CHÚA NHẬT 2A MÙA THƯỜNG NIÊN 

Bài 1

Is 49, 3. 5 – 6; Ga 1, 29 – 34
Chủ đề: Dung mạo và sứ mạng của Đấng Mêsia

  • Is 49, 3: ngươi là Tôi Trung của Ta, Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang.

  • Ga 1, 29: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian.

    Chúng ta đã bước vào Mùa Thường Niên. Đây là khoảng thời gian 33 hoặc 34 tuần trong chu kỳ phụng vụ. Mùa này không cử hành một khía cạnh riêng biệt nào của Mầu Nhiệm Đức Kitô, nhưng lại tôn kính chính TOÀN BỘ mầu nhiệm ấy, nhất là trong các ngày Chúa Nhật. Mùa này gồm 2 giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1 từ thứ hai sau lễ Hiển Linh đến hết Thứ Ba trước lễ TRO.

  • Giai đoạn 2 từ thứ hai sau lễ Hiển Xuống đến trước Kinh Chiều I Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng.

   Lời Chúa, đặc biệt là Tin Mừng qui tất cả vào con người, sứ vụ và sứ điệp của Chúa Giêsu trong giai đoạn hoạt động công khai của Người từ lúc Người chịu phép rửa bởi Gioan cho đến trước cuộc Thương Khó.

   Lời Chúa hôm nay giới thiệu cho chúng ta vài nét về con người và sứ vụ của Đức Giêsu. Ngay trong bước đầu của sứ vụ công khai, khía cạnh phổ quát của ơn cứu độ do Đức Giêsu mang đến đã được công bố:

  • Trong bài đọc 1, ĐỨC CHÚA muốn Người Tôi Trung của Chúa phải đem ơn cứu độ của Người đến tận cùng trái đất.

  • Trong Tin Mừng, Gioan Tẩy Giả giới thiệu Đức Giêsu là Chiên Thiên

Chúa, Đấng xóa tội TRẦN GIAN.

    Vậy con người và sứ vụ của Đức Giêsu không bị giới hạn trong việc hoàn tất lời hứa cứu độ cho Israel như Chúa đã hứa cùng các Tổ Phụ Dân Chúa, mà còn mở rộng ra cho toàn thế giới.

   Trong bài đọc 1, hình ảnh được ngôn sứ Isaia dùng để báo trước con người và sứ vụ Đức Giêsu là hình ảnh “NGƯỜI TÔI TRUNG”. Theo dự tính thần linh, Thiên Chúa sẽ “dùng Người Tôi Trung biểu lộ vinh quang” của Chúa. Đó là ơn gọi từ muôn đời đã được Thiên Chúa định sẵn trong dự tính của Người: Thiên Chúa đã nhào nặn Người Tôi Trung ngay từ trong lòng mẹ để Người Tôi Trung thực hiện dự tính của Thiên Chúa. Đó là: 

  • Tái lập các chi tộc Giacop, để dẫn đưa con cái Israel còn sống sót trở về. Trong dòng lịch sử Israel, sấm ngôn này báo trước cuộc hồi hương của Dân Chúa sau lưu đày.

  • Và mở rộng cho muôn dân, Chúa còn đặt Người Tôi Trung “làm ánh sáng muôn dân để đem ơn cứu độ của Chúa đến tận cùng cõi đất”.

   Đáp lại sự trân trọng đó của Thiên Chúa đối với mình, Người Tôi Trung tôn thờ ĐỨC CHÚA, phó thác tất cả cho ĐỨC CHÚA là nguồn sức mạnh, là nơi duy nhất mà Người Tôi Trung cậy dựa, tôn thờ.

    Trong bài đọc Tin Mừng, Gioan Tẩy Giả làm chứng cho Dân Chúa rằng Đức

Giêsu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”. Tuy nhiên, theo Tin Mừng thứ tư thì lúc ban đầu Gioan tẩy giả không biết Đức Giêsu là Đấng Mêsia, là Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần. Nhưng Thiên Chúa đã cho Gioan một dấu chỉ để nhận ra Đấng Mêsia khi ông đang thì hành sứ vụ làm phép rửa: “ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai thì người đó chính là Đấng Mêsia, là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần”. Nhờ dấu chỉ thần linh ấy, Gioan đã nhận ra

Đấng Mêsia – Giêsu và ông đã làm chứng cho Dân Chúa: “tôi đã thấy Thần Khí tựa chim câu xuống và ngự trên Người”, nên ông mới mạnh dạn giới thiệu Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” và sứ vụ phổ quát của Người cũng được nhấn mạnh: người là Đấng xóa bỏ tội TRẦN GIAN chứ không chỉ riêng cho Israel.

