CUỘC GẶP GỠ GIỮA THÁNH EYMARD VÀ MẸ MARGUERITE.

MỪNG KỶ NIỆM 175 NĂM  ( 1845 -2020 )
Năm 1845 là năm có những sự kiện quan trọng và quyết định, diễn ra trong cuộc đời của Phêrô-Giulianô Eymard và Marguerite Guillot. Nhân dịp thuận tiện kỷ niệm 175 năm này, chúng ta cùng nhau nhìn lại hành trình thiêng liêng của các ngài.
Phêrô-Giulianô Eymard và Marguerite Guillot: hai nhân vật rất khác nhau, có 2 hành trình vừa giống nhau vừa đối lập. Đối chiếu 2 hành trình của các ngài là mục đích của nghiên cứu ngắn gọn sau đây.
Trước khi đi vào trọng tâm của vấn đề, chúng ta hãy nhìn thoáng qua lịch sử của các ngài.
Trước năm 1845
Phêrô-Giulianô Eymard, sinh ở La Mure, ngày 4. 2. 1811, cảm nhận lời mời gọi trong chức linh mục, nhưng bị cha phản đối. Sau khi cha mất, Phêrô-Giulianô vâng theo tiếng gọi thâm sâu và được phong chức linh mục năm 1834. Cha gia nhập Hội Đức Mẹ tại Lyon năm 1839, và năm 1844 làm phụ tá Bề Tên Tổng Quyền và Bề Trên Giám Tỉnh.
Marguerite Guillot, sinh ngày 4. 12. 1815, tại Chasselay gần Lyon, may mắn được học một năm rưỡi ở nhà Dòng Saint-Charles mới đến định cư, các xơ mở trường học cho các thiếu nữ ngày 1. 1. 1826. Chị Sainte-Rose không chỉ là cô giáo ở lớp, mà còn là người đồng hành thiêng liêng đầu tiên của Marguerite. Sau khi rước lễ lần đầu, Marguerite trở về với các chị của mình, khi đó đang có tiệm ủi tại Lyon. Không có dấu hiệu gì ở nhà mình, ngoài sức khỏe rất mong manh và một đời sống thiêng liêng sâu đậm.
Năm 1845 và những kết quả lâu dài
Năm 1845 là năm đáng nhớ của Cha Eymard, Hội Dòng Đức Mẹ và Marguerite.
Hai ngài gặp nhau trong tháng hai và tháng ba. Nhân dịp lễ Mình Máu Thánh Chúa, cha Emard nhận được đặc ân Thánh Thể, một cột mốc mới trong đời ngài. Vào tháng 12, cả hai tận hiến trong Dòng Ba Đức Mẹ, bước đầu cam kết quyết định thành lập công trình Thánh Thể. Cha Eymard sẽ thành lập Dòng Thánh Thể gồm 3 nhánh – Tu Sĩ Thánh Thể, Nữ Tỳ Thánh Thể và Hiệp Hội Thánh Thể cho giáo dân –sau thời gian dài ( năm 1952 ) có thêm Tu Hội Đời Servitium Christi. Tất cả hình thành Gia đình Eymard ngày nay.
Song song giữa hành trình thiêng liêng của Phêrô-Giulianô Eymard và Marguerite Guillot khởi đầu từ những xu hướng thời thơ ấu của các ngài.
Ơn lôi cuốn
Từ rất sớm, Phêrô-Giulianô và Marguerite có những ân sủng riêng biệt khác nhau.
