống hòa hợp với Chúa Kitô và kết hợp với Người là điều làm cha Ema say mê. Cách thức đó luôn hiện diện trong những ngày tiếp theo của lời khấn hiến dâng bản vị nơi cha.

Tôi suy niệm về sự kết hợp của Chúa Giêsu với chúng ta. Sự kết hợp đó phải là sự sống của lời khần dâng bản vị của tôi […] Chúa Giêsu trong bí tích đến với ta để sống cách thần thiêng trong ta (NR 44, 121.126).

Chúa Kitô luôn lôi kéo ta đến đời sống đó, cha Ema nói :”Người muốn là tất cả đời sống của tôi”(NR 44,124). Người muốn thánh hóa để kết hợp chúng ta với Người và làm cho ta sống chính đời sống Người” (NR 44,121). Thật vậy, đời sống thiêng liêng là sự tăng trưởng đời sống mới của Chúa Giêsu Kitô trong ta. Cha suy niệm bức họa cây nho và những cành lá (Ga 15,1-8), và bài giáo huấn của thánh Phaolô về Thân Mình Chúa Kitô và chúng ta là chi thể Người (1 Cr 6,15 và 12, 27), và thánh Grêgoriô xác định : “Kitô hữu là một Kitô khác.”

Để sống sự kết hợp đó, cần có phương tiện duy nhất nầy :

Nuôi dưỡng và bổ sức nơi tôi con người nội tâm là chính Chúa Giêsu Kitô trong tôi, đón nhận Người, làm cho Người sinh ra và lớn lên bởi mọi hành động, đọc sách, suy niệm, tôn thờ và hết mọi tương quan cuộc sống (NR 44,125).

Phải không ngừng nuôi dưỡng sự kết hợp đó, vì kết hợp sẽ được thực hiện bằng chính sự kết hợp. Phải dứt khoát sống trong sự kết hợp với Chúa Kitô, phải khát vọng, phải ước muốn điều đó, phải ở lại trong Chúa Kitô (Ga 15,4.5.9).  Về điều nầy, cha Ema lấy  quyết tâm nhận Chúa Kitô là “chủ quyền” của đời sống mình, đặt mình dưới sự hướng dẫn của Người, để “sống với Người và tinh thần Người” (NR 44,44). Hoàn toàn đặt Chúa Kitô làm tâm điểm và tìm nơi Người sự sống,  sự chuyển động và bản thể cuộc đời. Chúa Giêsu Kitô trở thành người cố vấn, là sức mạnh, sự an ủi (NR 44,27), là thầy nội tâm, là chủ tâm hồn và thể xác, là người chỉ đường (NR44,127), là mẫu mực và là Thiên Chúa của  tâm hồn (NR 44,96)

Được tràn đầy tình yêu Chúa Giêsu Kitô, Cha muốn nên giống Chúa trong tất cả mọi sự,  có cùng những tình cảm như Chúa (Ph 2,5). Khi sống với Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người, trong Người và vì Người, cha đạt đến  một sự đồng hình dạng hoàn toàn :

Nếu tôi yêu mến Giêsu, tôi phải nên giống Người […] Tôi sẽ lặp lại chính Người, với hình thức tâm hồn, với tự do trong khát vọng, thực hành nhân bản, và Người sẽ làm tôi trở thành thần linh bới sự kết hợp của  ta (NR 44,47.60).

 Chính Thánh Thể làm điều đó, ngày qua ngày, sẽ biến đổi dần con người được gọi bởi ơn sủng để trở thành  hình ảnh Con Thiên Chúa (Rm 8,29…). Cha Ema để mình được đào tạo bởi Thánh Thể vì đó là tâm điểm của đời Ngài :

Tâm điểm phải đào luyện và nuôi dưỡng những nhân đức Kitô giáo và Phúc Am, mà không cần tìm ở đâu khác. Tâm điểm sẽ bồi dưỡng lưôn mãi, vì đó là bầu khí ánh sáng, êm dịu và bình an. Chính Chúa Giêsu […] sẽ sống nhờ tôi vì Người ở trong tôi [Ga 6,57-58] (NR 44,81).

 Kết hợp sự sống đươc thể hiện bằng ơn sủng và bằng sự trung tín với ơn sủng đó, nhưng đó cũng là sự gắn kết với lời của Đức Kitô, kết hợp bằng lòng tin và tình yêu, kết hợp với Chúa Giêsu Kitô qui hướng về sự hợp nhất giữa Chúa Giêsu Kitô với Chúa Cha (Ga 17,22-23).. Từ đó sẽ tái tạo tương quan đã có giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha (Ga 15,9). Ta thấy điều đó rất rõ khi cha Ema nêu lên đoạn văn nầy của Gioan 14,10 : “Chúa Cha ở trong Ta và hành động “, và tiếp đó Ngài ghi thêm : “Chúa Kitô trong tôi thực hiện công việc của Người” (NR 44,60) .

 Như thế tôi phải kết hợp với Chúa Giêsu Kitô như thần tính điều động nhân tính của Người, như sự kết hợp vẫn có giữa Chúa Giêsu Kitô và Chúa Cha. Nhưng để được như thế, cần phải kết hợp bằng mang lấy sự sống, và thông hiệp toàn vẹn (NR 44,124).

 Kết quả là toàn vẹn cuộc sống trở thành  sự sống Chúa Kitô phát triển rộng ra, “hoạt động của ta trở thànyh hoạt động của Chúa” (NR 44,121). Sự kết hợp đó của con người với Chúa Giêsu làm nên phẩm giá của họ […]  Bởi sự kết hợp của tôi với Chúa, tôi trở thành điều gì đó thánh thiêng, thành thánh  “ (NR 44,122).

Khi sống theo cách đó, cha Ema nhận được ơn sủng, tự do, bình an, sự sống và kết hợp với Thiên Chúa (NR 44,44.63), đời sống cha trở thành đời sống viên mãn. Trong Chúa Giêsu Kitô, Cha gặp tất cả, cha cảm nhận sự thoải mái như ở  nhà Người, dưới sự hướng dẫn của Người.

Cha Ema ghi lại rằng : “chính Chúa Thánh Thần muốn đào luyện chúng ta cho đời sống mới đó” (NR44,64).  Lời khần dâng bản vị không phải là kết  quả của một cố gắng tự ý, cũng không phải một sự chiến thắng  của cá nhân, đó là ơn sủng và nhất là nhờ hoa quả của hành động Chúa Thánh Thần. Khi tự hỏi làm thế nào đạt đến đời sống đó, cha  lấy lại lời thiên thần nói với Đức Maria : “Thánh Thần sẽ đến trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ phủ bóng trên bà” (Lc 1,35).

Chúa Thánh Thần đã thể hiện mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu Kitô trong Đức Maria, và làm cho Chúa Kitô hiện diện trên bàn thờ, sẽ thực hiện sự hiện diện đó trong con người sống Đức Kitô trong chính họ.

Như thế có một sự  tương đồng sâu xa trong hành động của Chúa Thánh Thần đến trên Đức Maria, và sự Chúa Thánh Thần đến trên bánh và rượu để biến đổi thành linh động sống của Chúa Giêsu phục sinh. Cũng có sự tương đồng sâu xa khác từ Chúa Thánh Thần với Đức Maria và sự Chúa Thánh Thần đến trong chúng ta, để biến đổi chúng ta trong Thánh Thể, để chúng ta trở thành “Đấng chúng ta đón nhận” (EE 56-57).

Ngang qua sự dâng hiến chính bản thân chúng ta, Đức Kitô được vinh quang trong chúng ta (Ga 17,10; NR 45.7), chúng ta trở thành vinh quang thật sự như Chúa Cha mong muốn, là con người mới được tái tạo trong Đức Kitô (Ep 2,15). Cha Ema  viết như sau :

Oi ! nếu chúng ta hiểu được lời nầy của thánh Phaolô: “Không phải tôi sống, mà chính Đức Kitô sống trong tôi” [Gl 2,20], và một lời khác nữa: “Chúa Giêsu Kitô phải  tăng trưởng trong tôi để tôi đạt tới tình trạng con người viên mãn” (Ep 4,13). Phải, Chúa Giêsu Kitô có trong mỗi con người một sự sinh ra và một sự tăng trưởng thiêng liêng. Người muốn tôn vinh Chúa Cha trong mỗi người chúng ta (CO 1547).

Trong khi cử hành Thánh Thể, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nên của lễ vĩnh cửu để tôn vinh Chúa Cha, và trong Đức Kitô chúng ta là của lễ sông động  ca tụng vinh quang Người, để cùng  mọi tạo vật chúng ta ca tụng Chúa Cha nhờ Chúa Kitô .