Đó là ý định của Thiên Chúa, Người là Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn.    Ý định từ muôn đời của Thiên Chúa về Người Tôi Trung đã được thực hiện trọn vẹn nơi con người Đức Giêsu. Tuy nhiên để mọi người nhận ra được căn tính thần linh của Người, Thiên Chúa luôn cần những CHỨNG NHÂN, những người đọc ra được DẤU CHỈ của Chúa giữa bao biến cố cuộc đời. Mỗi tín hữu, nhờ chứng từ của Giáo Hội và của các bậc đàn anh đi trước đã nhận ra và Tin vào Đức Giêsu thì đến phiên mình, Lời Chúa mời gọi hãy là CHỨNG NHÂN cho những người sống quanh ta, cho thế hệ tương lai để mọi người đều có cơ may nhận ra tin vào Đức Giêsu vẫn còn đang tiếp tục sứ vụ cứu độ, vẫn đang đồng hành với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

Bài 2

   Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian (c. 29b) … là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần (c. 33b) … là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn (c.34b).

   Năm phụng vụ đã bước vào tuần thứ 2 của Mùa Thường Niên. Chủ đề của Lời Chúa hôm nay, tiếp tục chủ đề Đức Giêsu tỏ mình; Và đối tượng của cuộc tỏ mình lần này là nhóm các môn đệ được Người thành lập, được thuật lại trong Ga 1, 29 – 2, 11, tức phần “Tuần lễ khai mạc” của Tin Mừng Gioan, mà chóp đỉnh là trình thuật nói về “Tiệc cưới Cana (Ga 2, 1 – 11: được trích đọc trong năm C); Còn phần trích đoạn đi trước được cắt làm 2: Ga 1, 35 – 42 để đọc trong năm B, và Ga 1, 29 – 34 đọc trong năm A hôm nay.

   Điểm nhấn mà phụng vụ Lời Chúa hôm nay nhắm đến liên quan đến dung mạo của Đức Giêsu là sứ mạng của Người trong chương trình cứu độ phổ quát của

Thiên Chúa. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã có một dự tính về Người: qua Người, Chúa bày tỏ vinh quang thần linh, Thiên Chúa sẽ hoàn tất ơn cứu độ không chỉ cho dân Israel mà còn cho toàn thế giới.

   Bài đọc I, trích từ Sách ngôn sứ Isaia đệ nhị, nói về Người Tôi Trung của Yave (Is 49, 3. 5 – 6). Trong bài đọc này, 2 nét dung mạo vừa tập thể (là dân Israel), vừa cá nhân của nhân vật “Người Tôi Trung” đan quyện vào nhau với sứ mạng qui tụ, hiệp nhất dân Israel đang còn tản lạc, đồng thời mang đến ơn cứu độ của Thiên Chúa cho toàn cõi thế. Mở đầu, bài đọc 1 nói rõ “người tôi trung” chính là dân Israel, được Thiên Chúa chọn để biểu lộ vinh quang của Chúa (Is 49, 3); Nhưng rồi qua câu 5 thì khía cạnh, người tôi trung là một cá nhân lại đậm nét hơn. Tuy nhiên cho dù là tập thể hay cá nhân thì người tôi trung chỉ có 1 sứ mạng: được kêu gọi, tuyển chọn để tái thiết, qui tụ, hiệp nhất dân Chúa về một mối (c. 6a) đồng thời làm ánh sáng muôn dân, để đem ơn cứu độ của Yave đến tận cùng trái đất. Sứ mạng của người tôi trung vừa là hoàn tất dự tính của Yave đối với Israel vừa mở ra cho toàn thế giới.

   Những gì đã được loan báo trước ở trong bài đọc I đang dần hiển lộ rõ nét trong đoạn Tin Mừng, nơi con người Đức Giêsu: Gioan Tẩy Giả giới thiệu Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”. Là “Đấng xóa bỏ tội trần gian”. “Hình ảnh này diễn tả sứ mạng cứu thế của Chúa Kitô, đã được tiên báo trong Cựu Ước … Phần Giáo Hội, qua lời chứng ở đây của Gioan Tẩy Giả, Giáo Hội tin nhận Đức Giêsu

Kito chính là Chiên Thiên Chúa, Chiên Vượt Qua, Người đã chịu sát tế trên “bàn thờ” Thập Giá, đã chết và phục sinh để giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi bằng cách gánh lấy tội của họ” (Từ điển Công Giáo – “Chiên Thiên Chúa”).

