CHÚA NHẬT LỄ MÂN CÔI

Bài 1

Cv 1, 12-14; Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38
Chủ đề: Vai trò độc nhất của Đức Maria trong chương trình cứu độ của Thiên  Chúa

* Lc 1, 32-32: Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu…Người là con  Đấng Tối Cao.

* Cv 1, 14: Tất cả 11 tông đồ đều đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện…cùng với  bà Maria, Thân Mẫu Đức Giêsu.

*Gl 4, 4-5: Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con  một người đàn bà…hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.

Hôm nay 7/10, toàn thể Giáo Hội Việt Nam mừng kính lễ Mân Côi. Theo lịch công  giáo thế giới, lễ Mân Côi được mừng vào ngày cố định 7/10. Và vì lễ Mân Côi chỉ ở vào  bậc lễ Nhớ, nên nếu 7/10 rơi vào ngày Chúa Nhật thì năm đó, Giáo Hội toàn cầu không  mừng lễ Mân Côi.

Tuy nhiên tại Việt Nam, việc sống đạo, tiếp xúc với Thiên Chúa và Đức Mẹ ngang  qua chuỗi Mân Côi là một cách thể hiện đức tin bình dân, phổ biến, hiệu quả, mang lại  nhiều lợi ích mục vụ, củng cố đời sống thiêng liêng của tín hữu. Do đó, Hội Đồng Giám  Mục Việt Nam, vì lợi ích cứu độ cho dân Chúa, đã cho phép mừng lễ Mân Côi trọng thể;  Và để thuận tiện cho tín hữu tham dự đông đảo lễ này nên đã dời việc mừng lễ Mân Côi  cách long trọng vào ngày Chúa Nhật ngay trước hoặc sau ngày 7/10. HĐGMVN đã đưa ra quyết định này vào khóa 4 của cuộc họp thường niên 1991, nhằm giúp tín hữu sống  đạo tốt hơn với việc lần chuỗi Mân Côi.

Lễ Đức Mẹ Mân Côi do ĐGH Piô V thiết lập vào năm 1572 để tạ ơn, tôn vinh Mẹ đã gìn giữ bảo vệ đoàn con cái, giúp Giáo Hội đẩy lui được cuộc xâm lăng của Hồi Giáo  tại vịnh Lépantô ngày 7/10/1571, nhờ toàn thể tín hữu đã hiệp ý với ĐGH khẩn cầu cùng  Mẹ qua chuỗi Mân Côi. Do đó lúc mới được thiết lập, lễ này được gọi là “Lễ Đức Mẹ thắng trận”, về sau mới đổi thành “Lễ Đức Mẹ Mân Côi”. Qua việc thiết lập này, Giáo  Hội khích lệ tín hữu siêng năng dùng kinh Mân Côi như là 1 phương thế cầu nguyện  thường xuyên, hữu hiệu nài xin lòng thương xót Chúa nhờ Mẹ Maria.

Ngoài việc khích lệ tín hữu lần hạt Mân Côi cá nhân, Giáo Hội cũng nhiệt liệt cổ võ việc lần hạt cộng đồng, gia đình, lối xóm để nói lên tình hiệp thông Kitô giáo và sống,  thể hiện cách hữu hình mầu nhiệm “Nhiệm Thể” Chúa Kitô.

Lời kinh chủ yếu của chuỗi Mân Côi là KINH KÍNH MỪNG, gồm 3 phần:

  1. Mở đầu là lời chào của thiên thần Gaprien nói với Mẹ lúc Truyền Tin gồm 3 ý:

* Mừng vui lên: chúng ta thường đọc “Kính mừng”. Đây là lời chào quen thuộc  trong Kinh Thánh; Mỗi khi lời chào này vang lên là dân Chúa hỉ hoan vui mừng vì giờ phút Thiên Chúa can thiệp mạnh để đưa lịch sử cứu độ lên một mực độ cao  hơn đã tới (x. Xp 3, 14; Dcr 9, 9; Lc 1, 14). Qua lời chào này, Thiên Chúa đã chọn  Maria làm người cộng tác mật thiết, duy nhất vào công trình Chúa sắp thực hiện. * Hỡi Đầy Ơn Phúc: khi chọn ai làm người cộng tác, Chúa đề ghị đưa người đó  vào 1 vị trí, 1 thân phận mới, bằng cách ĐỔI TÊN, ban cho danh hiệu mới (đổi tên  Abraham, Sara, Giacop…). Từ nay tên của Maria (có nghĩa là “giọt nước biển”,  “sao Bắc Đẩu”, “người phụ nữ đáng kính, đáng ca ngợi”… (Ban Tự Vựng CG “Từ điển CG”)), trở thành “ĐẦY ƠN PHÚC” nghĩa là nơi Maria, ơn Chúa xâm chiếm  hoàn toàn, nơi Maria, ý định, công trình của Thiên Chúa hoàn toàn được thể hiện.  Như vậy với tên mới này, Thiên Chúa ngỏ ý với Maria sẽ dùng Mẹ để đưa công  trình cứu độ của Chúa đến mức viên mãn (x Gl 4, 4).