Ngày Thứ Mười

 “  LÀM THÀNH TẤM BÁNH MỚI
TỪ LINH HỒN NGHÈO KHÓ CHA”

 Cha ngạc nhiên vì Thầy chí ái đã biết đưa cha vào cô tịch, và hôm nay cha rất hài lòng. Không phải vì cha mong muốn điều gì hơn, không ! nhưng vì cha thấy rõ hơn phần nào. Hãy làm thành tấm bánh mới từ linh hồn nghèo khó của cha, Cha không cho con bánh đó hôm nay, vì đó còn là bánh cũ con đã biết, và không luôn có lợi, vì đã quá cũ. Chúng ta sẽ cho con bánh mới khi đến với con. Trong khi chờ đợi, cha chỉ nói cách đơn sơ rằng : […]Hãy sống Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu.Chúa Giêsu đã nói : “ Ai ở trong Ta và Ta trong người ấy, người ấy sẽ làm được nhiều việc lớn lao !” [Ga 15,5]. Vậy hãy sống trong Chúa Giêsu, nhưng con sẽ nói, bằng cách nào ? Bằng cách từ bỏ chính mình (CO 1542).

  Đó là thư viết từ Rôma cho Mẹ Guyot, bề trên Dòng  thánh Tôma ở Villeneuve, mười ngày trước lời khấn hiến dâng bản vị. Chính mẹ đã cho cha bánh ăn hằng ngày trong những ngày đầu lập Dòng, và cha hứa cho mẹ “ bánh mới” khi cha về. Trong một lá thư viết cho bà Jordan, cha mời gọi bà hãy “ sửa soạn bánh sự sống” của Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là “ sống với Người, từ trong nội tâm của Người hơn là của bà”(CO 1541).

Chủ đề bánh tìm thấy trong bản ghi cuộc tĩnh tâm Rôma (1865). Ngày 1 tháng 2 , cha suy niệm về lời của thánh Inhã  thành Antiokia tử đạo : “Tôi là tấm bánh của Chúa Kitô”, cha còn thêm : “ Ước chi tôi được xay xát bởi hi sinh, hay được nung nấu trong lửa tình yêu, để tôi trở nên tấm bánh tinh tuyền” (NR 44,14).

Cha Ema trở nên như “ hòn bột mới……như bánh của lễ Vượt Qua” (1Cr 5,7), cha đi vào  sự thông hiệp hoàn hảo với lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô, và như thế chính mình trở nên Thánh Thể với Người”(SaCa 85). Chính cha nghe được lời mời gọi của Chúa Giêsu  Kitô kêu gọi đồ đệ của Người : “ Anh em hãy cho họ ăn” (Lc 9,13). Cha xác định rằng “ ơn gọi của mỗi người chúng ta thật sự là trở nên cùng với Chúa Giêsu bánh bẻ ra cho sự sống thế gian” (SaCa 88).

Trong cuộc tĩnh tâm ở Rôma, dĩ nhiên cha đã nhận được ơn biến đổi canh tân nội tâm. Từ đây cha sống với chiều kích Vượt Qua của Thánh Thể cùng với sự năng động từ đó. Theo bước Chúa Kitô Giêsu đã tự hủy mình đến chết trên thập giá, cha chấp nhận sự trần trụi và nhận lấy đời sống mới của Đức Kitô phục sinh, được tôn vinh bên hữu Chúa Cha, với đời sống biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần.

Trong khi tự ý từ bỏ theo cá nhân đó, cha Ema hoàn toàn thuộc về Chúa, cha sống cuộc sống tập trung hoàn toàn vào Chúa, cuộc sống được hướng dẫn bởi tình yêu và trong tình yêu. Cha phó thác hoàn toàn cho thánh ý Chúa và làm mọi việc cho Chúa Giêsu Kitô. Ngày 30 tháng 3 năm 1865, ngày cuối cùng của Cuộc tĩnh tâm Rôma, cha viết cho cha de Cuers như sau :

 Hãy tôn thờ những dự định của Thiên Chúa và chúc tụng thánh ý Người ! […] Thánh Bộ các Dòng Tu đã quyết định giữ nguyên và không thay đổi gì những sự việc, và không có tin gì thêm lúc nầy […] tôi chỉ còn nói : xin cho ý Người được thực hiện ! (CO 1546)

Những liên lạc với nhiều người thay đổi. Trong khi tĩnh tâm, cha phải trải qua những thử thách, những  chỉ trích và sự không hiểu sự việc của một vài tu sĩ (NR 44,91). Nhưng ngay giữa những khó khăn đó, cha tránh không xét đoán về người, về lời biện minh, cha chọn sống thinh lặng (NR 44,138), nhịn nhục (“ Cha nhìn Chúa Giêsu  bình thản và từ ái giữa những người làm cho Người phải đau khổ”,(NR 44,91), sự hiền từ (“ Cha lặp lại lời : Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Người […]. Sự hiền lành phải là nhân đức căn bản của những ai thuộc về Người, vì đó là hoa trái của tình yêu” (NR 44,91.97), bác ái, phục vụ (“Tôi phải là đầy tớ của mọi đầy tớ [của Chúa],là môn đệ của Thầy, hiền lành và khiêm nhường trong lòng !”NR 44,46), và cầu nguyện , để không đắm chìm theo ý muốn cá nhân, cũng không làm nổi bật  giá trị vị trí bề trên.

Ngươi phải phục vụ Chúa Giêsu và những Giêsu người ta  phó thác cho ngươi, với niềm vui và hạnh phúc, với sự tận tụy của thánh Giuse. “ Tùy theo mức độ ngươi làm điều đó cho một trong những người nhỏ bé [của anh em Ta], đó là làm cho Ta”[Mt 25,40] (NR 44,112).

 Như thế con người mới chiến thắng trong cha, con người nội tâm, sống bằng” sức mạnh đến từ tình yêu” ( NR 44,138) “là chính Chúa Giêsu Kitô trong tôi” (NR 44,125),

Khi về Pháp, cha Ema đến Lyon vào ngày thứ bảy, 8 tháng 4 năm 1865, và đến nhà bà Nathalie Jordan. Cha ở lại đó đến thứ ba. Trong thời gian đó, cha chia sẻ với bà và cô con gái cảm nghiệm cha sống ở Rôma.

Những ngày kế tiếp có một cuộc trao đổi thư từ rất thú vị. Ngày 22 tháng 4, cha trả lời thư  cám ơn của bà Jordan về sự chia sẻ đó như sau :

Chính bà nhận được hoa trái đầu tiên của Rôma […], như vậy cha chỉ là chiếc bình nghèo nàn còn lại chút hương thơm đã nhận được, với tất cả sự  từ ái của Chúa (CO 1551).

Người cháu gái của bà Nathalie ở HongKong, trả lời thư   cho người dì đã chia sẻ cuộc đối thoại của bà với cha Ema như sau : “ Con để ra nhiều giờ đọc và đọc lại thư dì viết cho con …. Con không biết gì nhiều, nhưng biết rằng như con được hít lấy một thứ hương thơm tuyệt diệu”.

Điều cha Ema đã sống qua ở Rôma với ơn  của lời khấn bản vị trở thành như hương thơm, và những ai gặp cha lúc đó đều có thể nếm cảm nó.

Hình ảnh  hương thơm đó đưa ta nhớ đến thứ dầu ở Bêtania (Ga 12,1-8) của người phụ nữ  làm lan tỏa rất giá trị với cử chỉ tình yêu nhưng không.Cha Ema đã hiến dâng mình cho Chúa Kitô, và nhân tính của Ngài như được biến đổi, để tỏ hiện chính sự sống của Chúa Giêsu nơi Cha, nó trở thành “ hương thơm của Chúa Kitô” (2Cr 2,15). Cha viết : Là Kitô hữu, đó là noi gương Chúa Kitô, ví Kitô hữu chính là một Kitô khác, để là hương thơm của Chúa Kitô”(PG 125,1)

Chúa Kitô ghi vào cuộc sống chúng ta một sự năng động mới, chúng ta sẽ trở thành những chứng nhân tình yêu của Người, và “bởi hành động, lời nói, thái độ chúng ta, một Đấng Khác tỏ hiện và tự hiệp thông” (SaCa 85).

Một tháng trước khi qua đời, cha Ema nói với các chị Nữ Tì Thánh Thể và  kêu gọi các chị hãy dâng hiến bản vị mình cho Chúa Giêsu Kitô, để được hoàn thiện và có thể nói như thánh Phaolô : “Không phải tôi sống, mà chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20) . Cha khẳng định rằng :

[…] như thế  chị em sẽ hạnh phúc, sẽ giàu có. Tâm hồn chị em sẽ tròn đầy, vì không bị điều gì cầm giữ, chị em sẽ rất quyền thế, sẽ được quyền thế của chính Chúa Giêsu (PS 642,3).