   Gioan làm chứng rằng Người là Đấng quyền thế hơn ông, Đấng đầy Thần Khí sẽ làm phép Rửa trong Thánh Thần. Và Gioan cho biết chứng từ của ông là ý định của Thiên Chúa giúp cho ông nhận biết Người rồi làm chứng về Người cho dân.

   Trích đoạn Tin Mừng hôm nay cũng đề cập đến sự việc Đức Giêsu chịu phép rửa của Gioan. Tuy nhiên tác giả sách Tin Mừng thứ 4 không thuật lại 1 trình thuật như trong Nhất Lãm mà trình bày biến cố cách gián tiếp qua LỜI CHỨNG của Gioan Tẩy Giả. Như vậy điểm nổi bật ở đây là Đức Giêsu tỏ mình qua LỜI và CHỨNG TỪ của các chứng nhân đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm cộng tác viên của Người trong việc thực thi công trình cứu độ.

    Ngày hôm nay, Đức Giêsu vẫn còn tiếp tục tỏ mình ra cho những người chưa biết Tin Mừng Chúa đã đến và đang ở giữa chúng ta. Mỗi tín hữu có là CHỨNG NHÂN để qua đó Chúa tiếp tục tỏ mình cho nhân loại, tiếp tục sứ mạng qui tụ nhà Giacop và làm ánh sáng cho muôn dân.

BÀI ĐỌC I: Is 49, 3. 5 – 6

   Đây là bài ca thứ 2 về Người Tôi Trung của Yave trong Isaia đệ nhị. Người Tôi Trung tự giới thiệu về mình và về sứ mạng cho toàn nhân loại. Ông được tiền định đóng vai trò làm tôi tớ Yave (1 – 5), được sai đến với Israel và cả dân ngoại (6), rao giảng những điều mới lạ và sâu kín (2), đem đến cho họ ánh sáng và ơn cứu độ (6). Mặc dù vấp phải những khó khăn thất bại (4. 7), nhưng Người Tôi Trung vẫn đặt tin tưởng vào Đức Chúa (4, 5) và sẽ được thấy ngày chiến thắng (7) (CGKPV “Các Sách Ngôn Sứ”, trang 168, nốt “t”)

   Phụng vụ chỉ chọn 3 câu của bài này: 3. 5. 6, nói về dự tính của Yave trên

Người Tôi Trung, nói cách khác, bài đọc đề cập đến sứ mạng của Người Tôi Trung. Đọc kĩ đoạn văn, ta dễ dàng thấy có sự thiếu đồng bộ giữa c. 3 và cc. 5 – 6: trong c. 3, Người Tôi Trung là Israel, còn trong cc. 5 – 6 lại là một cá nhân nào đó. Vấn đề khá rắc rối, khó giải quyết bởi vì tất cả các dị bản đều chép như thế. Tuy nhiên ý chính phụng vụ nhắm tới là dự tính của Yave đối với Người Tôi Trung.

1.Ý định của Yave đối với Người Tôi Trung la Israel (c. 3)

* Ơn gọi làm Người Tôi Trung: “Hỡi Israel, ngươi là tôi trung của Ta” * Sứ mạng: công cụ Đức Chúa biểu lộ vinh quang: “Ta dùng ngươi để biểu lộ vinh quang”

   Câu 3 mở đầu “Người đã phán cùng tôi”: ơn gọi là một dự tính từ lâu của

Thiên Chúa nay mới được tỏ lộ ra cho đối tượng. Ơn gọi đó là làm người tôi trung.

    Trong Kinh Thánh, “Tôi tớ Thiên Chúa” là tước hiệu vinh dự, Yavê đặt tên cho người được gọi cộng tác vào công cuộc của Người là “tôi tớ Ta”: Abraham (St 26,24); Isaac (St 24,14); Gia cóp (Xh 32,13…); Mô sê (Xh 14, 31…); Giôsuê (Gs 24,29); Đa vít (2Sm 7,8…); các ngôn sứ (1V 18, 36; Am 3, 7…); tư tế (Tv 134,1). Các người này được chọn để làm cho dân trung thành với việc phụng sự mà Thiên Chúa chờ đợi nơi dân (Tv 105,6,7,26,45).