* “Đức Chúa ở cùng Bà”: có Thiên Chúa ở cùng là 1 bảo đảm chắc chắn sứ mạng  sẽ thành công. Thiên Chúa sai nhờ ai làm gì, Người đều hứa ở cùng người đó (x.  St 28, 15; 31, 3; 46, 4; Xh 3, 12; Gs 1, 5)

Như vậy với lời chào mở đầu này, lich sử cứu độ lật sang một trang mới.  Lần này ý Chúa chắc chắn được thể hiện; và người cộng tác viên được Chúa chọn  cũng đáp trả trọn vẹn ý Chúa. Mỗi lần đọc lời Kinh chào “Kính mừng…” này  chúng ta đang cùng Thiên Chúa, cùng Đức Mẹ bước vào một bậc cao hơn của ơn  cứu độ nơi ta, nơi Giáo Hội. Hãy như Mẹ, đáp lời “Xin vâng” để ý Cha thể hiện.

  1. Lời tiếp theo là lời ca ngợi, chúc mừng của bà Ysave chào đón Mẹ khi Mẹ đến thăm viếng bà: “Em được chúc phúc hơn mọi phụ nữ…”. Lời này đã được dân Chúa dùng để ca khen 2 nữ anh hùng của họ là bà Giaen (x. Tl 5, 24) và bà Giuđitha  (Gđt 13, 18) vì 2 bà đã được Thiên Chúa dùng để giết chết 2 tướng giặc hùng mạnh,  mà toàn thể binh đội Do Thái không thể làm nổi, để giải cứu dân Chúa khỏi ách  ngoại bang. Vậy khi áp dụng lời chào này cho Maria, Luca muốn nói rằng Maria  chính là người phụ nữ hoàn hảo nhất được Thiên Chúa chuẩn bị để hoàn tất kỳ công lớn nhất qua trung gian 1 người nữ như Chúa đã hứa (x. St 3, 15). “Và người  con em đang cưu mang cũng được chúc phúc”: câu này đúng là áp dụng vào Đức  Giêsu; phối hợp với câu tiếp “bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi…” bản văn cho  thấy Đức Giêsu chính là Thiên Chúa.

Như vậy Thiên Chúa đã đến viếng thăm dân Người! Giai đoạn chờ đợi đã qua. Giờ là  giai đoạn mỗi người tín hữu được mời đồng hành với Thiên Chúa trong Đức Giêsu để đón nhận ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hoàn tất cho nhân loại trở nên gia sản của từng  người. Để làm được điều đó chúng ta bắt chước Đức Mẹ: TIN VÀO LỜI THIÊN CHÚA  “Em thật có phúc vì đã tin Thiên Chúa sẽ thực hiện điều Người đã nói (x. Lc 1, 45).

  1. Phần ba, kết thúc Kinh Kính Mừng, là lời khẩn nài của Giáo Hội dâng lên Mẹ nhờ Mẹ chuyển cầu cho đoàn con tội lỗi, trong giờ phút hiện tại cũng như trong phút lâm chung của mỗi người.

 * Mở đầu lời khẩn nài này, Giáo Hội nói lên niềm tin của mình vào chương trình cứu  độ của Thiên Chúa ngang qua lời tuyên xưng “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời”. MARIA  LÀ MẸ THIÊN CHÚA (x. Lc 1,43): đó là ý định từ muôn đời của Thiên Chúa (x. St 3,15)

văn bản Vulgata), chọn Mẹ làm cộng tác viên độc nhất vô nhị để Con Chúa mang lấy xác  phàm nhân, và Mẹ đã đáp lại Ý Chúa cách tuyệt vời qua tiếng “Xin vâng”. Mẹ đã để Thiên Chúa hoàn tất nơi Mẹ ý định của Người (Lc 1,38), đáp lại, Thiên Chúa đã tôn vinh  Mẹ trong dân Chúa ngay lúc vừa thụ thai Giêsu qua lời ca khen của Ysave và thái độ nhảy mừng của thai nhi Gioan “bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi…” (Lc  1,43). “Em thật là có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với  Em” (1,45). Vậy khi khẩn nài Mẹ với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, chúng ta tin chắc rẳng  Thiên Chúa sẽ thực hiện cho ta những gì mà Mẹ chuyển cầu cho chúng ta.

 * “Cầu cho chúng con là kẻ có tội”: Lời cầu xin khiêm nhu, phó thác, không áp đặt mơ  ước riêng tư của mình lên Đức Mẹ, mà chỉ nói lên thân phận mình là tội nhân bất xứng,  và xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được như Mẹ là biết để cho Thiên Chúa  hoàn tất nơi chúng ta ý định của Chúa, trong hiện tại và nhất là trong phút lâm chung. 

 Như vậy là trong 2 phần đầu của Kinh Kính Mừng, chúng ta chiêm ngắm, thờ phượng  Chúa đã hoàn tất ý định cứu độ của Chúa nơi Mẹ; trong phần 3, chúng ta ý thức thân phận  khốn cùng của mình, nài xin Mẹ chuyển cầu, để nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta bắt chước  Mẹ để Thiên Chúa hoàn tất mọi ý định cứu độ của Người nơi ta. Trong 2 phần đầu, Đức  Mẹ thay nhân loại đón nhận hồng ân tuyệt vời nhất của Thiên Chúa và trong phần 3, Đức  Mẹ liên đới với phận người tội lỗi khẩn cầu cùng Chúa cho chúng ta. 