 Đó là một thứ di chúc. “Không có gì thuộc về  nhân loại – tư tưởng và tình cảm, lời nói và việc làm – chỉ  tìm gặp trong bí tích Thánh Thể hình thức thích đáng để sống viên mãn” (SaCa 71).

.* * * * *

Ngày Mưới Một

 

 “ ĐÓ LÀ GIA ĐÌNH BA NGÔI
CHA CHÚC LÀNH VỚI HẾT TÌNH “

 Bà thân mến trong Chúa, tư toa xe lửa đây, tôi chào bà với cả gia đình thân yêu của bà, tôi tiếc vì không thể có một ngày đến gặp bà ở Calet […]. Khi về, tôi  có một ngày và sẽ cho bà một nửa ngày […]. Bà sẽ làm như Martha mau mắn lo hơn nữa cho hai chị em Bêtania : nếu Martha có công hơn, thì Maria tuyệt diệu hơn [ Lc 10,38-42]. Bà có hai cô cháu thân yêu hạnh phúc ở gần bà dì của chúng. Đó là gia đình Ba Ngôi, Cha chúc lành với hết tình […] Chào tạm biệt, bà thân mến,, đừng quên rằng cha đã già đi và không còn đua đòi gì nữa. Cha đã không thuộc về Chúa hoàn toàn giữa những cơn sóng gió (CO 1401).

 Cha Ema tỏ ra khả năng về đối thoại đáng kể với những người cùng sống. Quan điểm của Cha về Thánh Thể làm say mê con người cả nam lẫn nữ khi gặp Cha. Nhiều người liên lạc với Cha để xin hướng dẫn. Lời nói của Cha trong sự kết hợp với Chúa ghi dấu ấn cho cá nhân , gia đình , tu sĩ nam nữ , cả với linh mục.

Việc mục vụ của Cha như  người hướng dẫn thiêng liêng được xem như tiêu chuẩn, để khám phá ra ơn sủng hành động thế nào nơi mỗi con người, “ Thiên Chúa nói với linh hồn bằng ngàn cách”.(PT 124,4), và chỉ cho họ biết con đường phải đi đến Thiên Chúa, hướng họ về đó để tìm đúng vị trí của mình trong Giáo Hội và xã hội.

Quan điểm của Cha về Giáo Hội lấy lại hình ảnh thánh Aucơtinh đã có :

  Giáo Hội là một vườn hoa, ở đó mỗi loại hoa đều có chỗ của nó với hương thơm, với hạt sương, với hạnh phúc của nó, và  tất cả đều cho vinh quang Thiên Chúa (CO 630).

           Có hai thí dụ đủ cho tất cả ý đó. Cha Ema tiếp đón  Auguste Rodin vào cộng đoàn như tập sinh, nhưng cậu bị xáo trộn hoàn toàn vì cái chết của người chị là nữ tu trong một hội Dòng. Cha cho phép cậu theo đuổi công việc điêu khắc. Tháng 5 năm 1863, cậu rời bỏ cộng đoàn để theo ơn gọi điêu khắc. Và họa sĩ Isabelle Spazzier, mơ ước vào đời tu , là người thuộc nhóm khởi đầu trong Dòng Nữ Tì .Với lời khuyên của cha Ema, cô trở về với cuộc sống nghệ sĩ :

Con hãy luôn đến với Chúa với tâm hồn nghệ sĩ của con, đó đúng là danh từ, và cũng là ý tưởng tuyệt diệu rất đúng, ta đến với Chúa với chính con người Chúa đã tạo dựng ta theo đúng trạng thái của mình.Phải, hãy là nghệ sĩ của Chúa, hãy nhận lấy tất cả và dâng tất cả cho Người. […] Phải đến với Chúa bằng con đường Người mở ra cho ta trong trần gian (CO 692).

 Ngay giây phút đầu tiên của công trình Ngài, cha Ema muốn hòa hợp linh mục và giáo dân. theo lý tưởng Ngài muốn . Kinh nghiệm mục vụ hướng dẫn Dòng Ba Đức Mẹ có thể gợi hứng chú tâm của Ngài về nhu cầu thiêng liêng. Ngài xác định rằng Thánh thể là gia sản của toàn Giáo Hội, và “ơn ban Thánh Thể” phải lan rộng và có thể sống dưới nhiều hình thức khác nhau.

Cha nghĩ đến “hiệp hội” cho giáo dân và đã nhiều lần cha thử soạn ra một “Bản Hướng Dẫn cho những thành viên Hiệp Hội”, để họ co một linh đạo, một luật sống. Nếu  cha không thể  đưa đến kết quả cho công việc đó, vì  thời gian không cho phép, chúng ta vẫn thấy được phần nào mục đích đó như sau :

Thành lập cho Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích tình yêu, bị cô đơn và bị xúc phạm, những người thờ phượng sốt sắng giữa đời, kết hợp những cố gắng của họ với nhau trong việc phục vụ Thánh Thể, và giúp họ sống hoàn thiện cuộc sống của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh (RA 8,1)

 Như thế cha Ema muốn đào tạo giáo dân sống đời sống Thánh Thể như  đỉnh của đời sống Kitô hữu, từ đó họ được tham dự vào tinh thần của Hội Dòng, họ là “ thành phần thiêng liêng” chia sẻ mục đích và  công trình của Dòng.

Với Cha, tình yêu Thiên Chúa là luật tối thượng của đời sống Kitô hữu : đó là nguyên tắc, là tâm điểm và  cùng đích. Cha chiêm ngắm luật đó trong tình yêu Chúa Kitô đã lập Thánh  Thể. Cha đưa ra ánh sáng về “tâm điểm” của  Thánh Thể trong đời sống Giáo Hội. Phần khác, Cha tìm cách xây dựng  dây liên kết giữa đời sống Thánh Thể và cộng đoàn, Cha mời gọi “kết hợp mọi cố gắng”, nghĩa là thành lập một cộng đoàn được gợi hứng bởi Thánh Thể, luôn sống cầu nguyện, tôn thờ theo phụng vụ và phục vụ cho việc thờ phượng, một đời sống hiệp thông có nguồn gốc với thái độ sống phúc âm, một đời sống truyền giáo có tâm điểm từ Thánh Thể. Có thể nói rằng chính Thánh Thể là hiệp thông gợi hứng cho dự án đó.

Liên lạc thư từ của cha Ema cho ta biết những  đề nghị sống và công tác Cha giao phó cho hiệp hội. Cha truyền đạt cho họ sự nồng nhiệt tông đồ, lửa  tình yêu Thánh Thể (CO 744) :

 Hãy luôn là tông đồ của Chúa trong Thánh Thể : đó là sứ vụ lửa quanh những con người băng giá, của ánh sáng cho những ai không tin, của thánh thiện cho linh hồn tôn thờ. Chúa Giêsu nói : “Ta là bánh hằng sống”[Ga 6,35] (CO 1344).

Cha xin họ hãy làm cho nhà họ thành “gia đình nhỏ tôn thờ”(CO 953), hay một nhà Bêtania của Chúa Giêsu, một Phòng Tiệc Ly  liên lỉ với đời sống Thánh Thể !” (CO 2075).

Kinh nghiệm về Hiệp Hội là con đường đào luyện Kitô hữu, đào luyện trưởng thành cá nhân và cộng đoàn trong ánh sáng Thánh Thể, để mọi tín hữu trở thành như Công Đồng Vatican II nói, là men canh tân trong thế giới (AA 2).

Việc làm của cha Ema không dừng lại nơi giáo dân, mà còn chạm đến hàng linh mục. Từ lúc đầu khi được làm phó xứ Chatte và chính xứ Monteynard, cũng như khi kết thân với Cha sở họ Ars, cha cảm nhận được điều đó từ vị trí cuộc sống của họ đến kinh nghiệm cá nhân.

Ý thức được về sự cô đơn gây đau khổ cho nhiều linh mục, sự thiếu thốn về mặt tâm linh và thiếu lòng sốt sắng đối với Thánh Thể (CO 1099), cha Ema cảm thấy được thúc bách hi sinh cho việc thánh hóa các ngài. Cha viết :

 Tôi hiểu hơn bao giờ hết : làm sinh động, bồi dưỡng và hoàn thiện tinh thần, cùng với  lòng sốt mến đối với Thánh Thể nơi linh mục, đó là công trình hảo hạng và cần thiết hơn hết  (CO 698).

Trong dự án làm sinh động đời sống Kitô hữu tại chính nơi trung tâm là Thánh Thể, cha xem các linh mục như những “con người làm nhân lên “, nghĩa là những người hoạt động để truyền ba vương quốc của Chúa Giêsu Kitô. Đương nhiên, cha nói thêm, “làm cho linh mục nên tốt hơn, đó như là làm cho hàng nghìn linh hồn”.Cha mơ ước thành lập những huynh đoàn để giúp họ lớn lên trong linh đạo Thánh Thể, cha muốn “ thánh hóa các linh mục bằng Thánh Thể”.