Ở đây, hiểu theo mặt chữ thì Người Tôi Trung chính là Israel. Thế nhưng trong dòng lịch sử, Israel đã không trung thành được với ơn gọi và sứ mạng của mình. Dân đã thất trung, mất gốc, chạy theo tà thần. Do đó Israel ở đây phải hiểu hoặc là nhân vật đại diện hoặc là số nhỏ còn sót lại của dân.

 Qua Israel, Yavê sẽ biểu lộ vinh quang của Người: đó là dự tính của Yavê khi chọn Israel làm Người Tôi Trung. Mặc dù Israel bội phản làm mờ đi vinh quang Yavê khi họ lưu đày (đừng quên lời sấm này được loan báo cho Israel đang lưu đày để an ủi nâng đỡ họ), nhưng Thiên Chúa sắp can thiệp giải cứu. Trong đất lưu đày Israel bị dân ngoại lăng nhục (Tv 44,14; 137,3), bị chúng ngạo mạn thách thức xúc phạm đến cả Chúa: “Chúa các ngươi đâu” (Tv 42,4.11; 79,10; 115,2). Bọn chúng cười nhạo rằng Chúa đã bỏ dân hoặc không đủ sức cứu dân, chúng đã xúc phạm đến vinh quang Thiên Chúa. Nhưng rồi bọn chúng sẽ thấy với quyền năng nào vị Thiên Chúa này sẽ hủy diệt bọn chúng và Israel được cứu sẽ là vinh quang của Yavê. Như vậy ngay trong cảnh khốn cùng, nhóm nhỏ trung thành vẫn là nơi Thiên Chúa tỏ lộ vinh quang, không những cho họ mà còn cho chư dân nữa khi Người ra tay uy quyền giải cứu dân (Ed 36, 21-23), cho họ hồi hương.

 Nhưng rồi nhóm này suy thoái, không bền tâm lại thất bại trong sứ mang của mình. Cuối cùng Nhóm Sót Lại ấy thu hẹp vào trong 1 số nhỏ những người khiêm cùng nghèo hèn, chân tâm: Dacaria, Ysave, Gioan, các mục đồng, Simêon,

Anna và nhất là nơi Maria và Giuse. Chính từ nơi họ mà vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa trên cả Israel và toàn thể nhân loại: Ngôi Lời đã làm người, đảm nhận trọn vẹn sứ mạng của Người Tôi Trung và đưa nó tới mức viên toàn (Lc 2,2932).

          2.  Sứ mạng Người Tôi Trung đối với Israel (c. 5)

* Tính hiện tại của sứ mạng: “Giờ đây, Yavê lại lên tiếng” (5a) * Nhưng cội nguồn của sứ mạng là ơn gọi từ muôn đời trong ý định của Thiên Chúa.

  • ơn gọi: “Người là Đấng nhào nặn ra tôi, từ khi tôi còn trong lòng mẹ để trở thành Người Tôi Trung” (c.5 bcd)

  • sứ mạng: hiệp nhất dân Chúa: “đem nhà Giacóp …quy tụ Israel…” (c.5 đe

 Tính hiện tại của sứ mạng được biểu lộ ở từ “Giờ đây” và động từ “lên tiếng” ở thì hiện tại. Chúa gọi chọn từ muôn đời, nhưng cho một sứ mạng hiện tại. Ban đầu Chúa gọi Israel nhưng là để dọn đường cho Đức Giêsu. Lẽ ra mọi sự phải diễn ra an bình, tốt đẹp, nhưng trong thực tế Israel đã thất trung, nên sứ mạng của nó phải được chuyển giao qua 1 cá nhân theo diễn tiến dần thu hẹp Israel vào trong “Số Còn Sót lại” tín trung và cuối cùng là vào 1 con người. Nhân vật này sẽ đảm nhận toàn bộ công trình của Thiên Chúa. Thoạt đầu, khi từ chốn lưu đày trở về, người ta tưởng vị ấy là Dơrúp – Bavel, một hậu duệ nhà Đavit, vì ông được Thiên Chúa gọi là tôi tớ của Người (Kg 2,23); và ông cũng đã tái thiết được đền thờ và khánh thành năm 515 tcn. Thế nhưng rồi ông cũng nhanh chóng bị lãng quên: có thể là vì với tư cách con cháu Đavit, hiện thân cho nền hy vọng Mêsia chính trị, ông đã bị Ba Tư gạt ra ngoài. Sau đó, phải chăng Yavê thất vọng với Israel nên Người không nói với họ nữa: chấm dứt ngôn sứ vụ. Đây là sự im lặng chuẩn bị lần can thiệp chung cuộc. Với lần can thiệp này Thiên Chúa vĩnh viễn ở cùng và luôn lên tiếng giữa dân Người “Giờ đây Yavê lại lên tiếng” với động từ ở thì hiện tại. Như vậy, lời sấm này từng bước một đã dọn đường để giới thiệu Đức Giêsu chính là Người Tôi Trung đích thực. Người đảm nhận toàn bộ lời hứa, vận mạng của Israel, đồng thời cứu chuộc luôn cả thế giới.