Một ngày nọ, Phêrô-Giulianô bé nhỏ biến mất, không tìm thấy đâu. Cuối cùng, họ đến nhà thờ, con đường rất quen thuộc vì mẹ ngài thường xuyên đưa ngài đến đó. Chị gái Marianne tìm thấy ngài, nghiêng mình gần Nhà Tạm. “Em đang làm gì ở đây thế? – Em đến gần Chúa Giêsu và em lắng nghe Ngài. “
Sự kiện tương tự với Marguerite. Khi bốn tuổi, khi chị gái Claudine của Marguerite thấy em bất động ở một góc nhà: “Em đang làm gì ở đó vậy?” Cô nói với chị. “Em giữ thinh lặng”. Một sự thinh lặng lắng nghe, cũng có, nhưng từ bên trong. Khi còn nhỏ, Marguerite đã nói với Chị Sainte-Rose: “Tôi luôn nghe thấy ai đó nói với tôi: Đừng làm điều đó, đừng nói điều kia, đừng nhìn lại. Nó là cái gì? ” Dì Giáo trả lời: “Đó là ân ban, đừng bao giờ cưỡng lại. – Nhưng,” cô nói tiếp, “điều đó đòi hỏi tôi luôn.- “Chà, em phải luôn luôn vâng lời.” Vì Marguerite có một lương tâm rất tinh tế, cô rất thận trọng để không chống cự.
Hồi tưởng về những ân sủng đầu tiên
Cha Eymard, trong đại tĩnh tâm Roma ngày 1. 2. 1865: “Thiên Chúa nhân lành đã yêu thương tôi biết bao! Người cầm tay dẫn tôi đến với Hội Dòng Thánh Thể! Tất cả các ân sủng Ngài ban cho tôi trước đó là để chuẩn bị. Mọi trạng thái tâm hồn là một tập viện! Thánh Thể luôn chủ động trong tôi. “
Trong cuộc tĩnh tâm cuối cùng tại Saint-Maurice ngày 28. 4. 1868, ba tháng trước khi qua đời cha đã viết: “Ân sủng lớn nhất trong cuộc đời tôi là ơn đức tin sống động đối với Bí tích Thánh Thể, ngay từ thuở nhỏ. “
Marguerite, trở thành Mẹ Marguerite, sau này khi nói về tiếng nói của Chúa, Đấng luôn can thiệp vào cuộc đời, mẹ nói: “Đối với tôi, tôi đã bắt đầu nhượng bộ Người lâu lắm rồi, nhưng Người không bao giờ hài lòng, chỉ đến hơi thở cuối cùng của cuộc đời chúng ta Người mới nói: Thế là đủ. / … / Tôi không biết khoảng cách giữa việc nhận biết và làm theo ý Chúa. “
Cam kết thời niên thiếu
Ngày 16.3.1823, lúc 12 tuổi, Phêrô-Giulianô rước lễ lần đầu: “Khi ép Chúa Giêsu vào lòng, tôi nói với Chúa: con hứa với Chúa, con sẽ là linh mục! “
Marguerite, khi ở Lyon, ước muốn khấn trinh khiết trọn đời khi được 13 tuổi. Cha giải tội của cô, linh mục Cherbonnière, nghiêm túc phản đối điều này. Đừng bận tâm đến chuyện đó! Đang đi nghỉ cùng bố mẹ ở Chasselay, cô nghĩ rằng mình không phải trình bày với cha linh hướng. Vào ngày 18.10.1829, trong ngày lễ thánh Luca, sau khi hiệp lễ, cô đã tận hiến trọn đời cho Chúa.