Cũng có thể nói được là mọi người cha Ema gặp gỡ khi còn sống, mang lại cho cha nhiều lợi ích tiến tới trong ơn sủng. Quan điểm của cha về Thánh Thể và những dự án đều nhờ vào những cuộc gặp gỡ đó. Kinh nghiệm của cha về Giáo Hội như hiệp thông, dân Thiên Chúa trên hành trình làm phát xuất những ơn gọi, trách nhiệm, đặc sủng và sứ vụ đều  liên hệ với nhau, và sứ vụ nầy phục vụ cho sứ vụ kia, và mỗi yếu tố mang đến cho những yếu tố khác , cho toàn Giáo Hội ơn đặc biệt (LG 13), và tất cả  đều nhằm phục vụ cộng đoàn Kitô hữu để xây dựng Nước Chúa.

* * * * *

 

Ngày Mười Hai

 

“ HÃY ĐỂ THÁNH THẦN CHÚA
HƯỚNG DẪN NỘI TÂM CON”

Hãy để Thánh Thần Chúa hướng dẫn nội tâm con, và bên ngoài bởi Chúa Quan Phòng, tùy theo ơn sủng và sự tận hiến của con . […] Hãy nuôi dưỡng con bằng chính Chúa, với tinh thần, nhân đức,với chân lý phúc âm của Người và sự chiêm ngắm những mầu nhiệm Người. Đừng bao giờ rời xa Người, vì Người nói : “ Nều ngươi ở trong Ta và lời Ta ở trong ngươi, hết những gì ngươi muốn sẽ được thực hiện” [ Ga 15,7]. Con đừng ở lại nơi tia sáng, nhưng ở ngay mặt trời, và con sẽ có mọi tia sáng chính thức.Trong mọi việc con làm, hãy rút ra bánh sự sống, chính sự sống Chúa Giêsu, và như thế không gì làm con ra yếu nhược.[…] Con thân yêu, hãy học với chính Chúa Giêsu, và hãy cố gắng khám phá những bí mật của Người, với lý sự của con tim Người, và con sẽ thỏa lòng. Hãy luôn tìm lên đến con tim Người : nơi ngai đó là hạnh phúc của cuộc sống. Hãy tặng ban cho tha nhân lửa của trái tim tận tụy của con, nhưng hãy để trái tim con vào trái tim Giêsu, rồi con sẽ không mất gì cũng như không sợ chi cả (CO 2171).

 Đó là lời cha Ema gởi đến  mọi người, lời mời gọi hướng về đới sống nội tâm , và mọi người hướng về đó không phân biệt điều kiện xã hội hay tuổi tác : hết mọi người cần chú tâm trở thành nội tâm để sống với Chúa, hoạt dộng trong sự kết hợp với Chúa, và được hạnh phúc trong Chúa (CO 1797) , cần làm chủ mình, nắm lấy “ cái bên ngoài để đưa vào nội tâm”(CO 861).

Ong Paul Maréchal đã biết cha Ema, nhưng sau nầy đã rời bỏ Dòng, đã nói cha có lòng nhiệt thành rất lớn với ơn làm tông đồ và giúp tha nhân, đồng thời là một tâm hồn hoàn toàn nội tâm, luôn sống kết hợp mật thiết  và bền bỉ với Chúa.

Chứng từ đó xác minh cho điều cha Ema viết cho bà Jordan rằng : “ Tôi ước muốn sự nghỉ ngơi êm đềm của bà, vì tôi luôn ở giữa sóng gió của đại dương Paris, tôi luôn mang Chúa khi phải chạy dài và chỉ nghỉ ngơi một lúc khi tôn thờ” (CO 1380).

Lời mời gọi sống nội tâm được gợi hứng với những lời giã từ của Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly (Ga 13 – 17) với động từ “ở lại”  được nhắc đến dưới nhiều hình thức khác nhau.

Chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu Kitô bằng tình yêu ý

.Người, bằng chiêm ngưỡng với lòng từ ái và sự quan phòng của Chúa (CO 1182), bằng cách tin vào tình yêu Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì “mặt trời không bao giờ thay đổi bản chất dù với những làn mây che phủ khi bay qua” (CO 2075).

Chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu Kitô khi để Chúa Thánh Thần hướng dẫn ta, khi để Chúa nói và hành động trong ta. Chúa Thánh Thần đào luyện Giêsu trong ta, để ta sống sự sống thần  linh  và phục sinh của Người (RA 18,11). Người là thầy dạy và thánh hóa, Người dạy ta về chân lý Giêsu, và cho ta sức mạnh để nên nhân chứng trung thành và quảng đại, Người cầu nguyện và than thở trong ta bởi tiếng rên siết của tình yêu khôn tả (Rm 8,26). Hoạt động của Người hoàn tất hoạt động của Chúa Cha và của Con Người.

 Thánh Phaolô gọi thân xác ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần [1 Cr 6,19], như thế Người sống trong ta – Chúa Giêsu Kitô ban Người cho ta để Người ở với ta luôn mãi [Ga 14,16]. Chúa Thánh Thần : Đây là Nước Thiên Chúa ở giữa các ngươi [Lc 17,21] – Tất cả vinh quang và vẻ đẹp của công nương ở  trong nội tâm [Ps 44,14] (NR 44,126).

Như thế phải để Thánh Thần hoạt động trong ta, hãy mềm dẽo trong bàn tay Người “ như  sáp ong nhận lấy mọi dấu ấn vào“, tắt một lời là tiếp nối lễ Hiện Xuống trong ta (PP 31,1).

Ở lại có nghĩa là sống thân tình với Chúa, trong “tình yêu bạn hữu”.Tình yêu bạn hữu đó  :

Là toàn thể tâm hồn không chỉ sống cho Chúa Giêsu, nhưng là bởi Giêsu, với cuộc sống thân thiết, nhận biết hành động Người trong mọi sự, và nhìn mọi sự như  bằng chứng tình yêu Người trong ta (NR 44,85).

Thiên Chúa nói với ta bằng ngôn ngữ con tim, và “chỉ tình yêu mới nghe và hiểu được” (CO 861).  Ai sống nội tâm sẽ yêu Chúa và ở trong chính bản chất tình yêu. “Con người là tình yêu như Thiên Chúa là tình yêu. Để yêu Chúa thật sự, phải yêu từ nội tâm”(PS 283,1).

Đời sống thân tình với Chúa như thế được tràn đầy niêm vui nơi con người, mất nó sẽ gây thất vọng và được sánh như hoang địa và hấp hối.

Những năm cuối đời của cha Ema được ghi dấu bằng hoang địa với : khô khan trong tâm hồn, tối tăm trong niềm tin, vô cảm hoàn toàn,  gọi Chúa với vô vọng gần như  với người điếc . Trong  bối cảnh khó khăn đó, cha sống một cuộc tĩnh tâm cá nhân (từ 27 tháng 4 đến 2 tháng 5 năm 1868). Cuộc tĩnh tâm đó được xem như “di chúc thiêng liêng”.

Những bản ghi lại cuộc tĩnh tâm đó tiết lộ vài điểm thinh lặng của Thiên Chúa, và được sánh như đêm tối tâm hồn.

 Tôi xin Chúa cho tôi được phục sinh trong ơn sủng, –  với tình trạng khổ đau, buồn thương, thất vọng của tôi từ ba năm nay […]. Hồn tôi giá lạnh. Chúa Giêsu không còn chiếu ánh mặt trời của Ngài trên tôi. […] Tôi đợi chờ Chúa trong sâu thẳm hồn tôi […]. Hồn tôi […]  đau khổ vì sự thinh lặng của Chúa. Một sự thinh lặng kéo dài làm thất vọng hồn tôi (NR 45,3.11.14).

Cuộc tĩnh tâm mở ra bằng lời tạ ơn : Thiên Chúa là và luôn mãi là Thiên Chúa tình yêu. Chúa khởi đầu nói lại với Ngài, tỏ mình cho Ngài. Thiên Chúa cho Ngài một sự “quan tâm của lòng thương xót”, ban cho Ngài ơn cầu nguyện, cho Ngài bằng chứng của tình yêu Chúa, vì Chúa đối xử với Ngài như  “ bạn lòng” (NR 45,1). Đây như là bài ca phục sinh !

Cảm nghiệm nầy về tình bạn với Chúa nhắc nhở ta điều Vatican II khẳng định :“Thiên Chúa, Đấng vô hình , tỏ mình cho con người như người bạn, và trò chuyện với họ để mời gọi họ đi vào hiệp thông với Người và tiếp  nhận  họ vào hiệp thông đó” (DV 2).

