“Sự trung thành là phẩm chất quan trọng nhất của lòng sùng mộ.”
Lòng sùng mộ diễn tả mối tình con thảo của chúng ta với Thiên Chúa, Cha của chúng ta. Nó bao gồm một lòng sùng kính mến yêu và những cách biểu lộ tình yêu dành cho Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong tương quan này cũng như tất cả những biểu hiện của nó, điều quan trọng cần đảm bảo là chúng ta vẫn bước đi trên chính lộ chứ không bị nhấn chìm bởi cảm xúc. Mối tương quan với Thiên Chúa của chúng ta không phải là vấn đề lời nói, hay những cảm xúc đẹp mà chúng ta bày tỏ ra khi cầu nguyện. Vì mọi người đều biết rằng: những lời được thốt ra mà thiếu đi một chút nỗ lực, thì những gì phát xuất từ con tim sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa! Thật không may, không chỉ trong tương quan của chúng ta với Thiên Chúa nhưng còn trong cách đối xử của chúng ta với người khác, thường thì chúng ta không khám phá ra ‘tất cả’ những gì thuộc về mình để gìn giữ mối dây bền chặt của tình bằng hữu. Sự cuốn hút vào những rắc rối hay những khó khăn của chúng ta làm cho chúng ta chỉ hoàn toàn quy hướng vào chính mình, vì thế điểm then chốt trong một mối tương quan, sự dâng hiến bản thân hay quà tặng bản vị, thường bị bỏ qua.
Mọi người đều hiểu rằng: mối tương quan giữa hai người khi dựa trên những đòi hỏi nông cạn sẽ không thể kéo dài được. Không có chút tình cảm nào trong mối tương quan ấy để có thể giúp nó vượt qua những trở ngại và khó khăn, vốn làm nên thành phần của một mối dây liên kết như thế. Vì vậy, điều quan trọng trước hết trong tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, đó là: chúng ta phải được chuẩn bị để dâng hiến chính mình cho Ngài, sẵn sàng đánh mất chính mình trong Ngài, dùng mọi phương tiện để sẵn sàng làm theo ý Ngài trong mọi lúc cũng như trong mọi tình cảnh. Hiện nay, tất cả chúng ta thường đi quá xa, nhưng một đòi hỏi trong tương lai, đó là: điều này nên trở thành một tiêu chuẩn trong cách cư xử của chúng ta, và sẽ không còn phải là một ‘chuyện đầu voi đuôi chuột’ của điều gì đó hiếm thấy, nhưng đây là điều sẽ thiết lập nên lòng trung thành. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải dựa vào quyết định của mình để cho đi, đặc biệt khi sự việc diễn ra một cách cứng ngắc và mang tính đòi hỏi. Chính trong những lúc khó khăn ấy, đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa sẽ bị thử thách và chính trong những lúc thử thách này, chúng ta mới biết được mình có thể duy trì được mức độ gần gũi cũng như dâng hiến chính mình hay không. Nếu chúng ta chỉ quảng đại với Chúa khi mọi sự diễn ra suông sẻ với mình, thì rõ ràng là chúng ta chỉ nhắm đến những ân huệ của Thiên Chúa sau đó, chứ không phải là Thiên Chúa- Đấng ban phát muôn ân huệ. Thiên Chúa thì quan trọng hơn là những ân huệ và những ân sủng, Ngài có thể tùy ý trao ban cho chúng ta!
Tiếp tục ở lại với Thiên Chúa trong những lúc thuận lợi cũng như trong những lúc bất lợi là dấu hiệu của một mối tương quan sâu đậm và đầy yêu thương với Ngài. Tuy nhiên, chúng ta nhớ lại rằng sự sâu thẳm của lòng trung tín là một ân huệ đến từ Chúa Cha, vì thế điều chúng ta cần cầu xin luôn luôn là chúng ta phải mở lòng ra để đón nhận và quảng đại cho đi bằng cả tấm lòng; chúng ta luôn luôn mở lòng ra để cho Thần Khí của Thiên Chúa hoạt động nơi chúng ta dẫn dắt chúng ta đến sự sống viên mãn mà Đức Giê-su đem lại cho chúng ta. Một lĩnh vực mà qua đó chúng ta được mời gọi bày tỏ lòng trung tín đó là việc cầu nguyện của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ cầu nguyện khi điều đó phù hợp với chúng ta, hay có lợi cho chúng ta hay có ý nghĩa và làm hài lòng chúng ta, thì rõ ràng là Cái Tôi vẫn là tâm điểm của cuộc đời chúng ta. Thế nhưng, nếu chúng ta trung thành với thời giờ cầu nguyện, bất kể là cảm giác của chúng ta có thế nào đi chăng nữa, và nếu chúng ta cứ tiếp tục như vậy mà không rút ngắn hoặc thay đổi, thì điều đó sẽ ngày càng trở nên một dấu hiệu về lòng trung tín của chúng ta. Đó là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang tìm kiếm Thiên Chúa vì chính Ngài, chứ không phải vì những ân huệ của Ngài!