Thử sống đời tu
Ông Eymard, bố của Phêrô-Giulianô, là một tín hữu tốt, nhưng không muốn nghe nói về ơn gọi linh mục của con mình; ông đang trông chờ vào con trai để trao phó công việc kinh doanh nhỏ bé của mình. Nhưng không ngờ, một tu sĩ dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm, đến truyền giảng ở La Mure. Ông Eymard đã chấp nhận và cho phép đứa con trai mười tám tuổi của mình bước vào Tập Viện Dòng Hiến Binh Đức Mẹ ở Marseille. Sau vài tháng Phêrô-Giulianô bị ốm và trở về nhà. Thế là không còn chuyện rời khỏi mái nhà của cha. Dù thế nào đi nữa, những ngày lưu trú ngắn ngủi ở Marseille sẽ là cột mốc quan trọng trong việc phát triển ơn gọi của cha. Trong đại tĩnh tâm Roma, cha đã viết vào ngày 5. 2: “Chắc hẳn tôi hơi giống như Giacop, luôn luôn lên đường, để tôi được dẫn đến ơn gọi Thánh Thể. Tôi cần đến Marseille để có một tình yêu riêng biệt dành cho ơn gọi này, là trung tâm. “
Lúc 22 tuổi, Marguerite muốn thử sống đời tu ở Lyon, trong hiệp hội Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu liên lỉ, chuyên lo chầu Thánh Thể, muốn dấn thân cho việc thờ phượng và giảng dạy. Sức khỏe yếu ớt của cô bị lung lay trong vài ngày, và cô đã ra khỏi Hội. Ngay sau đó, vì sợ không trung thành với ân ban, cô muốn thử lần thứ hai. Bị gia đình phản đối. Sự việc được trình bày lên cha xứ họ Ars để người quyết định: Cô ấy sẽ là nữ tu, nhưng chưa phải lúc này và không phải ở Dòng này. Từ lần thử nghiệm này, Marguerite trở nên chán ghét đời tu.
Hành trình …
Những năm tháng tiếp theo sau những thử nghiệm về đời tu được diễn tiến theo thánh ý Chúa.
Phêrô-Giulianô đốt cháy các giai đoạn. Sau khi ông Eymard qua đời, cậu đã vào đại chủng viện Grenoble. Nhận thấy bị trễ việc học, cậu dồn toàn bộ sức lực để học. Cha được thụ phong linh mục vào ngày 20.7.1834. Cha nhận bài sai đầu tiên làm phó xứ nhà thờ họ Chatte, sau đó được bổ nhiệm làm cha xứ tại Monteynard. Từ đó, cha xin vào Hội dòng Đức Mẹ, ở Lyon, vào năm 1839 và được sai đến trường trung học Belley làm linh hướng. Năm 1844, cha được gọi về Lyon làm phụ tá cho cha Colin và làm Bề trên giám tỉnh.
Còn Marguerite, không có vấn đề nào khác ngoài bệnh tật là bạn đồng hành từ nhỏ. Khi bệnh tình thuyên giảm, cô giúp các chị trong tiệm, trả lời thư từ và làm kế toán. Đời sống thiêng liêng của cô tăng triển. Nếu như cô có một cha giải tội tốt lành ở Lyon là người anh họ của mình, cha Desairgue, thì cô cũng có cha linh hướng là cha xứ Chasselay, là người có vẻ hiểu cô. Cô đã thực hành hết sức dưới sự hướng dẫn của cha và khi đến Lyon, thư từ đã lấp đầy mọi giờ rảnh. Mùa thu năm 1844, cô lần lượt xa rời cha giải tội và cha linh hướng, các ngài  được chuyển đến các giáo xứ ở xa. Bị bỏ rơi, như mọi người trong gia đình, cô đến xưng tội với cha Alesmonière. Ngày 21. 11. 1844, sau hiệp lễ, cô nghe tiếng nói bên trong: “Hãy an tâm, Ta sẽ sớm gởi cho con một đường lối vâng phục hoàn hảo hơn”. Sau này lời hứa trở thành hiện thực …
Những thách đố đã diễn ra !
Đầu năm 1845, cả Cha Eymard và Marguerite đều không nghĩ đến sự Quan Phòng tuyệt vời trong cuộc sống của họ. Cha Eymard, để hết tâm trí chuẩn bị giảng Mùa Chay tại Nhà Bác Ái, và Marguerite, cô đau buồn vì đã bị lừa dối bởi tiếng nói bên trong, dường như là một ảo tưởng. Tuy nhiên, ngay trước khi năm kết thúc, Thiên Chúa Quan Phòng an bài sắp xếp các yếu tố nền tảng của một Công trình  mà chỉ thấy rõ sau 11 năm. Những các thách đố đã được diễn ra!