 Ơn gọi được thực hiện “từ khi tôi còn trong lòng mẹ”: thành ngữ cổ điển này được dùng để diễn tả ơn gọi của 1 người đã được Thiên Chúa dự tính sẵn từ muôn đời trong ý định của Người (Gr 1,5; Gl 1,15-16). Như vậy thì ơn gọi của Israel hay của Nhóm Sót Lại cuối cùng ra cũng phải đi đến chóp đỉnh là hội tụ tất cả lại trong cá nhân của nhân vật Người Tôi Trung.

 Sứ mạng đối với dân Cựu Ước: hiệp nhất, tái lập, quy tụ. Cụ thể đó là đưa Israel lưu đày về lại quê hương, tái lập nền phụng tự thờ phượng Yavê; nhưng chính yếu là đưa họ về lại với Thiên Chúa, giải cứu họ khỏi sự bất trung là nguyên nhân khiến họ bị phạt. Người Tôi Trung phải biến Israel nên hạt nhân vững chắc để Yavê thiết lập vương quốc thánh cho toàn thể nhân loại.

*Kết quả: sự tin tưởng song phương bền vững giữa Yavê và Người Tôi Trung: (C.5gh)

“Tôi được Yavê trân trọng” và Thiên Chúa của tôi là sức mạnh của tôi”

 Thiên Chúa coi trọng Người Tôi Trung, xem là có giá trị trước mặt Người; phần mình, Người Tôi Trung đặt tất cả niềm tin, vận mạng của mình vào Chúa.

3.Sứ mạng phổ quát của Người Tôi Trung (c.6)

  • cùng phát xuất từ ý định từ muôn thuở và vĩnh viễn của Thiên Chúa:

“Người phán” (6a)

  • nhắc lại sứ mạng đối với Israel (6bcdđ)

  • lần này nói cụ thể về sứ mạng đem Israel sống sót trở về (6d)

  • sứ mạng Người Tôi Trung không giới hạn trong Israel: “thì vẫn còn quá

ít” (6đ)

* Sứ mạng phổ quát: 

  • Đến từ Đức Chúa: “Ta đặt ngươi làm…”

  • Cụ thể: “làm ánh sáng muôn dân”

  • Mục đích: “đem ơn cứu đọ của Ta đến tận cùng cõi đất”

 Động từ “phán” vẫn ở thì hiện tại: sứ mạng phổ quát và vĩnh viễn. “Ánh sáng cho muôn dân”: bài ca 1 về Người Tôi Trung: Is 42,6; Mục đích: đem ơn cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người. Trong Cựu Ước không ai đảm nhận được sứ vụ này. Chỉ nơi Đức Giêsu, khía cạnh phổ quát này của Người Tôi Trung mới được thể hiện trọn vẹn (Lc 3, 29 – 32), để rồi từ đó, những ai tin vào Người và được Người quy tụ lại đều sẽ được thông phần vào sứ mạng ấy: chính vì thế, Phao lô đã không ngần ngại áp dụng cho chính bản thân mình lời sấm này (Cv 13, 46

– 47). Trong Đức Giêsu, mọi Kitô hữu đều có khả năng thi hành sứ vụ phổ quát này vì họ đã được “Đức Chúa trân trọng” và “sức mạnh của họ chính là Đức Chúa”).

   4. Tóm kết

   Bài đọc 1 đưa ra 2 dung mạo của Người Tôi Trung tưởng chừng mâu thuẫn nhau; vừa là một nhân vật tập thể; Israel, vừa là một cá nhân. Thật ra đó chỉ là diễn tiến từ từ trong dòng thời gian điều mà Thiên Chúa muốn thực hiện cho toàn thể nhân loại. Người Tôi Trung dù là tập thể hay cá nhân, đều là tác nhân được Thiên Chúa tuyển chọn giữa chư dân để mang ơn cứu độ thần linh cho muôn nước. Dọc theo dòng lịch sử, dung mạo nhân vật ấy được hé mở dưới nhiều góc cạnh khác nhau, bổ túc nhau để rồi cuối cùng được Thiên Chúa cho lộ rõ trong Đức Giêsu.

