Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 3 ngày 30

 

Ân huệ trong các ân huệ chính là lòng tôn sùng Thánh Thể.” [ ]

 

Vào thời đại ngày nay, chúng ta ý thức rằng Thánh Thể có thể được hiểu theo hai nghĩa chính, không mâu thuẫn nhưng hoàn thiện lẫn nhau. Điều này ám chỉ đến sự hiện diện của Đức Giê-su nơi Thánh Thể và hai ý nghĩa ấy được đề cập đến như là sự hiện diện ‘tĩnh tại’ và ‘năng động’ của Đức Giê-su nơi Nhiệm Tích Thánh. Vì thế, trong lời khẳng định của cha Eymard, điểm quy chiếu trực tiếp chính là sự hiện diện năng động của Đức Giê-su, chứ không phải là khía cạnh nào khác.

Nội dung của hạn từ ‘devotion’ (tạm dịch: lòng tôn sùng) có thể được diễn tả như sau: tình yêu dành cho, gắn kết vào, cam kết với,… Vì thế, lòng tôn sùng Thánh Thể sẽ khuyến khích chúng ta đi vào sự năng động vàhiểu được lý do vì sao Đức Giê-suhiện diện với chúng ta dưới một cách thức chân thật. Đức Giê-su không để lại cho chúng ta sự hiện diệncủa Người nơi Nhiệm Tích Thánh Thể chủ yếu là để cho chúng ta có thể thờ lạy Người; nhưng khát vọng cao cả của Người chính là để biến đổi chúng ta thành những người mà theo cách gọi của cha Eymard chính là ‘những người tôn thờ đích thực’, những con người dập khuôn theo tâm hồn của Người. Bởi vậy, cốt lõi của cuộc đời Đức Giê-su với tư cách là Đấng Sáng Tạo và Đấng Cứu Độ chính là Người đã vâng phục Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá! (x Pl 2,5-11). Vì thế, lòng tôn sùng Thánh Thể của chúng ta phải biến chúng ta trở nên giống Đức Giê-su, trước hết và trên hết qua khía cạnh mối tương quan của Người với Chúa Cha.

Sự vâng phục chân thành đầy tình con thảo đối với Chúa Cha không phải là một điều gì đó mà chúng ta có thể đạt được bằng chính sức lực của mình, vì khi từ bỏ chính mình hầu như chúng ta sẽ trở thành chủ thể đối với Thiên Chúa hay thậm chí là đối với người khác. Chính Thần Khí hiện diện trong chúng ta mới là Đấng có thể linh hứng và thêm sức để chúng ta vâng phục bằng tình yêu. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng ân huệ này chứa đựng trong ân huệ mà Chúa Cha tuôn đổ trên chúng ta qua Phép Rửa, vì nếu Ngài đã tuyển chọn chúng ta trong Đức Ki-tô, thì Ngài cũng sẽ ban cho chúng ta ân huệ biết vâng phục. Vì vậy, ân huệ dâng hiến này luôn luôn hiện diện nơi mỗi Ki-tô hữu. Điều quan trọng là Ki-tô hữu chọn lựa để hành động dựa trên ân huệ này, và đây là điều làm nên sự khác biệt!

Vì thế, trong hạn từ ‘devotion’, chúng ta cần kể đến yếu tố của sự ngọt ngào, niềm vui, khát vọng tha thiết,… đối với việc dâng hiến mà chúng ta thực hiện qua việc vâng phục Chúa Cha. Khi việc dâng hiến này trở thành một thái độ quen thuộc nơi chúng ta, khi nó là sự yêu thích tự phát của chúng ta, thì khi đó chúng ta có thể nói rằng ân huệ của lòng tôn sùng đang diễn ra nơi chúng ta. Đó là lúc chúng ta cần phải tạ ơn Chúa Cha vì Ngài đang lôi kéo chúng ta bước theo Đức Ki-tô, vì đây là toàn bộ công trình của Ngài nơi chúng ta. Chắc chắn điều này có thể được gọi là ‘ân huệ của các ân huệ’ vì thái độ của việc dâng hiến bằng tình mến sẽ kéo dài và giúp chúng ta đứng vững trong mọi hoàn cảnh. Và nếu chúng ta dâng hiến cho Chúa Cha trong mọi sự giống như Đức Giê-su, thì chúng ta lại không thể nói như thánh Phao-lô: ‘Tôi sống, nhưng không phải tôi sống mà là chính Đức Ki-tô sống trong tôi!’ (Gl 2,20). Bấy giờ, chúng ta cũng trở nên ‘tấm bánh bẻ ra cho một thế giới mới’ và bất cứ nơi đâu chúng ta đến, chúng ta sẽ đem niềm vui và bình an của sự hiện diện cứu độ nơi Đức Ki-tô; người ta sẽ cảm thấy như ở nhà qua sự hiện diện của chúng ta, vì chúng ta mang Chúa trong mình dưới một cách thức hữu hình.