 Mỗi lần chúng ta đọc Kinh Kính Mừng, chúng ta giống như đứa con nắm lấy tay Mẹ để Mẹ dẫn chúng ta đến cùng Chúa, để được Mẹ vỗ về trấn an giúp ta bình tĩnh lắng nghe  Tiếng Chúa, rồi khích lệ chúng ta can đảm đáp xin vâng, sẵn sàng cộng tác hết lòng với  Chúa để hoàn tất dự tính cứu độ của Chúa nơi ta, và qua ta, cho toàn thế giới. 

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA CỦA LỄ MÂN CÔI

 Cả 3 bài đọc đồng qui về một điểm: Mầu nhiệm Thiên Chúa tuyển chọn và vai trò độc  nhất vô nhị của Đức Mẹ trong công trình cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta nhìn chung  công trình Thiên Chúa qua 3 bài đọc theo dòng lịch sử:

  1. Tin Mừng: Lc 1, 26 -38, trình thuật Truyền Tin cho Maria. Maria được Chúa tuyển chọn từ ngàn xưa để thụ thai và sinh hạ Đấng Đạp Đầu Rắn (x. St 3, 15). Khi thời gian viên mãn, Thiên Chúa sai sứ thần đến bày tỏ ý định của Người cho Maria. Maria  đã thay mặt nhân loại đón nhận hồng ân thiên sai: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thần sứ nói” (1,38).

 Con người bị đuổi khỏi Địa Đàng, nay Con Thiên Chúa đến nhập thể vào cung lòng  của một người nữ trần gian. Trời đất lại giao hòa: Thiên Chúa và con người nên một  trong cung lòng Trinh Nữ Maria. Một sự kết hợp, giao hòa vĩnh viễn.

  1. Cv 1, 12-14: Sau khi Chúa Thăng Thiên, 11 tông đồ, mấy người phụ nữ, cùng với anh em của Đức Giêsu đã quây quần chung quanh Mẹ Maria đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện dọn lòng đón nhận Chúa Thánh Thần. Phần Maria đã đầy tràn Thánh  Thần trong ngày truyền tin (x. Lc1, 35), nhưng Mẹ vẫn đồng hành với đoàn môn đệ,  với Giáo Hội tiên khởi giúp họ đón nhận Chúa Thánh Thần.

 Như vậy 2 lần Cha trao ban hai ơn huệ chóp đỉnh của mầu nhiệm cứu độ là Ngôi  Lời và Thánh Thần, thì Mẹ đều là người đại diện nhân loại đón nhận, khắc phục  những hậu quả tại hại do tổ mẫu Eva gây ra và để cho Chúa, qua Mẹ, hoàn tất công  trình sáng tạo, cứu độ của Người.

  1. Gl 4, 4-7: Phaolô chiêm ngắm kỳ công cứu độ được Thiên Chúa thực hiện qua Đức Giêsu và Chúa Thánh Thần trong tương quan với Luật và thân phận làm người của nhân loại: 

– Nhờ Đức Giêsu, chúng ta được chuộc ra khỏi ách của Luật và được ơn làm nghĩa  tử (x. Gl 4, 4-7)

– Nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta nhận ra và dám thể hiện ơn gọi làm con Thiên  Chúa ngay trong hiện tại qua việc dám gọi Thiên Chúa là “Ba ơi”, “Abba”. (4,6).

 Như vậy ngay tại thế này, ngay trong trong thân phận còn vương tội lỗi, chúng ta  đã là con Thiên Chúa. Để hoàn tất công trình tuyệt vời đó, Thiên Chúa cần sự cộng  tác trọn vẹn của con người. Và người đảm nhận vai trò đó không ai khác hơn là Maria.  (x. 4,4).

 Như thế, trong công trình cứu độ của Thiên Chúa, trong mầu nhiệm tuyển chọn và  đáp trả, Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn vào một vai trò độc nhất vô nhị, và Mẹ đã làm ơn ấy thành của Mẹ qua việc phó thác để Thiên Chúa hoàn tất ý định của  Người nơi Mẹ.

Bài 2

I. CHỦ ĐIỂM PHỤNG VỤ

 Lời Chúa trong Lễ Mân Côi chú trọng đến vị trí, vai trò của Đức Maria trong chương  trình cứu độ của Thiên Chúa. Một vai trò độc nhất vô nhị: với tiếng “xin vâng” Mẹ được  đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần, trở nên Mẹ của Ngôi – Lời – nhập – thể, trở nên Mẹ Giáo  Hội, Mẹ nhân loại cùng đồng hành với Giáo Hội ngay từ bình minh của Giáo Hội đến  tận thế:

 Tin Mừng thuật lại biến cố truyền tin: Chúa Cha chọ Mẹ làm nữ tỳ phục vụ chương  trình cứu độ của Chúa; đầy Chúa Thánh Thần, Mẹ Ngôi – Lời – nhập – thể; nơi Mẹ Thiên Chúa hoàn tất mọi lời đoan hứa trong Cựu Ước. Hồng ân Thiên Chúa nở hoa nơi  mẹ nhờ lời “xin vâng”

 Bài 1, trích Cv tiếp tục cho ta thấy vai trò Đức Mẹ, nhưng nhấn mạnh hơn trong tương  quan với Giáo Hội: với tư cách là Mẹ Đấng Phục Sinh, Mẹ của Đấng mà mọi tín hữu  đều cúi đầu phục lạy tuyên xưng là kupios, Mẹ đồng hành cùng Giáo Hội tiên khởi sống  niềm trông cậy chờ đợi Chúa Thánh Thần, trong cầu nguyện.