Thiên Chúa tỏ hiện tình yêu với con người, lời Người đưa đến kết hợp, bạn hữu và hiệp thông, Tình bằng hữu đó giữa Thiên Chúa và con người có đỉnh cao trong Chúa Giêsu Kitô. Trong bữa Tiệc Ly, Người gọi các môn đệ là “bạn hữu”, vì những gì Thầy nghe được từ Cha, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15).

Như vậy giờ phút đau khổ cha Ema đã sống trở thành ơn sủng và sự thôi thúc cho một hành trình mới. Những bài suy niệm chúng ta thấy ở cuối cuộc tĩnh tâm cho chúng ta ý tưởng hướng về đời sống của Ngài, chỉ một vài tháng trước khi Ngài qua đời. Ngài khát vọng suy niệm an  tĩnh, “suy niệm sống động

Oi ! tôi cần cuộc suy niệm an tĩnh đó, bên chân Thầy. “Hãy đến một nơi xa vắng như hoang địa, và hãy nghỉ ngơi một chút”[Mt 6,31] – một chút nghỉ ngơi bên chân Chúa Giêsu, nghỉ ngơi với khát vọng ơn sủng, lòng từ ái, lòng thương xót của Ngài – và cái nhìn tình yêu ! Đó là sự tĩnh lặng và bình an của chính cái tôi—một giấc ngủ ân ái và  tái thiết.Tôi có được một thóang nghỉ ngơi. Oi ! tôi khao khát cách suy niệm Đấng Cứu Độ nói. “ Ta sẽ đưa nó vào  sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình”[Os 2,16] (NR 45,14).

 Sa mạc cha Ema cảm nghiệm được mời gọi chính là Giao Ước của Thiên Chúa với dân Người, sự nồng nhiệt tìm kiếm Thiên Chúa gợi nhớ người bạn tình trong Diệu Ca. “Tôi là người làm công của Thiên Chúa” (NR 45,16). Cha đã viết như vậy. Từ đây, cha sẵn sàng dâng hiến con người mình cách trọn vẹn hơn và dâng cho Chúa ba “ bông hoa nầy : là khiêm nhường, sự tinh khiết, sự trung tín”(NR 45,16).

Ngày Mười Ba

 

“CON NGƯỜI ĐÓI KHÁT THIÊN CHÚA”

  Con người đói khát Thiên Chúa, và chỉ Chúa Giêsu  mới  là của ăn thần thiêng. Bao lâu con người không ăn bánh hằng sống từ trời xuống, nó sẽ đói , bao lâu nó không uống chén cứu độ, nó sẽ khát. Cần cho nó của ăn đi đàng thần linh của người lữ hành nghèo khó đó, nếu không nó sẽ ngã gục. (RA 16,7)

Khi cha Ema đến Paris ngày 39 tháng 4 năm 1856, cha  thấy  một thành phố đầy náo động : dân chúng tăng lên gấp bốn lần thế kỷ, sự phát triển công nghiệp làm nẩy sinh thế giới vô sản thảm thương, với những điều kiện lao động nặng nề, với  những cư trú ô nhiễm, và không có quyền công dân.

Với công nghiệp, cha thấy con người làm việc như cái máy, nhưng đa số sống theo Giáo Hội của thời đại, chính bằng bác ái và giáo dục tôn giáo có thể chữa trị vấn đề xã hội. Điều làm cha băn khoăn , đó là sự mất đức tin  của một số người trong dân chúng : “ Thật đáng sợ khi thấy nhiều người vẫn chưa được Rước Lễ Lần Đầu” (CO 609). Để có lời đáp cho tình trạng đó, cha đi vào công trình lo việc Rước Lễ Lần Đầu cho công nhân trẻ .

Những thử nghiệm đầu tiên không có kết quả bao nhiêu, vì  tình trạng cộng đoàn chưa được chắc chắn không cho phép cha tổ chức công trình đó. Chỉ sau ba năm thành lập Dòng, khi cộng đoàn về cư ngụ ở phố Saint-Jacques mơi chính thức thực hiện.

Trước tiên cha tìm những công nhân trẻ khi ra khỏi xưởng, cha đến với những người thường được gọi là lượm rát trong những khu phố nghèo, cha làm công việc được gọi là  thăm dò khu vực. Với sự cộng tác của giáo dân, cha có thể tập trung nhóm đầu tiên những người trẻ được Rước Lễ Lần Đầu ngày 15 tháng 8 năm 1859. Và lễ Gíang Sinh cùng năm, có thể nói được là công trình  đang tiến triển.

Công việc có thể nói là theo nhịp điệu với ba cuộc cử hành hằng năm, cho những nhóm từ 30 đến 40 người Rước Lễ. Mỗi tuần sẽ có ba buổi hợp mặt vào buổi chiều sau khi nghỉ việc. Cha Ema tự chế ra lối sư phạm tìm kiếm và gợi hứng về lợi ích và sự tham dự vào. Khi Rước Lễ Lần Đầu rồi, mỗi thành viên phải tìm người nào thay vào chỗ của mình, như thế đó mà những người trẻ trở thành tông đồ ngay trong lãnh vực sống và gia đình họ.

Mỗi lần cử hành  được chuẩn bị bằng cuộc tĩnh tâm ba ngày. Những người trẻ chuẩn bị được tiếp nhận để tuyên xưng niềm tin, để rước lễ và nhận bí tich Thêm Sức : nhiều người cũng được chuẩn bị để nhận bí tích Thánh Tẩy.

Như thế, việc mục vụ của cha Ema thật sự là việc dạy giáo lý cho người lớn, những công nhân trẻ. Nhờ việc Rước Lễ Lần Đầu, cha muốn đưa họ đến tình yêu biến đổi bởi Chúa Kitô trong Thánh Thể. Công việc đó của Ngài là “ việc tái sinh” của Chúa Giêsu Kitô cho  con cái Chúa. Cha viết cho một ngườii cộng tác như sau :

Hôm nay chúng ta có một  ngày lễ lớn ! Ngày Rước Lễ Lần Đầu của 18 người con, một vài người tử 16 đến 18 tuổi. Chúng gây ấn tượng và thật an ủi chúng ta. Chúng được biến đổi lạ lùng ! những bản tính rừng rú, thô bạo khi mới đến, những con người bất lương trên đường phố, nay khởi đầu có tính nhân bản , trở thành chú tâm, biết ơn và  biết điều . Việc Rước Lể Lần Đầu biến đổi chúng hoàn toàn. Không còn là họ của ngày trước ! Tâm hồn họ mở ra để ta thấy những tâm tình quảng đại và hiền từ. (CO 908).

 Từ ngày 15 tháng 8 năm 1859 đến 28 tháng 6 năm 1868,   với cuộc cử hành cuối cùng cha Ema tham dự đếm được  tất cả 24 lần, và theo ghi chú về công trình , cha đã tiếp xúc với 766 trai trẻ. Còn về ngành nữ, các chị Nũ Tì Thánh Thể vẫn hoạt động cho các thiếu nữ trẻ lúc còn ở tại Paris.

Khi lo việc Rước Lễ Lần Đầu như thế cho người lớn, cha Ema hòa hợp với việc tôn thờ Thánh Thể, với giáo lý và  sứ vụ truyền giáo. Với chính cảm nghiệm của cha, cha ao ước tập trung toàn thành phố Paris lại như trung tâm về giáo lý, và cha có dự định  từ 4 đến 8 trung tâm.

Sự hướng dẫn đồng hành với những công nhân trẻ đó không chỉ giới hạn trong thời gian chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu, cha còn nghĩ đến việc đưa họ vào trong cộng đoàn Kitô hữu, và thỉnh thoảng cha tập hợp họ lại và mời gọi họ sống sâu xa trong lòng tin và dấn thân hơn, chuẩn bị để sống lễ Phục Sinh, gần như họ đến đông đủ : “ Họ biết rằng mình được biết đến và được yêu thương” (RA 31,5). Ngài chăm lo thành lập dây liên kết tình nhân loại, một bầu khí gia đình thân thiết.

Cha Ema dấn thân sống gần gũi với công nhân ở ngoại ô Paris, điều đó có thể gọi là “ sứ vụ đẹp và dễ thương, sứ vụ vương quốc của bữa tiệc Thánh Thể” (CO 1099). Điều đó có gợi hứng từ Thánh Thể và Lời Chúa. Cha xác tín về dây liên kết sâu xa giữa Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, và Chúa Kitô hiện diện trong con người anh chị em, đặc biệt trong người nghèo và người bên lề xã hội. Hai đoạn Tin Mừng gợi hứng điều đó nhiều : với dụ ngôn những người được mời đến dự tiệc ( Lc 14,15-24) và  trang Tin Mừng về ngày phán xét các dân tộc (Mt 25, 31-46).

