Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 03 ngày 05

 

Có những nhân đức sẽ triển nở vào hơi thở cuối cùng của chúng ta. Hãy luôn bước đi trong sự vâng phục và niềm trông cậy, và bạn sẽ đạt đến đích điểm trên trời.” [ ]

 Eymard nói ngược lại với kinh nghiệm của chính cha vì một thực tế rành rành là: sau khi trở về từ Rô-ma với một câu trả lời rất bất lợi cho đề nghị biến Phòng Tiệc Thánh thành một cộng đoàn của Dòng Thánh Thể, thì  cha đã trở thành một con người khác hẳn. Cha trở về với một sự thất bại dầu rằng mục đích của cha thì đáng được lưu tâm; thế nhưng cha đã nhận thức sâu xa về Phòng Tiệc Ly Nội Tâm và quy hướng về những tài sản cũng như kho tàng vĩ đại của mình là chính Đức Giê-su, Đấng đang cư ngụ trong cung lòng của cha. Rõ ràng, như một kết quả của việc nhận ra sự hiện diện của Đức Ki-tô, cha đã phát triển nhiều nhân đức vốn vượt quá khả năng của cha vào thời trẻ, cụ thể là quà tặng dâng hiến chính mình cho Chúa.

Tuy nhiên, cha đã không cần mất hơn ba năm để có thể cảm nhận được ân huệ vĩ đại này cũng như nhận ra những hiệu quả phi thường của đặc ân có sức biến đổi này! Điều đó như thể là cha đã nhận được ân huệ này vào lúc hơi thở cuối cùng. Nhận xét của cha có thể hiểu được một cách dễ dàng vì khi còn trẻ, người ta có dồi dào năng lực và sức khỏe, những kỹ năng cần thiết cũng như những kỹ năng khác để cậy dựa vào. Điều đó không có nghĩa là người ta không thực hành những nhân đức này vào thời trai trẻ; thế nhưng chiều sâu và cường độ của sự dâng hiến chỉ được cần đến khi người ta đã trưởng thành và học được từ những kinh nghiệm xương máu để nhận ra rằng: điều mà Chúa giành được ngang qua cuộc đời chúng ta thì quan trọng hơn điều mà chính chúng ta có thể hoàn tất. 

Cha Eymard cũng có thể nhận ra rằng: phương tiện để đạt đến sự nhận thức sâu sắc này chính là một con đường có chọn lọc và rõ ràng của việc vâng phục Thiên Chúa mà qua đó người ta không lý luận hay ngập ngừng, nhưng biết dâng hiến hoàn toàn và ngay lập tức. Sự vâng phục như thế chỉ có thể là kết quả của một sự trông cậy vững vàng rằng mọi thứ người ta được đề nghị làm thì thực sự là những điều tốt nhất. Phép lạ xảy ra ở đây, đó là: một người nào đó nhận ra điều này đang xảy ra một cách tự phát mà không cần bất kỳ một tiến trình lý luận lâu dài. Điều này cũng giống như việc đạt đến cốt lõi của chân lý bằng trực giác. Người ta biết rằng điều đó hoàn toàn không sai lầm, nhưng không thể giải thích cặn kẽ để người ta đi đến chỗ nắm bắt được vấn đề!

Trong khi cách làm này có thể được chấp nhận trong những hoạt động hằng ngày, khi nó đạt đến cùng đích của chúng ta, cùng đích của cuộc đời chúng ta là hiệp thông hoàn toàn với Chúa Cha, thì dường như điều này lại có thể là một công việc mạo hiểm! Người ta sẽ bỏ lỡ danh vọng, và đánh mất lợi lộc vật chất trong cuộc sống? Đó sẽ là một thảm họa. Thế nhưng, khi bước đi trên con đường của sự tín thác và vâng phục trọn vẹn, người ta biết được một cách không sai lầm rằng đây chính là con đường chính lộ, chỉ có tình yêu mới có thể đảm bảo cho con người về sự cậy trông đáng giá, trong khi đó dường như điều này có thể là một mầu nhiệm đối với những người chưa đạt đến những chiều sâu này, thì những con người đã chọn lựa bước theo con đường ấy hiểu rằng mình không cần phải lo sợ gì cả. Không thể nói rằng một sự đảm bảo chắc chắn như vậy là kết quả của nhiều năm nỗ lực miệt mài để đáp lại tiếng Chúa mời gọi bằng cả tâm hồn, mà không cần cắt gọt những ngóc ngách hay đòi hỏi nhượng bộ đối với Cái Tôi. ‘Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm’ (Tv 144,13). Ngài không bao giờ làm ngược lại với lời Ngài, nhưng sẽ ban thưởng cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta đáng hưởng.