 Trong tinh thần lễ Mân Côi, ta nhận ra rằng Mẹ vẫn tiếp tục, cùng Giáo Hội và mỗi tín  hữu hôm nay, cầu nguyện, chờ Chúa Thánh Thần, đón nhận Đức Kitô … và thực hiện  chương trình cứu độ của Chúa qua kinh Mân Côi. Điều này hàm ý là Giáo Hội mời ta  thực hiện tốt vị trí của mình trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa qua Mẹ, như Mẹ nhờ kinh Mân Côi.

II. Cv 1, 12 – 14

  1. Văn mạch

 Sau 40 ngày được Đấng Phục Sinh đồng hành hữu hình, đào tạo bổ sung, trao ban chỉ dụ liên quan tới sứ mạng và cuối cùng được chứng kiến tận mắt Người thăng thiên, các  môn đệ đang bắt đầu cuộc sống tự lập không còn sự tiếp xúc hữu hình với Thầy nữa. Họ đang trong tình trạng, chuẩn bị đón nhận Chúa Thánh Thần theo lời Vị Thầy Phục Sinh  của họ đã hứa. Chính Thánh Thần sẽ giúp đoàn môn đệ sống và hoàn tất được sứ mạng  (Cv 1, 8) mà Đấng Phục Sinh trao phó.

 Hoạt động đầu tiên của Giáo Hội được sách Cv ghi lại là đời sống cộng đoàn hiệp nhất.  Toàn bộ tín hữu lúc ấy hiệp nhất lại quanh các tông đồ và Mẹ Maria. Hiệp nhất trong tin  cậy mến cùng với Mẹ – Đấng đầy Thánh Thần ngay từ lúc bình minh cứu độ hé lộ (Lc  1, 35), Con Chúa nhập thể làm Người – chờ đợi lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Trước khi  đón Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã tổ chức lại cơ cấu nền tảng: chọ người thế Giuđa  cho đủ số 12 tông đồ như Đức Giêsu đã chọn.

 Bài đọc 1 là trích đoạn cộng đoàn tín hữu cùng với Mẹ Maria vâng lời Đấng thăng  thiên về nhà tiệc ly chờ Chúa Thánh Thần trong cầu nguyện.

 Trong tinh thần lễ Mân Côi, vai trò trung tâm của Mẹ được nhấn mạnh.

2. Phân tích

  1. Điểm xuất phát của cộng đoàn tiên khởi (12 – 13a)

* Các tông đồ từ núi Oliu trở về Giêrusalem

* Khoảng cách: đoạn đường được phép đi trong ngày sabat

* Nơi cư ngụ và cũng là điểm xuất phát sứ vụ, nhận Chúa Thánh Thần: “lầu  trên”

 (“trở về Giêrusalem”: đối với Lc, Giêrusalem là nơi Thiên Chúa biểu lộ vinh quang  cứu độ của Người: Tin Mừng thứ ba mở đầu bằng một mặc khải về thời đại mới qua  truyền tin cho Dacaria tại Đền Thờ; Hài Nhi Giêsu tỏ mình tại Đền Thờ qua tập tục  dâng con … và kết thúc bằng những lần hiện ra tại Giêrusalem; tiếp đến là sách Cv: tại  Giêrusalem, Chúa Thánh Thần đến cùng môn đệ và sau đó khai mạc thời kỳ Giáo Hội.  Vậy Giêrusalem là khởi điểm xuất phát thông điệp cứu độ (Lc 1, 5 – 25), là mục tiêu  của sứ mệnh Đức Giêsu (Lc 9, 51). Sắp tới nó sẽ là trung tâm từ đó tỏa lan công cuộc  truyền giáo của Giáo Hội (Cv 1, 8).

 Từ núi Oliu: như vậy Đức Giêsu lên trời tại núi Oliu, chỉ cách Giêrusalem một  “khoảng đường ngày sabat”, tức non 1 km. Trong khi đó Tin Mừng Lc lại nói Đức  Giêsu lên trời tại Bêtania (Lc 24, 50 – 51), cách Giêrusalem khoảng 3 km (Ga 11, 18).  Thực ra Beetania nằm trên sườn phía đông của núi Oliu (Lc 29, 19). Vậy hai cách nói  này tương đương, một cách lấy núi làm chuẩn, một cách lấy làng làm chuẩn để tính  khoảng cách đi đến Giêrusalem. 

 Thêm nữa ở chân núi Oliu có vườn Giêtsimani, nơi đã chứng kiến cơn hấp hối và  việc bị bắt của Đức Giêsu. Nơi chứng kiến cuộc thống khổ thương khó của Đức Giêsu  giờ đây cũng chiêm ngắm vinh quang thần linh của Người qua Thăng Thiên.  “Lầu trên”: so với Lc 22, 12, có lẽ đây là phòng tiệc ly. Lúc lập phép Thánh Thể theo Nhất Lãm, chỉ có Nhóm 12 được tham dự, có mặt ở đây. Sau Thăng Thiên, cả cộng  đoàn tín hữu tiên khởi đã nhóm họp, đồng tâm nhất trí cùng Mẹ Maria cầu nguyện chuẩn  bị đón nhận Chúa Thánh Thần. biến cố hiện xuống diễn ra tại đây và bài giảng khai mạc  sứ vụ Giáo Hội cũng phát xuất từ đây.

