Tháng Tư Ngày 8

 

Người ta sợ mất quyền lực và sợ mất phương hướng. Chúng ta không thuộc về tự nhiên cũng như siêu nhiên. Chúng ta có thể làm gì? Hãy bước theo ân sủng. Hãy để tâm trí làm quen với chân lý mà ân sủng của Thiên Chúa đang đổ xuống. Phải mất cả một tuần hay hai tuần để một chân lý trở nên tự nhiên và quen thuộc, thế nhưng chúng ta phải làm cho nó trở thành tâm điểm của lòng đạo đức nơi chúng ta và hãy để mọi thứ quy tụ về nó.” (Gửi cho cô Mathilde Giraud-Jordan, 1868)

Lại một lần nữa trong lời khuyên nhủ thực tế này, chúng ta thấy tài năng xuất chúng của cha Eymard trong việc hướng dẫn người khác về đời sống tâm linh. Quả thực là mọi người lo sợ bị mất quyền lực, mất tự chủ trên cuộc đời mình. Bình thường, mọi người không chỉ muốn kiểm soát được mỗi biến cố xảy ra trong đời mình, nhưng còn muốn biết và cảm nhận được cảm giác bị kiểm soát nữa. Và việc đánh mất sự kiểm soát, thậm chí là trong một thời gian ngắn, có thể là rất nguy hiểm, thậm chí đưa đến những ý nghĩ và nỗ lực muốn tự sát.

Vì thế, khi Đức Giê-su mời gọi các môn đệ ‘từ bỏ chính mình vì Thầy’ (Mc 8,35) thì đó có thể là nỗi sợ hãi lớn nhất của tất cả mọi người,cho dù người môn đệ đã ý thức chọn lựa để nhìn nhận Đức Giê-su là ông chủ của đời mình, thế nhưng việc tự khẳng định mình sẽ vẫn tiếp tục diễn ra một thời gian dài trong tương lai. Đó là lý do vì sao đời dâng hiến lúc đầu được xem như ‘việc hoàn toàn đi theo Đức Giê-su’ dựa trên lời khấn vâng phục, qua đó ứng sinh hoàn toàn dâng hiến quyền hoạch định đời mình theo suy nghĩ của bản thân. Việc tận tâm thực hành tinh thần vâng phục, thậm chí như thánh I-nha-xi-ô đã vạch ra một cách rõ ràng, đã đem lại cho con người một sự tự do và an bình nội tâm vô biên. Thế nhưng, bản chất con người là gì, ít ra là luôn luôn có một phạm vi nhỏ mà trong đó người ta muốn cảm thấy rằng ở đây ít ra ‘tôi’ chịu trách nhiệm: ‘bạn có thể mua lưng của tôi nhưng bạn không thể mua được ý chí của tôi!’

Khi nhận ra khuynh hướng này nơi chúng ta, cha Eymard khuyên chúng ta đừng để cho Cái Tôi thống trị cuộc đời chúng ta. Cha đề nghị rằng chúng ta hãy làm cho chân lý cụ thể này trở thành một thói quen trong tâm trí chúng ta, để những tiến trình cơ bản được thiết lập và người ta không tốn thì giờ di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác. Khi đã giành được uy thế trong một lãnh vực nào đó, bấy giờ chúng ta sẽ chuyển sang lãnh vực kế tiếp mãi cho đến khi mọi người được đặt dưới sự cai trị của Thánh Thần.

Vả lại nếu việc này cứ tiếp tục diễn ra một cách tốt đẹp, người ta sẽ cần phải hăng hái hoàn thành công việc ấy. Cũng như một người không thể thủ đắc bất kỳ kỹ năng nào, chẳng hạn như nghệ thuật chơi đàn vi-ô-lông mà không có lòng đam mê với nó, cũng thế người ta không thể hoàn toàn thuận theo Thần Khí của Thiên Chúa nếu người ta không tự mình cam kết loại bỏ Cái Tôi đi để cho Thần Khí ngự trị, và điều đó đòi hỏi nỗ lực và sự kiên trì. Chỉ khi đó nó mới trở thành trung tâm mà mọi thứ khác hướng đến. Sự khác biệt giữa việc say mê một thứ gì đó với ước muốn đơn thuần, đó là: khi chúng ta đam mê, chúng ta sẽ tìm cách đạt được nó, hy sinh mọi thứ vì nó. Còn khi chúng ta chỉ đơn thuần muốn một thứ gì đó, chúng ta sẽ tìm kiếm nó lúc thuận tiện, khi chúng ta không còn điều gì khác để làm,…