Gặp gỡ
Mùa chay bắt đầu. Chị em nhà Guillot đến giáo xứ Thánh Phanxicô Saviê, trong khi bà Guillot đến nhà Bác Ái, nơi chỉ cách nhà bà chỉ năm phút đi bộ, Place Bellecour. Lúc đó, điều bất ngờ xảy ra và đến độ làm rung chuyển mọi thứ. Bà Guillot hết lời ca ngợi cha giảng thuyết mà bà gọi là “cha thánh của tôi”. Bà nài nỉ Marguerite đến và nghe cha giảng. Lúc đầu Marguerite phản đối, nhưng để làm vui lòng mẹ, Marguerite quyết định đến nghe cha lạ mặt giảng. Ngay lập tức, cô ấy bị chinh phục và nói với chính mình: Thật tốt để cởi mở lòng mình với cha. Bà Guillot lại tiến thêm một bước nữa: lần này, bà muốn xưng tội và bà muốn Marguerite xưng trước để mở đường. Một lần nữa, Marguerite đồng ý, cô ở trong tòa giải tội rất lâu, khiến bà Guillot phải nói với con gái mình: “Con đã xưng tội của cả thành phố à?”
Vào thứ bảy Tuần Thánh, cha Eymard yêu cầu Marguerite làm tuần cửu nhật để biết ý Chúa có muốn cha tiếp tục làm linh hướng nữa không? Vào thứ Hai của Quasimodo, ngày 31. 3, tuần cửu nhật kết thúc, kết quả tích cực. Cha Eymard sẽ là cha linh hướng duy nhất của Marguerite. Từ trước đến nay, cô ít nhiều đã tự điều khiển đời mình, chính mình quyết định khấn giữ khiết tịnh, đồng thời tự do chọn lựa cha giải tội và cha linh hướng. Thời gian này đã qua. Cô bước vào một con đường hoàn hảo trong sự vâng phục, mà mọi thứ sẽ được trao cho cô, nhưng cũng đòi hỏi cô mọi thứ.
Hồng Ân Thánh Thể ngày 25. 5 .1845
Lần đầu tiên Cha Eymard cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa ở Lyon và ngài được vinh dự cầm Mặt Nhật để rước kiệu ở nhà thờ thánh Phaolo. Ngài ghi chú trong ngày đó như sau :
Tôi được ân huệ cầm Mình Thánh Chúa  ở nhà thờ thánh Phaolo, và tâm hồn tôi rất hạnh phúc, được thấm nhuần đức tin và tình yêu Chúa Giêsu trong Bí tích cực thánh. Hai giờ trôi qua như trong chốc lát. Tôi đặt Giáo Hội, nước Pháp, những người công giáo, xã hội và chính bản thân tôi dưới chân Chúa. Biết bao tiếng thở dài, bao giọt nước mắt, tim tôi như bị nghiền nát! Ước gì tôi có mọi trái tim trong lòng tôi. Ôi tấm lòng nhiệt thành của thánh Phaolô !
Đây là những gì tôi đã hứa với Chúa.
Kể từ đầu tháng này, con cảm thấy trong con một sức lôi cuốn mãnh liệt hướng về Chúa, nhưng chưa bao giờ con cảm nhận mạnh mẽ như thế. Sự lôi cuốn này truyền cảm hứng trong các bài giảng của con, những lời khuyên đạo đức, để làm cho mọi người nhận thức tình yêu của Chúa, và chỉ giảng về Chúa Giêsu Kitô và Chúa Giêsu Thánh Thể. Con đã làm điều này nhiều lần, trong tòa giải tội, trong những bài hướng dẫn và Chúa chúc lành cho lời của Ngài. Đó là những gì tôi đã hứa với Chúa từ tận trái tim và tâm hồn của tôi.