 Thánh Thể, Thánh Thần, đồng tâm nhất trí trong cầu nguyện, cùng với Mẹ Maria là 4 yếu tố nền tảng cho sứ vụ của Giáo Hội. Nói cách khác, để sứ vụ của Giáo  Hội về mọi mặt được thành công, Giáo Hội và mỗi thành viên phải liên lỉ sống 4 yếu tố này.

2. Thành phần của cộng đoàn tiên khởi (13b. 14b)

* Nêu rõ tên Nhóm 11 (13b)

* Mấy phụ nữ, Đức Maria Mẹ Đức Giêsu, anh em Đức Giêsu

* Nhóm 120 (15)

 (Trong lúc còn đi rao giảng, Đức Giêsu đã thiết lập một gia đình mới dựa trên một  tương quan mới đó là “nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành’. Lc 8, 21. Điều đó  nay trở thành một thực tại: Mẹ Đức Giêsu, bà con huyết tộc, môn đệ và cả một nhóm  120, chỉ vì tin vào lời Đức Giêsu (Cv 1, 7 – 8) mà họ đã nên anh em nhau, đồng tâm  nhất trí họp nhau cầu nguyện chờ đợi Chúa Thánh Thần. Và cộng đoàn này không phải  là một cộng đoàn khép kín mà là một cộng đoàn mở ra cho toàn thế giới, cho một sứ vụ (Cv 1, 8).

 Trung tâm qui tụ và cầu nối dĩ nhiên là Đấng Phục Sinh và Chúa Thánh Thần. Tuy  nhiên Mẹ Maria, trong tư cách là Mẹ Đức Giêsu, là kẻ tin (Lc 1, 38 – 45), là Mẹ của  mọi tín hữu (Ga 19, 26. 27), là đấng vốn đã đầy Chúa Thánh Thần (Lc 1, 35), vẫn nổi

bật trong vai trò công cụ hữu hình của Thiên Chúa để quy tụ và làm cầu nối mọi tín hữu  lại trong nhiệm thể Chúa Kitô. Trong một chừng mực nào đó, mỗi tín hữu chúng ta cũng  đều có vai trò này.

 Tên 11 tông đồ giống hệt Lc 6, 12 – 16 chỉ đổi chút thứ tự: vị trí 2 của Anrê đổi với  vị trí 4 của Gioan, Tôma ở vị trí 8 trong Lc được đổi lên 6 trong Cv. Ba vị trí đầu theo  thứ tự Phêrô, Gioan, Giacôbê là của riêng Lc khi nói tới 2 ân huệ đặc biệt Chúa dành  cho 3 vị này (Lc 8, 51 và 9, 28); còn thứ tự Phêrô – Giacôbê – Gioan là của riêng Mc  (3, 16.17; 5, 37; 9,2; 14, 33): Mt thì tự do: Mt 9, 19 chỉ nói “các môn đệ”, 10, 2 giống  thứ tự Lc 6, 14, còn 17, 1 thì theo Mc 9, 2 Mt 26, 37 lại nói “Phêrô và 2 người con ông  Dêbêđê”. Vì lưu tâm đến Giêrusalem, nên Lc xếp 3 nhân vật có liên quan đến việc thiết  lập cộng đoàn này lên hàng đầu: đọc Cv, ta thấy trong giai đoạn thiết lập Giáo Hội  Giêrusalem, Phêrô và Gioan hay đi cặp với nhau (3,1.11… 4, 19; 8, 14 …); Còn Giacôbê  là nhà lãnh đạo tiên khởi của cộng đoàn Giêrusalem và sẽ bị chết vì gươm (12.2).).

3. Những hoạt động của cộng đoàn đang chờ Chúa Thánh Thần; (14a) * Đồng tâm nhất trí

* Chuyên cần cầu nguyện

 (Ở đây đề cập đến 2 trong 3 chiều kích của ơn gọi Kitô hữu: – chiều kích cộng đoàn,  sống tương quan với anh em: đồng tâm nhất trí; – chiều kích thánh hiến, sống tương  quan với Thiên Chúa: cầu nguyện; và chiều kích sứ vụ, sống tương quan với những  người chưa biết Chúa: truyền giáo (Cv 1, 8b

Trong khi chờ Chúa Thánh Thần, tác nhân chính của truyền giáo, cộng đoàn tiên  khởi ôm ấp sứ mạng chứ chưa công khai hoạt động, thì 2 chiều kích kia đã được Giáo  Hội sống trọn vẹn:

“Đồng tâm nhất trí”: theo tinh thần của bản văn và văn mạch thì trung tâm quy  tụ là các tông đồ (2, 42: chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy), nhưng vai trò của  Mẹ Maria là quan trọng: Đấng đã tràn đầy Chúa Thánh Thần, là Mẹ Đấng Phục  Sinh (cùng là Mẹ đoàn môn đệ) đang cùng đoàn con cái mình chờ đón Chúa Thánh  Thần cho đoàn con. Mẹ tiếp tục là người đồng hành, Mẹ của Giáo Hội cho đến tận  thế.