   Khi chiêm ngắm Người Tôi Trung, tín hữu Kitô cũng khám phá ra được ơn gọi và sứ mạng của mỗi người: tiếp nối dân Cựu Ước và hình ảnh Đức Giêsu. Chính trong Giáo Hội và nơi mỗi người tín hữu mà ơn gọi và sứ mạng Người Tôi Trung được hoàn tất. Nếu người tín hữu đã lãnh nhận phép Rửa và Thánh Thần chính là để nên “đồng hình đồng dạng” với Đức Giêsu và cùng Người “xóa tội trần gian”, cứu độ thế nhân như Phaolô đã xác tín (x. Cv 13, 47).

TIN MỪNG: Ga 1, 29 – 34    

Để chuẩn bị cho sứ vụ của Đức Giêsu, Tin Mừng 4 cũng thuật lại sứ vụ tiền hô của Gioan. Ngay từ đầu, Tin Mừng 4 đã cho thấy sự chống đối của thế gian ngang qua thái độ nghi ngờ, dò xét của nhóm Do Thái đến từ Giêrusalem, chất vấn Gioan về sứ vụ của ông. Lợi dụng dịp này, Gioan đưa ra lời thanh minh: ông không phải là Mêsia (1,20), Êlia hay ngôn sứ (1, 21). Và ngày hôm sau khi Đức Giêsu xuất hiện, ông đã giới thiệu Người cho toàn dân. Tin Mừng hôm nay là lời giới thiệu này. Về mặt văn chương, đây là ngày thứ 2 trong tuần sáng tạo mở đầu Tin Mừng 4. Mặc dù không trực tiếp thuật lại việc Đức Giêsu chịu phép rửa, nhưng đoạn này rõ ràng vọng lại biến cố ấy của Tin Mừng Nhất Lãm. Các yếu tố chính:

Vậy sự kiện chỉ là một, nhưng cách xếp đặt các dữ kiện, cách diễn đạt văn chương và hình ảnh dùng có khác nhau. Chính trong những nét khác biệt này, nét độc đáo của thần học Tin Mừng 4 được tỏ lộ. 

   Cấu trúc của Ga 1, 29 – 34

    Đoạn văn Tin Mừng hôm nay được soạn tác theo thể loại văn chương đặc biệt thường gặp trong Tin Mừng 4: đó là cấu trúc “soi gương” ABCDC’B’A’:

Tính thống nhất của toàn văn bản được tỏ lộ qua việc mở và kết bằng “căn tính Đức Giêsu”; chóp đỉnh là câu 32. Vậy, qua cấu trúc văn chương ta có thể nói trọng tâm đoạn văn là việc Gioan nhìn thấy Thần Khí như dạng chim câu đáp xuống từ trời và ngự trên Đức Giêsu. Đây là nền tảng cho lời chứng của Gioan về căn tính của Đức Giêsu. Việc làm cho Gioan nhận ra căn tính Đức Giêsu và làm chứng cho dân, là công trình của cả Ba Ngôi: – sự xuất hiện của Đức Giêsu – mặc khải của Cha – và nhờ dấu chỉ của Chúa Thánh Thần. Chúng ta chú giải đoạn văn dựa theo cấu trúc trên.

1.Sứ mạng của Gioan trong quá khứ (c. 30 và c. 33)

Kể lại kinh nghiệm quá khứ, qua đó mặc khải Đức Giêsu.

  • Sự vô tri của Gioan: “Tôi đã không biết Người”.

     Gioan 2 lần xác nhận ông không biết Đức Giêsu. Gioan là anh họ Đức Giêsu, do đó có lẽ nên hiểu ông không biết Đức Giêsu như là Mêsia, ông chưa có đủ mặc khải thần linh để có thể tin nhận rằng người em họ của mình là vị tuyển nhân của Thiên Chúa, là Mêsia.