Với cha, “Thánh Thể là bữa tiệc của  Con Vua Cả” (PS 14,1) , là” tiệc cưới của mỗi linh hồn với Chúa Giêsu Kitô.[…] Người không thể tôn trọng ta hơn “ (PO 19,15). Người muốn đặt lại sự tôn trọng phẩm giá cho người nghèo, làm cho người trẻ bị thế giới khinh thị được nhìn nhận giá trị, cho đời họ có ý nghĩa, cha nhìn nhận như một vinh hạnh được hiến thân cho sứ vụ đó : “với chúng ta , đó là mười hai vua, đại diện cho Chúa Giêsu Kitô “(PS 170,1). Với một bà lo việc tài chính cho công trình, để bù đắp cho sự mất lương trong những ngày tĩnh tâm, và lo y phục cho ngỳy Rước Lễ, cha viết :

 Về tiền bạc, Người sẽ gởi tiền đến biết răng phải lo trang phục và giúp đỡ những trẻ nghèo đó. […] Chúa sẽ hài lòng về bà ! Như thế Chúa sẽ nói thật sự và đầy yêu thương rằng : Con đã lo mặc áo cho những người Rước Lễ, con đã cho Ta bánh thiêng liêng và một chút bánh vật chất. Nầy bà, cha nói một chút bánh vật chất, vì khi những công nhân trẻ đó không có việc làm, họ đến với chúng tôi và gọi là Cha của chúng (CO 1742).

 Cha Ema xác định rằng con người đói khát Chúa, và Chúa Giêsu là bánh duy nhất nuôi dưỡng họ,  sứ vụ của chúng ta là đáp lại sự đói khát đó. Trong Thánh thể, Chúa Giêsu hiện

diện với tất cả tình yêu của Người cho nhân loại Trong Thánh  Thể, Chúa Kitô mở ra cho ta tình huynh đệ phổ quát, Người dạy ta con người thật sự đều bằng nhau, tất cả đều là con Thiên Chúa, tất cả đều là những người hợp thành Thân Xác Người, không trừ ai, không phân biệt ai cả. Chính quanh mầu nhiệm Thánh Thể phát sinh “ việc phục vụ bác ái tha nhân” (SaCa 88) .

Tình yêu của Người dành cho mọi con cái như nhau. Người muốn trao cho mọi người cách ngang nhau, vì thế mà Người tiếp tục bữa tiệc Thánh Thể, để căn phòng bữa Tiệc của vị Vua luôn mở ra cho tất cả mọi người. (PG 294,6).

 Lời nói đó diễn tả công trình Rước Lễ Lần Đầu cho người lớn, và hôm nay lời đó còn có những âm điệu khác nữa. Chúng ta nhận lời đó với khiêm nhường trong thách đố mới xảy ra cho Giáo Hội hôm nay, để đưa mọi người vào phòng lễ hội và cảm thấy mình được tiếp đón rất thân tình. Thánh Thể đòi chúng ta hành động cho hợp nhất, chú tâm đến tiếng kêu than của người nghèo và cộng tác với những khẩn khoản của người khác, để họ được biết đến và tôn trọng phẩm giá của mọi con người (SaCa 89).

* * * * *

Ngày Mười Bốn

  “ SỨ VỤ CAO CẢ NHẤT CỦA MẸ MARIA,
ĐÓ LÀ ĐÀO LUYỆN GIÊSU TRONG TA “

  Hãy là những cô gái đáng yêu, con của Mẹ Maria, Hoàng  Hậu và Mẹ Các Nữ Tỳ của Thiên Chúa. Đó không là một tước hiệu vô vọng, chính Chúa Giêsu trên thập giá ban cho  các con trên trái tim Mẹ thánh Người, và nói cho chính các con : Nầy con, đây là Mẹ con [ Ga 19,27], bởi quà tặng của di chúc Đấng Cứu Thể, các con nhận chỗ trên trái tim của mẹ yêu và tuyệt diệu của Người […] Vậy nầy chị em, hãy tìm hứng khởi nơi tinh thần Mẹ Maria. Tinh thần của Mẹ cũng là tinh thần của Giêsu […], chỉ Mẹ mới là bản sao hoàn hảo các nhân đức của Giêsu […]. Sứ vụ lớn nhất của Mẹ Maria là đào luyện Giêsu trong ta […] Hãy tôn kính nơi Mẹ Maria hết mọi mầu nhiệm của đời Mẹ, như nhừng chặng đường để đến Phòng Tiệc Ly. Chính cuộc đời Mẹ Maria ở Phóng Tiệc Ly phải là mẫu gương và niềm an ủi của đời chị em. Hãy tôn kính cuộc đời Mẹ Maria ở Phòng Tiệc Ly Thánh Thể, đó là  phần đẹp nhất cho chị em (RS 12,55).

 Lòng sùng kính Mẹ Maria nơi cha Ema đã được đâm rễ từ lúc còn bé, và phát triển trong những cuộc hành hương và thăm viếng các thánh địa dâng kình Mẹ Maria. Đó cũng là ghi dấu những chặng đường của hành trình tâm linh Ngài.

Lúc 11 tuổi, Ngài lên đường đến thánh địa kính Mẹ ở Laus, cách  La Mure 80 cây số, để chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu. Ngài gọi cuộc đi đến đó là cuộc “hành hương ơn sủng và tình yêu, rất cảm động và  đáng yêu”, vì nơi đó tỏ hiện cho Ngài “ơn gọi”. Ngài ghi lại trong một lá thư như sau : “Chính tại đó, nơi tay Mẹ Trinh Nữ thánh mà tôi nhận được ơn gọi “ (CO 27).

Tại Laus, Ngài gặp cha Touche đã ra lệnh cho Ngài được Rước Lễ mỗi Chúa Nhật, và xác định Ngài về hứng khởi làm linh mục cũng như phải lo học tiếng latinh, nghĩa là đừng dừng lại dù ông bố vẫn từ chối điều đó, để dáp lại tiếng gọi của Chúa. Nhưng nhất là Mẹ Maria như là Mẹ của Ngài. “Ở Laus, Mẹ Maria thật sự là người Mẹ rất  tốt lành và dịu hiền ! (CO 260).

Khi cha Ema biết tin mẹ Ngài mất, bà Madeleine Pelorce, tin bất ngờ đến ngày 5 tháng 8 năm 1828, cha chọn Đức Trinh Nữ Maria làm mẹ mình từ đây. Sau nầy cha ghi lại biến cố của ngày đó như sau :

Tôi suy niệm về tình yêu của Đức Trinh Nữ Maria đối với tôi, từ lúc còn bé.Tôi ca tụng Đức Bà ở Laus với ngày tôi nhận Người làm mẹ tôi, khi  mẹ đáng thương của tôi qua đời ! Và từ đó, biết bao ơn lành đến với tôi ! Bên chân Mẹ, tại nhà thờ Saint-Robert, tôi cầu xin Mẹ cho tôi ơn sẽ có ngày làm linh mục ! (NR 44,109)

Cha Ema nhận định về sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Maria dẫn dắt Ngài trong mọi giai đoạn đến với ơn gọi lập dòng. Cha xác định về sự dìu dắt của Mẹ trong ơn gọi linh mục và nhất là :

 Về ơn từ Thánh Thể. Chính Mẹ Maria đã ban cho tôi Người Con thần linh, và tôi như người đầy tớ, như đứa con yêu thương […] Mẹ như cầm tay dẫn dắt tôi đến chức linh mục ! Rồi đến Thánh Thể ! (NR 44,94.109).

Như một linh mục trẻ, vào năm 1837, người ta gặp Ngài tĩnh tâm ở Laus, vài tuần trước khi nhận bài sai làm cha sở Monteynard. Năm 1839, cha vào Tu Hội Đức Mẹ như khát vọng sâu xa từ tâm hồn : làm thành phần của một hội tôn kính và mang tên Mẹ Maria. Từ đó, Ngài khởi đầu sống theo linh đạo Mẹ Maria.

Ngày 23 tháng 5 năm 1855, chính trên bàn thờ vương cung thánh đường Laus, cha đặt dự án chuẩn bị lập dòng như “đóa hoa tình yêu cho Mẹ dịu hiền Maria” (CO 502).

Từ đó, cuộc rời bỏ và những giai đoạn khác (như  linh mục, tu sĩ Mariste, lập dòng) cha Ema xem như sự dẫn dắt liên tục cùng với sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Maria : sự dâng hiến cho Mẹ Maria đã đưa Ngài đến hiến dâng cho Thánh Thể.

Sau khi lập Dòng, cha Ema chiêm ngưỡng Mẹ không còn  như ở Nadarét (theo linh đạo Mariste), nhưng là ở Phòng Tiệc Ly, tại trung tâm của cộng đoàn đầu tiên tập hợp sau Thăng Thiên, để chờ đợi lễ Hiện Xuống (Cv 1, 14),  chuyên cần chú tâm trong việc bẻ bánh và sống Thánh Thể (Cv 2,42).