 Riêng phần Giáo Hội mọi thời, đồng tâm nhất trí là nét đặc thù của Giáo Hội  (2,46; 4,24; 5,12; 8,6; 15,25). Đây là dấu chỉ đầu tiên và cốt yếu giúp người khác nhận  ra “anh em là môn đệ Thầy” (x. Ga 13,25), kéo theo hệ quả đó cũng là phương tiện  hữu hiệu của việc truyền giáo (x. Ga 17,21.23).

“Cầu nguyện chuyên cần”: đây cũng là một đặc nét của cộng đoàn Kitô (Cv 2,42),  chính trong cầu nguyện mà Chúa Thánh Thần được trao ban cho các môn đệ thế hệ sau (4,3; 8,15) – Trong tương quan với chiều kích sứ mạng, cầu nguyện là việc  làm trước nhất của đoàn môn đệ (Lc 10,2; Mt 9,38); cầu nguyện để giữ vững đức  tin (Lc 22,32), để khỏi sa cơn cám dỗ đi trệch đường lối của Thiên Chúa (Lc  22,40.42). Cầu nguyện nói lên sự tùy thuộc của ta vào Thiên Chúa và là một cách  biểu lộ sự hiệp nhất nội tâm nối kết cộng đoàn.

 Đặc điểm của việc cầu nguyện này là “chuyên cần”: dạng động tính từ imparfait ám  chỉ sự kéo dài của một hành động đã làm trong quá khứ và còn tiếp tục.

 Vậy phải cầu nguyện luôn luôn, liên lỉ, không nản chí như Đức Giêsu đã dạy trong  quá khứ (Lc 18,1) và tiếp tục như thế trong mọi lúc cho đên Chúa quang lâm.

  1. Sứ điệp

 Bản văn cho thấy bản chất của cộng đoàn tiên khởi khi còn ở tình trạng tiềm ẩn chờ lãnh nhận Chúa Thánh Thần để ra đi thi hành sứ mạng Đấng Phục Sinh đã trao (Cv 1,8b).  Đây là một cộng đoàn quy tụ theo lệnh truyền của Đấng Phục Sinh, vì vâng lời Đấng  Phục Sinh; Đây là một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất nên một giữa các thành viên: đồng  tâm nhất trí; Đây là một cộng đoàn luôn gắn bó mật thiết với Thiên Chúa trong mọi nơi  mọi lúc: cộng đoàn cầu nguyện chuyên cần; Đây cũng là một cộng đoàn tông đồ, hiện  hữu vì một sứ vụ. Trong khi chờ giây phút “Xuất hành”, cộng đoàn này đã biểu lộ 2 nét  đặc thù khác của mình qua lối sống đồng tâm nhất trí và cầu nguyện.

 Trong tâm tình phụng vụ của lễ Mân Côi, chúng ta lưu tâm đến vai trò của Mẹ Maria:  Mẹ đồng hành với Giáo Hội ngay từ đầu trong tư cách là Mẹ Đấng Phục Sinh tràn đầy  Chúa Thánh Thần. Để sống tốt đẹp 3 chiều kích: Cộng đoàn, tương quan với Thiên Chúa  và sứ vụ, Giáo Hội không thể thiếu Mẹ.

III. Lc 1, 26 – 38

  1. Văn mạch

 Tin Mừng Lc mở đầu bằng 2 chương nói thời gian ẩn dật của Đức Giêsu và Gioan từ lúc thụ thai trong lòng Mẹ, lớn lên và sống ẩn dật. Tác giả trình bày Đức Giêsu và  Gioan song song, đối xứng nhau nhằm làm nổi bật dung mạo Mêsia và là Thiên Chúa  của Đức Giêsu.

Và 2 chương này kết thúc bằng hai trình thuật nói về Đức Giêsu mà nội dung có vẻ đối  nghịch nhau: – 2, 41 – 50 trong dịp lễ hành hương Vượt Qua, Đức Giêsulúc ấy 12 tuổi đã  mặc khải Người là Con Thiên Chúa – 2, 51 – 52 nhưng rồi sau đó, Người đã trở về Nazaret  sống đời vâng phục đối với Maria và Giuse.

 Bài đọc hôm nay là trích đoạn truyền tin cho Maria. Dung mạo thiên sai và thần linh  của Đức Giêsu được mặc khải đầy đủ ở đây. Vai trò duy nhất trong công trình cứu độ của  Maria cũng được đề cao: qua lời “xin vâng” của Mẹ, dự tính của Thiên Chúa thành thực  tại.