  • Nhưng để cho người được tỏ ra…tôi đến làm phép rửa trong nước”

(c.31)

     Lúc khởi đầu sứ vụ làm phép rửa dọn lòng dân đón Đấng Mêsia, Gioan chưa biết Đấng đó là ai? Ông chỉ nói về Người cách mơ hồ như trong c30: ông chỉ xác định điều hiển nhiên là Người cao trọng hơnông, có trước ông. Sứ mạng của ông lúc đó chỉ là loan báo, dọn đường chứ chưa phải là chứng nhân, là người giới thiệu.

  • “nhưng chính Đấng đã sai tôi… bảo tôi… Đấng đã làm phép rửa trong Thánh Thần (c. 33)

(Thiên Chúa không muốn Gioan dừng lại ở sứ vụ dọn dường. Người phá vỡ sự vô tri của Gioan bằng cách mặc khải cho ông dấu chỉ giúp ông nhận ra được

Đấng Mêsia đang lẫn giữa đám đông. Đấng đã trao cho ông sứ vụ làm phép rửa, giờ đây muốn biến ông thành chứng nhân, nên người giới thiệu Đấng Mêsia cho toàn dân. Dấu chỉ được trao ban chính là sự hiện diện và lưu lại của Thần Khí: ai có Thần Khí lưu lại là Mêsia)

    2.  Nhận ra Đấng Mêsia nhờ… (c.32)

  • “Tôi đã thấy Thần Khí…”

Đây là sự kiện bản lề của đoạn văn. Việc cho Gioan nhìn thấy Thần Khí có 2 mục đích:

  • Kéo Gioan ra khỏi sự vô tri của ông

  • Đặt ông vào ơn gọi đích thực, đồng thời còn cho ông đủ năng lực chu toàn sứ vụ. Khi mặc khải cho ông dấu chỉ giúp nhận ra vị tuyển nhân thần linh, Thiên Chúa, qua thị kiến này, đã biến đổi Gioan từ kẻ làm phép rửa bằng nước thành chứng nhân của Thần Khí, hay đúng hơn thành chứng nhân của Đấng có Thần Khí lưu lại. Đây mới là sứ mạng chính của Gioan theo Tin Mừng 4. Cần lưu ý: Tin Mừng 4 trình bày việc Gioan đi làm phép rửa là do Chúa Cha sai phái để qua đó giúp ông nhận ra được Đức Giêsu là Mêsia (c. 33)

  • “… tựa như chim câu”

Chắc chắn là với mắt phàm, Gioan không thể cảm nhận được Thần Khí. Điều ông được chiêm ngưỡng là hình ảnh giúp nhận ra, Thần Khí xuống và lưu lại trên Đấng Mêsia. Còn điều ông thấy được bằng mắt là 1 hình dạng tựa như chim bồ câu. Đây là hình ảnh biểu lộ ra bên ngoài việc Thần Khí tràn chiếm Đấng Mêsia. Vậy hình ảnh chim câu nói lên ý nghĩa gì?

Trong truyền thống Do Thái, biểu tượng chim câu không liên hệ gì tới Thần Khí, mà là tới chính Israel, đặc biệt là Israel bị lưu đầy đang khao khát hồi hương và cầu xin Thiên Chúa trợ giúp (x. Hs 7,11; 11,11; Is 60,8; Tv 55,7-8…; Dc 1,15;

2,14…). Từ sự kiện đó, A. Feuillet cho rằng: chim câu đáp xuống và lưu lại trên Đức Giêsu tượng trưng và tiên trưng kết quả chính yếu của việc tuôn đổ Thần Khí. Kết quả đó là việc thiết lập Israel mới, cộng đoàn hoàn hảo của thời ân sủng.

Thành ra điều được biểu hiện trưc tiếp không phải là Thần Khí nhưng là kết quả của việc Thần Khí hiện diện trong Đức Giêsu. Kết quả này là vì và cho dân Thiên Chúa. Như vậy việc chim câu ngự trên Đấng Mêsia ở đây ám chỉ điều này: dân thiên sai phải xuất phát từ trong con người Đức Giêsu Mêsia, là Tôi Tớ Yavê và là vua, đầy Thần Khí.

  1. Sứ mạng của Gioan trong hiện tại (c.29 và c.34):

Mặc khải Đức Giêsu là ai ngang qua lòng tin và chứng từ của ông ngay giây phút hiện tại của sứ mạng.

* Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. (33)

Thành ngữ “làm phép rửa trong Thánh Thần” cũng gặp thấy trong Nhất Lãm, nhưng có kèm theo hình ảnh “lửa” và Mang tính phán xét cánh chung (x. Mt 3,11; Lc 3,16). Trong Tin Mừng 4, thành ngữ này không mang ý nghĩa đó.