Từ Nadarét, Chúa Giêsu đến Phòng Tiệc Ly , và Mẹ Maria ở đó như nơi ở cuối cùng của Mẹ” (CO 477). Cha Ema ghi lại điều đó cho cô Marguerite Guillot, là nữ tu Nữ Tỳ Thánh Thể đầu tiên. Cha  mời gọi cô đến hợp tác với công trình Ngài, đi từ “ Nadarét đến Phòng Tiệc Ly”, và tôn kính Mẹ là Mẹ và Nữ Hoàng Phòng Tiệc Ly Thánh Thể (CO 630), để “ đào luyện những người tôn thờ Chúa Giêsu trong Thánh Thể theo gương Mẹ ở Phòng Tiệc Ly, tôn thờ và sống kề bên NhàTạm” (CO 624).

Dù sau khi lập Dòng, cha tiếp tục qui về Mẹ Maria mọi ân huệ Cha hay Dòng nhận được, tất cả đều nhờ Mẹ:

Từ năm 1856, biết bao ơn lành : ơn bền đỗ […], ơn hợp nhất, dù có những yếu tố trái nghịch […] . Rồi đến mọi ơn lành cho Hội Dòng ! (NR 44,94)

 Cha Ema hình dung Mẹ Maria sống những năm cuối đời ở Phòng Tiệc Ly trong cầu nguyện tôn thờ liên lỉ, cho Giáo Hội vừa khai sinh. Cha đề nghị Hội Dòng hãy theo gương Mẹ như “ người tôn thờ hoàn hảo, hoàn toàn hiến thân vì phần rỗi thế giới”, và chia sẻ tình yêu với Chúa Giêsu Kitô và sự tận tụy cho vinh quang Người (RR 78,24;RS 14,36). Cha nhấn mạnh về đời sống ở Phòng Tiệc Ly, đặc biệt với sự hồi tâm,  đơn sơ trong cuộc sống và cầu nguyện, tất cả đều tập trung về Thánh Thể và phục vụ Giáo Hội.

Cha Ema nhìn ngắm hình ảnh Mẹ Maria cầu nguyện ở Phòng Tiệc Ly, “người tôn thờ đầu tiên Ngôi Lời nhập thể”. Cha  mong muốn tôn thờ Chúa Giêsu Kitô hợp với Trinh Nữ Maria, là“Mẹ của những người thờ phượng và Hoàng Hậu Phòng Tiệc Ly”, đồng thời chia sẻ những tâm tình của Mẹ với : khiêm nhường trườc sự kiện được chọn làm mẹ Thiên Chúa, với lòng biết ơn hân hoan, kết hợp với tình yêu, với ca tụng và chúc phúc vì lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với con người, hiến dâng và toàn vẹn sẵn sàng : “nầy là nữ tỳ của Thiên Chúa” (Lc 1,38); và cuối cùng, lòng thương xót và cảm thông đối với tội nhân, như thế với lời cầu xin ơn tha thứ và ơn trở về với Thiên Chúa (NR 44,130).

Đức Chân Phước Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia đã nói rằng : trong mầu nhiệm Nhập Thể, Đức Maria đã đón nhận trước lòng tin nơi Thánh Thể, Mẹ là “nhà tạm” đầu tiên của lịch sử (EE 57). Nơi trường học Maria, người phụ nữ  “Thánh Thể”, mời gọi ta  đồng hóa với Chúa Kitô khi để Mẹ cùng đồng hành với ta (EE 57).

Đó là điều xác tín của cha Ema với sứ vụ cao cả nhất của Mẹ Maria là “đào tạo Chúa Giêsu trong ta”. Để được như thế, cần phải noi gương cuộc sống của Mẹ, nhất là với đời sống nội tâm :

  Mẹ tường nghĩ theo tư tưởng của Giêsu […] Mẹ chỉ lo lắng về Giêsu hay cho Giêsu hay trong Giêsu nơi Mẹ .Vì thế Mẹ rất dịu hiền, rất khiêm nhường và làm tôi tớ của mọi người ! […] Lòng bác ái của Mẹ là của chính Con thần linh. Tôi cầu xin Mẹ dịu hiền đó cho tôi tinh thần dịu hiền, sự dịu hiền, sự an tĩnh, sự nhẫn nại và khôn ngoan của Mẹ (NR 44,94) .

Ngày 1 tháng 5 năm 1868, cha Ema đề nghị cho các con cái Ngài hãy tôn kính Đức Trinh Nữ dưới tước hiệu Đức Mẹ Thánh Thể, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hai từ “ Maria và Thánh Thể”, đồng thời có tương quan đến Giáo Hội. “ Nếu Giáo Hội và Thánh Thể làm thành danh hiệu song đôi không thể chia rời ra được , như Đức Gioan Phaolô II đã nói, thì  danh hiệu song đôi Maria và Thánh Thể cũng thế “(EE 57).

* * * * *

Ngày Mười Lăm

 “ XIN CHO NƯỚC NGƯỜI TRỊ ĐẾN”

Thế kỷ của chúng ta bệnh hoạn vì không thờ phượng ! Chúa Giêsu Kitô chỉ sẽ trở lại ngôi tòa Người bằng Thánh Thể. Vậy hãy là những người tôn thờ nhiệt thành của Thánh Thể, nhưng nhất là hãy tránh lập thành những nhóm bè phái : vì chỉ có một Phép Rửa, một chức tư tế, một Thiên Chúa ! Chúa Giêsu Kitô chết trên một ngọn núi để tất cả mọi người nhìn thấy Người chết, để dạy ta rằng công trình của Thiên Chúa chế ngự trên tất cả. Một người công giáo mà nói rằng : “Tôi chỉ đến với giáo xứ của tôi” ? Một trái tim Kitô hữu phải rộng lớn như trái tim Thiên Chúa ! Hãy tránh kiểu đạo đức hẹp hòi đó, vì nhân đức như thế  làm co cụm tâm hồn. Trái lại lòng đạo đức là mặt trời phong phú làm giãn nở con tim đã được đốt cháy ! Hãy mở rộng lối nhìn, mở rộng khát vọng, mở rộng tình yêu ! (PO 20,30) .

Cha Seymat khi lên tiếng làm chứng ngay sau khi cha Ema qua đời đã ghi lại rằng : cha Ema tìm ra một cách bày tỏ hạnh phúc để diễn tả lý tưởng của Ngài trong ký hiệu “A.R.T.”(Adveniat Regnum tuum)“Xin cho Nước Chúa trị đến”) là những chữ mở đầu của nhiều lá thư của Ngài.

Vương quốc của Chúa Giêsu Kitô làm say mê cha Ema, cha luôn hướng về mục đích đó :” Tôi mong ước hoạt động cho vương quyền đẹp đẽ đó của Chúa Giêsu Kitô trên trái đất !” (CO 479). Cha còn viết “Xin cho Nước Chúa Trị đến”, đó là lời cầu nguyện liên lỉ của Ngài” (CO 1486).

 Xin cho vương quốc Thánh Thể của Chúa Giêsu trị đến, và chúng ta là những  môn đệ đầu tiên và những tông đồ nhiệt thành : không còn vấn đề cá nhân, không còn hoạt động mất mát ở ngoài sứ vụ cao cả của chúng ta (CO 1336) .

 Dĩ nhiên với cha, vương quốc đó liên hệ chặt chẽ với Thánh Thể, là “ vương quốc của Chúa Giêsu Kitô trong thế giới, nhất là trong tâm hồn con cái của Người” (PR 149,11). Để thực hiện vương quốc đó, cha cầu chúc có được sự dâng hiến toàn cuộc sống cho Chúa Kitô (CO 1334). Ngang qua Thánh Thể, Chúa Giêsu Kitô  “ngự trị trong con người và trên mọi xã hội” (RA 26,5) .

Như thế, Thánh Thể  đặt chúng ta trong quan điểm của vương quốc Thiên Chúa. Thánh Thể là dấu chỉ hiệu quả nhất của sự hiện diện Người; Thánh Thể đưa ta vào vướng quốc và thực hiện điều đó cho ta.  Quan điểm về vương quốc cho ta hiểu  tất cả lịch sử của chúng ta với sự hướng về tương lai,hướng về điều mới lạ của Thiên Chúa.

Cha Ema muốn dâng cho Chúa Giêsu Kitô :

Những con người thờ phượng chính danh và liên lỉ, và đào luyện họ thành những tông đồ quảng đại cho vinh quang, và những người nhiệt thành loan truyền tình yêu Người, để Chúa Giêsu luôn được tôn thờ trong Bí Tích,  và vinh quang cách công khai trong toàn  thế giới (RR 82 t,4).