  1. Phân tích

  2. Giới thiệu nhân vật và thời điểm (1, 26 – 27)

* Thời điểm: Khi Elisabeth đã thụ thai được 6 tháng

* Nơi chốn : Nadarét

* Nhân vật : – Sứ Thần Gabriel 

 – Maria: TRINH NỮ, đã đính hôn với Giuse
 – Giuse: Thuộc DÒNG DÕI VUA ĐAVIT

(Nadarét: nơi vô danh, Cựu Ước không nói tới, Ga 1, 46a có vẻ khinh miệt Naddarét.  Vậy mà Chúa đã chọn nơi này để nhập thế và nhập thể. Bêlem chỉ là nới sinh ra

 Maria TRINH NỮ mặc dù đã đính hôn nhưng chi tiết Luca muốn nhấn mạnh là  TRINH NỮ: 2 lần trong câu 27. Tuy nhiên Luca không nhằm đề cao nhân đức “đồng  trinh”. Theo Cựu Ước không con là điều hổ nhục, người con gái mà chết đi trong tình  trạng còn là trinh nữ thì đó là điều bất hạnh (x. Tl 11, 29 – 40). Đồng trinh đồng nghĩa  với tuyệt tự, nghĩa là trên đời này sẽ không còn ai nhớ tới mình nữa. Điều mà Luca muốn  nhắm tới là sự can thiệp lạ lùng, quyết liệt của Thiên Chúa để đưa dòng lịch sử đi vào  con đường Người muốn. Trong Cựu Ước, các người con do các bà mẹ son sẻ sinh ra đều  là những nhân vật lớn lao và có nhiệm vụ quan trọng trong chương trình cứu độ cuả Thiên  Chúa. Vậy người con do TRINH NỮ sinh ra còn lạ lùng, quan trọng đến mức nào: một  nhân loại mới, thời cánh chung sắp xuất hiện. Rõ ràng Luca nhắm tới Is 7, 14 của bản  LXX. Với lời truyền tin của sứ thần và lời đáp xin vâng của Maria, Thiên Chúa khởi đầu  lần can thiệp quyết liệt, chung cuộc của Người vào thế giới: Ngôi Lời nhập thế và nhập  thể đảm nhận nhân tính và vũ trụ trong cái toàn thể của chúng, từ nay Thiên Chúa vĩnh  viễn là Emmanuel với mọi loài thụ tạo.

 Đã đính hôn với Giuse thuộc DÒNG DÕI VUA ĐAVIT: theo Luật Do Thái, đính hôn  là đã chính thức thành vợ chồng, đứa con sinh ra được Giuse nhìn nhận sẽ chính thức  đảm nhận thừa kế mọi lời hứa Thiên Chúa dành cho nhà Đavit. Đặc điểm mà Luca nhấn  mạnh nơi Giuse là: đã đính hôn với Maria và ông thuộc dòng vua Đavit. Tất cả chuẩn bị

cho sứ điệp thần linh 1.32 và cách thể hiện cũng thần linh trong 1,35. b. Nội dung cuộc truyền tin (1, 28-38a)
(
Được viết theo thể văn “truyền tin” của Cựu Ước: Tl 6, 11-21)

(Đây là thể loại văn chương: không buộc tin mọi chi tiết diễn ra chính xác như đã mô  tả)

 Điều xác tín: sứ điệp của bản văn đến từ Thiên Chúa. Cụ thể là giờ Đức Chúa can thiệp  quyết liệt để cứu độ đã tới. Người được truyền tin sẽ là công cụ chính yếu của Đức Chúa  trong kế đồ cứu độ thần linh. Trọng tâm của đoạn văn là SỨ MẠNG được trao cho người  được chọn.

 Bản văn quá phong phú. Trong ngày lễ Mân Côi kính Mẹ ta chỉ khảo sát ơn gọi và thái  độ đáp trả của Mẹ. Các chi tiết khác sẽ xem Chúa Nhật Vọng 4B. 

 Mừng vui lên: Vọng lại niềm đợi trông Thiên Sai (Xp 3,14; Dcr 9,9; Gc 2,21). Hàm ý  thời thiên sai tới rồi, và Maria chính là người Thiên Chúa dùng để thực hiện công trình  ấy.

 Đấng Đầy Ân Sủng: là tên mới của Maria, chính trong tư cách mới này, Maria cộng  tác với Thiên Chúa.

 Đức Chúa ở cùng Bà: Có Thiên Chúa ở cùng là ơn huệ lớn nhất cho kẻ được chọn,  bảo đảm rằng sứ vụ của họ chắc chắn sẽ thành công (x. Xh 3,12; Đnl 31,8 và Gs 1,5; Tl  6,12…)

 Ba cụm từ trên là 3 thành ngữ nặng ký nhất để diễn tả niềm vui thời cánh chung nay  cùng một lúc được đệ trình lên cho một thôn nữ đã đính hôn…phải chăng đã đến lúc  Thiên Chúa mạnh tay can thiệp xoay chuyển dòng lịch sử theo ý Người? Và khí cụ Người  dùng là cô thôn nữ vô danh Maria? Đúng vậy! Với thiếu nữ này Thiên Chúa là Emmanuel,  vĩnh viễn ở cùng chúng ta.

 Đức Maria bối rối: hằng thao thức sống niềm hy vọng thiên sai, chắc Maria cũng đoán  được phần nào vai trò đặc biệt của mình khi nghe lời chào của sứ thần. Maria thoáng thấy  tầm nhìn quy hoạch tổng thể của Thiên Chúa; Thiên Chúa sắp can thiệp và Maria là đối  tượng được chọn; nhưng rồi “dự án đầu tư”, đường lối của Thiên Chúa là như thế nào  đây? Tầm nhìn lớn lao như thế, làm sao Bà góp công sức gì được vì Bà chỉ là một thôn  nữ vô danh? Chúa cho ngay câu đáp: Nhờ Bà thụ thai Con Một Chúa (1,30 -33). Nhưng  rồi phương án cụ thể để thực hiện là gì? Sứ thần đáp: Quyền năng Thánh Thần.