Ở đây, “rửa trong Thánh Thần” là ban Thánh Thần, là công cuộc ân sủng, nhằm mục đích thiết lập dân cánh chung, tinh tuyền và thánh thiện của Thiên

Chúa. Thật vậy, ý tưởng “Thần khí được tuôn ban dồi dào” cho toàn dân vào thời cánh chung để tẩy sạch, phục hồi Israel đã được Cựu Ứơc loan báo (x. Is 32,1520; 44,3-4; Ed 36, 25-29; Ge 3,1). 

Như vậy qua việc Thần Khí ngự xuống và lưu lại, Đức Giêsu được chỉ định như là một tác nhân của cuộc tuôn tràn Thần Khí thời cánh chung. Chính Người là đấng thực hiện công trình – Toàn bộ con người, công trình của Đức Giêsu là “phép rửa trong Thần Khí”. Tính cách mới mẻ hoàn toàn làm nên mặc khải chủ yếu của Tân Ứơc hệ tại ở chỗ gán cho Đức Giêsu một hành vi được coi là của chính Thiên Chúa: thật vậy trong Do Thái giáo không bao giờ việc tuân ban Thần Khí lại được gắn cho Đấng Mêsia, chỉ có Kitô giáo mới dám làm chuyện đó

* “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” Cả một bối cảnh Kinh Thánh được gợi lên bởi thành ngữ này :

  • Trước tiên nó gợi lại ls 53,7: Đức Giêsu là Người Tôi Trung nhận lấy thân phận tội lỗi của nhân loại

  • Hoặc Con Chiên hiến tế và đứng vững trong sách Khải huyền, có khả năng chiến thắng tội lỗi (x.Kh 5,6;14,11:17,14)

-Hoặc Chiên Vượt Qua, vì theo Ga 19,4 Đức Giêsu bị kết án tự hình vào giờ  mà các tư tế sát tế con chiên để dùng trong Lễ vượt qua Do Thái (x. CGKPV Tân Ước 400 a)

    Không rõ Gioan muốn nhắm tới hình ảnh nào; nhưng chắc chắn là khi Tin Mừng 4 biên soạn thì mọi Kitô hữu điều xác tín rằng nơi Đức Giêsu toàn bộ lời hứa của Thiên Chúa được hoàn tất .Vậy chúng ta có thể nói rằng với lời giới thiệu này, Tin Mừng 4 tuyên bố Đức Giêsu đảm nhận nơi chính bản thân Người toàn bộ công trình cứu độ thời cánh chung mà Cựu Ước đã hằng loan báo  ngang qua hình ảnh “Con Chiên xóa tội trần gian ’’(xem thêm Từ điển Công Giáo –

“Chiên Thiên Chúa” )

* “…. Người là Con Thiên Chúa” (c. 34)

Ở c.30, Đức Giê-Su được Gioan giới thiệu là “Đấng có trước tôi”. 

Tước này gợi lại Ga 1,15 trong văn mạch đang nói về Thiên Tính hằn hữu của “Đấng đến sau Gioan”. Vì thế lời đoan chứng cuối cùng ở đây “Người là Con Thiên Chúa” nên hiểu với tất cả sự cao cả thần linh của tước hiểu này .

   Tuy nhiên cũng có dị bản “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”. Lối hiểu này cho thấy có sự liên lạc ăn khớp giữa hình ảnh Con Thiên Chúa của Người Tôi Trung đau khổ với Người Tôi Trung được Thiên Chúa tuyển chọn.

4. Tóm kết

    Mở đầu cho sứ vụ công khai ,qua chứng từ của người được Thiên Chúa mặc khải, Đức Giêsu được giới thiệu là Đấng Mêsia, đầy Thần Khí , được Thiên Chúa tuyển chọn, là Con Thiên Chúa để thực thi sứ vụ làm “Chiên Thiên Chúa, xóa bỏ tội trần gian, để làm phép rửa trong Thánh Thần quy tụ nhân loại thành dân mới của Thiên Chúa. Như vậy trước khi mời ta chiêm ngắm huyền nhiệm Đức Giêsu trong sứ vụ công khai (qua các Chúa Nhật thường niên), phụng vụ giới thiệu con người, sứ mạng của Đức Giêsu và cách thức  Người sẽ được triển khai trong Mùa Thường Niên của năm phụng vụ .

Frère Pierre Đình Long FSC