Với Cha, Thánh Thể không chỉ là sự sống của cá nhân, nhưng cũng là sự sống của xã hội loài người. Thánh Thể có một chiều kích xã hội gồm sự năng động tình yêu và hợp nhất, với mục đích làm cho chúng ta trở nên “ cùng một thân  xác” (1 Cr 10,16-17). Cha Ema cũng đưa ra ánh sáng sự biến đổi bởi Thánh Thể : đó là bí tích của hợp nhất với những nhu cầu hòa giải, công bình, chia sẻ và hiệp thông. Chỉ sau khi lập Thánh Thể, Chúa Giêsu mới ban điều răn mới, và Người cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các môn đệ của Người. Cha ghi nhận :

Thánh Thể là dây liên kết tình huynh đệ của các dân tộc với     nhau. Chỉ là anh em trong bàn tiệc thánh, dưới chân bàn thờ, chỉ có một gia đình (RA 19,7).

 Thánh Thể là dây liên kết các Kitô hữu, xây dựng tình huynh đệ. Chúa Giêsu đến làm cho mọi người thành  một gia đình. “ Thánh Thể là bánh, là thức ăn chung, là dây hợp nhất của mọi con cái” (PP 36,1). Thánh Thể tiêu trứ mọi ganh ghét và chia rẻ, ta cùng tham dự trên cùng một bàn ăn và uống trong cùng một chén. Chúng ta có cùng một Cha trên trời, cùng một tinh thần bác ái kết hợp hết mọi người cùng ăn một bánh Thánh Thể. “ Như thế Chúa Giêsu Kitô là tất cả cho mọi người” (PG 242,3) , và “Thánh Thể là lễ hội vui tươi của tình huynh đệ chân thành, và chúng ta có thể luôn kéo dài lễ đó” (PG 244,7) .

          Những lời nói của cha Ema luôn vang vọng điều Công Đồng Vatican II đã nói: “Không một cộng đoàn Kitô hữu nào được thành lập mà không tìm cội rễ và tâm điểm của mình trong việc cử hành Thánh Thể ( x. 2Cr 12,15) : như thế nghĩa là mọi  cách giáo dục tinh thần cộng đoàn đều khởi đầu bằng Thánh Thể” (PrOr 6).

Cha Ema luôn đặt trước mắt tình cảnh xã hội của thời mình sống : vắng bóng  định vị, sau khi sự suy sụp của cách mạng, mất đi những cấp ngạch  đã có và nổi lên chủ nghĩa cá nhân. Như thế Ngài đề xướng sự tôn thờ Thánh Thể để đem lại một tâm điểm, để  khơi lại lòng tin, để Chúa Giêsu Kitô được hiểu biết, để khám phá ra tình yêu Thiên Chúa.

Xã hội được sinh lại đầy năng lực khi mọi thành phần đến  tập hợp quanh Đấng Emmanuel.Những quan hệ tinh thần sẽ tái lập cách rất tự nhiên trong cùng một chân lý chung; những dây liên kết tình bằng hữu chân thật và mạnh mẽ sẽ thắt chặt lại trong cùng một hành động tình yêu ; đó là sự trở lại những ngày đẹp của Phòng Tiệc Ly, là lễ Tình Yêu của gia đình, là lễ hội của Vua cả (PG 241,4).

 Sự gợi hứng đó của cha Ema được đề xướng cho Giáo Hội hôm nay, chống lại sự tục hóa và chia rẻ các văn hóa khác nhau, để dấn thân vào một cách tân phúc âm hóa, là “con đường tình yêu”, như “phương thế hiệu quả nhất”để làm cho con người thời đại gặp gỡ Đức Kitô.

Hãy làm cho Người được yêu mến. Chính bằng tình yêu thần linh dẫn đưa  mọi dân tộc đến với nhân đức, đến với tôn giáo, đến lòng tin. Không có phương thế nào hữu hiệu hơn và có thể đó là phương thế duy nhất còn lại để đánh đổ sự thờ ơ đang ngự trị trong thế gian, và nó đã len lỏi vào tâm hồn các tín hữu (PR 149,11)

 Cha Ema ý thức rằng Thiên Chúa đã tín thác cho Cha một sứ vụ cho cả thế giới (NR 44,79). Cha nói với các tu sĩ của Ngài : “Anh em được gọi để đem lửa đến bốn phương trời trần gian”|” (PR 107,3) Vì thế cha mời gọi những người tôn thờ quên đi cá nhân mình, quên đi con người nhỏ mọn của mình, để đem thế giới và vũ trụ đến trước nhan Thiên Chúa, nhất là trong giờ cầu nguyện :

 Hãy là những lớp người, hãy là những dân tộc, hãy là vũ trụ, đừng chỉ là những cá nhân (PD 32,8).

 Cha Ema thường nói đến Phòng Tiệc Ly như nơi tượng trưng nhắc nhớ cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, với “chỉ một trái tim, một tâm hồn” và chia sẻ những của cải với nhau (Cv 4,32). Nhưng Phòng Tiệc Ly cũng biểu hiện nguồn sống tông đồ của Giáo Hội vừa được khai sinh. Từ Phòng Tiệc Ly, các Tông Đồ đầy sợ hãi và khép kín nẩy sinh một sự can đảm mới để hoán cải thế giới. Và từ lúc đó, “lửa của lễ Hiện Xuống không tắt nữa, và đã cho các Tông Đồ sức mạnh trong sứ vụ của họ” (PO 4,9), và Thánh Thể là “ lễ Hiện Xuống tiếp tục trong Phòng Tiệc Ly với những ngôn ngữ lửa ” [ Cv 2,3)” (PG 283,2).

Với cha Ema, trái đất là Phòng Tiệc Ly bao la, và ở một nơi nào đó trên địa cầu  nầy, chúng ta gặp gỡ nhau, chúng ta ở trong Phòng Tiệc Ly đó (PS 401,3).

Thánh Thể làm cộng đoàn nhân loại thành mầu nhiệm hiệp thông, có thể mang Chúa đến với thế gian và đưa thế gian đến với Chúa, nhờ những chiều kích của ơn sủng nhưng không, đồng thời mở ra cho chúng ta những liên hệ xã hội, văn hóa và chính trị theo Tin Mừng : nó “ chiếu sáng bằng một ánh sáng cực siêu cho lịch sử nhân loại và toàn thể vũ trụ “ (SaCa 92).

 

* * * * *

MỤC  LỤC

  1. Thánh Thể : Một đời đam mê

  2. Hạnh phúc cho những ai

  3. Những ký hiệu

  4. Ơn nhưng không

  5. Hãy nên Lời của Đức Kitô

  6. . Tình yêu Chúa và

  7. Niềm tin sống động

  8. Bếp lửa

  9. Giờ Chầu, trục chính

  10. Thánh Thể, Bánh cho người

  11. Hiến thân trọn vẹn

  12. Chúa Giêsu Kitô tôn vinh Cha

  13. Bánh mới

  14. Gia đình Ba Ngôi của tôi

  15. Hãy để Thánh Thần hướng dẫn

  16. Con người đói khát

17     Sứ vụ  của Mẹ Maria

  1. Nước Cha trị đến

Lời ĐTC Phanxico

 

        Với tôi, cầu nguyện luôn là cầu nguyện với trọn trí nhớ, hồi tâm, ngay cả nhớ tới dĩ vãng của mình hay điều Chúa làm trong Giáo Hội hay trong một giáo xứ đặc thù nào đó.

Với tôi, đó là trí nhớ những điều Thánh Inha nói tới trong Tuần Đầu Linh Thao tức cuộc gặp gỡ Chúa Kitô từ nhân chịu đóng đinh. Và tôi tự hỏi: ‘Tôi đã làm gì cho Cha Kitô? Tôi đang làm gì cho Người? Tôi nên làm gì cho Cha Kitô?’.

Đó là trí nhớ những điều Thánh Inhã nói ở phần ‘Chiêm Niệm để Cảm Nghiệm Tình Yêu Thiên Chúa’ khi ngài yêu cầu ta nhớ lại các ơn phúc ta đã nhận được.

Nhưng trên hết, tôi cũng biết rằng Chúa nhớ đến tôi. Tôi có thể quên Người, nhưng tôi biết Người không bao giờ, không khi nào quên tôi.

Trí nhớ có vai trò nền tảng đối với trái tim tu sĩ Dòng Tên: nhớ tới ơn thánh, một trí nhớ được Đệ Nhị Luật nhắc đến, nhớ đến các kỳ công của Thiên Chúa làm căn bản cho giao ước giữa Người và dân riêng. Chính trí nhớ này làm tôi trở thành người con của Người, và nó cũng làm tôi thành người cha nữa”.