 Vậy sự bối rối của Maria là thái độ của kẻ tin đứng trước dự tính vô cùng cao cả của  Chúa đối với mình: Đây là sự ngỡ ngàng trước sự lựa chọn lạ lùng của Chúa; vì vậy cần  tìm hiểu sâu hơn trước khi đáp lời.

 Việc ấy sẽ xảy ra thế nào bởi vì về người đàn ông tôi không biết:

Chắc không nhắm tới lời khấn đồng trinh. Vì đó là không hợp với quan niệm tôn giáo xã  hội thời đó: son sẻ, không con là hổ nhục; và Maria cũng đã đính hôn. Tuy nhiên trong  hiện tại Maria vẫn là trinh nữ. Vấn đề là LÀM CÁCH NÀO = “POS” mà 1 trinh nữ, tức  không cần tới đàn ông, vẫn thụ thai được, bởi vì theo truyền thống Kinh Thánh, một khi  sứ điệp đã được loan đi theo cách thức này (văn thể truyền tin) thì phải được thực hiện  ngay (x. Tl 6,11-27a; 13,8-25). Thắc mắc này là cái đà để sứ thần đưa Maria vào sâu hơn  trong huyền nhiệm của Thiên Chúa: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, vì thế Đấng  Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (1,35). “trinh nữ sẽ thụ thai” được trình  bày như một công trình sáng tạo mới: tự ban đầu, Thiên Chúa và Thần khí đã tạo nên vũ  trụ trong đó có nam có nữ từ hư vô; nay cùng với Thánh Thần, Thiên Chúa tạo một con  người mới trực tiếp bởi Thánh Thần không qua người nam.

Tôi đây là nữ tỳ của Chúa…: “Tôi tớ Đức Chúa” là một tước hiệu vinh dự được Thiên  Chúa dành cho ngững ai được Thiên Chúa mời cộng tác trong chương trình cứu Độ của  Người (Xh 14,31; Gs 24,29;2 Sm7,8…). Khi được chọn, người tôi tớ hoàn toàn lệ thuộc  vào Thiên Chúa, chỉ biết thực hiện mọi ý của Chúa chứ không làm theo ý riêng. Thật vậy  để vâng theo lời sứ thần, Maria phải bỏ dự tính sống đời hôn nhân với Giuse và nhất là  phải phó thác hoàn toàn vận mạng mình cho Thiên Chúa, vì tiếng xin vâng này có thể đưa Maria tới chỗ chết vì tội ngoại tình: có con với một ai đó khác với chồng mình. Maria

qua các thắc mắc đã tự ý thức, tự nguyện chọn nhận lời làm tôi tớ, phó thác vận mạng  mình cho Thiên Chúa.

  1. Sứ điệp

 Bản văn mang nặng tính Kitô học. Thời cánh chung của Đấng Mêsia đã tới: Thiên Chúa  ở trong tư thế sẵn sàng, Ngôi Lời lẫn Chúa Thánh Thần đã đứng ở cửa của dòng lịch sử nhân loại, chỉ chờ đợi cái gật đầu của người đại diện nhân loại đã được Chúa chọn là nhập  cuộc hoàn tất ơn cứu độ theo đường lối của Thiên Chúa. Dung mạo thần linh trọn vẹn  nhất của Đức GiêSu được tỏ lộ hết ở đây qua các tước hiệu KiTô học. trong tinh thần  phụng vụ của lễ Mân Côi, thái độ của Maria được nhấn mạnh. Mặc dù đã chuân bị mọi  sự từ xa xưa, Thiên Chúa trong hiện tại vẫn luôn chờ đợi tiếng xin vâng của từng người.

 Chúa muốn ý định của Người được con người ý thức và tự nguyện thể hiện với tất cả sự tự do của một người con. Mọi việc khởi sự từ sự đồng thuận của “Adam – mới” chấp nhận  đảm nhận nhân tính và giờ đây mọi sự thể hiện cụ thể qua sự đồng thuận của “Eva – mới”.  một nhân loại mới thành hình đặt nền trên sự tuân phục trọn vẹn, vô điều kiện ý Cha của  Adam, Eva mới.

IV.NỐI KẾT

  1. Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa

Tin Mừng: Người được Thiên Chúa tuyển chọn cộng tác để cho Ngôi Lời nhập thể đảm nhận nhân tính 

Công vụ: với tư cách là Mẹ Đấng Phục Sinh, Maria là người đồng hành cùng Giáo  Hội trong thời điểm khai sinh chờ lãnh nhận Chúa Thánh Thần”.

  1. Đáp trả của Maria

Tin Mừng: khiêm cung nhận mình là TÔI TỚ, xin vâng

Công vụ: nhân loại mới đồng tâm nhất trí, kiên trì trong cầu nguyện. 3. Hoa trái của ý Chúa và sự vâng phục của Maria 

Tin Mừng: Thánh Thần ngự trên Maria, Ngôi Lời nhập thể
Công vụ: nhân loại mới đồng tâm nhất trí, kiên trì trong cầu nguyện.  

Frère Pierre Đình Long FSC