Như chúng ta đã thấy ở trên, cha cần Marseille, nhưng ngài cũng cần Lyon: ” Tôi cần đến Marseille để có được tình yêu riêng biệt dành cho ơn gọi này, là trung tâm. ” – Lyon, để cho tôi tập luyện và vạch cho tôi con đường đến với Nhà Tiệc Ly. “
Trung gian dẫn đến sự cam kết
Cha Eymard ý thức dẫn đưa một linh hồn ưu tú, nhưng không đi theo bốn cách. Một hướng dẫn nghiêm túc, dấn thân và được theo dõi. Không còn nghi ngờ nữa, Marguerite phải viết ra đường hướng của mình. Cô khao khát Chúa và ước muốn mỗi ngày một hơn. Cô ấy không ngừng hỏi: liệu không có lối sống giữa đời tu và đời thường trên thế giới. Cha linh hướng luôn trả lời tiêu cực cho đến khi … vào tháng 12, cha Colin hỏi cha Eymard nếu cha chấp nhận hướng dẫn Dòng Ba Đức Mẹ. Đây là con đường trung gian mà Marguerite đang tìm kiếm! Cha Eymard nói với cô: “Cha có những điều mà con mong muốn / … / cha đã chấp nhận làm linh hướng cho Dòng Ba Đức Mẹ vì con. Những sự kiện nối tiếp: Vào ngày 10.12, cha chủ sự lần đầu tiên cuộc họp Dòng Ba, và biên bản ghi chú: “Hội đồng cố vấn đã nhận cô Guillot (Marguerite) tham gia Hội. »
Vào ngày 30. 12, cha thông báo tin vui cho con gái tinh thần: “Cha có món quà cho con; hai hội đồng cố vấn của Dòng Ba Đức Mẹ đồng ý nhận con ngay, thay vì con phải đợi một tháng.”
Do đó, trong năm 1845, hai ngài không những chỉ gặp nhau, mà còn bắt đầu cùng làm việc trong một lĩnh vực còn giới hạn vào thời đó.
Hành trình …
Những năm 1846-1856 là những năm chuẩn bị. Không bên nào có thể tưởng tượng rằng một ngày nào đó họ sẽ có nguồn gốc là Hội Dòng mới trong Giáo hội. Nhưng Thiên Chúa Quan Phòng đã chuẩn bị Công trình mà Người dự định cho họ.
Cha Eymard, với các trách vụ khác nhau, ngài có khả năng ở hai cấp độ. Là trợ tá cho Tổng quyền và là Bề trên giám tỉnh, nhiệm vụ của cha là điều hành Hội Dòng. Sau đó, cha từ bỏ những chức vụ này và làm giám đốc trường nội trú Đức Mẹ ở La Seyne-sur-Mer. Vẫn là điều hành, nhưng hoàn toàn khác!
Mặt khác, vào thời đó ở Lyon, Dòng Ba có đặc ân riêng, với các yếu tố của nó: đời sống tinh thần. Ngay tại Belley, cha đã có được một số kinh nghiệm về linh hướng, mặc dù trong một thế giới rất khác với Hội Dòng Ba.
Marguerite cũng hoạt động trong lãnh vực của mình ở hai cấp độ. Cô nhút nhát và khó khăn để thoát khỏi vỏ ốc của mình. Cô trải qua tất cả các công việc và nhiệm vụ như: làm phòng thánh, hướng dẫn các buổi cử hành, chị giáo Tập viện, thành viên ban cố vấn, hiệu phó, và cuối cùng là giám đốc Dòng Ba. Xu hướng tự nhiên sống ẩn dật của cô gặp nhiều cản trở, nhưng cô học được nghệ thuật giao tiếp, đó là đồng hành thiêng liêng.
Trong đời sống riêng tư, Marguerite có người cha tinh thần cần thiết. Cha không ngăn cản ân sủng, nhưng phân định và đồng hành với cô. Dưới sự chỉ dẫn của cha, Marguerite thực hiện cuộc ‘tĩnh tâm có hướng dẫn’. Cha chỉ cho cô một quy luật sống và thực hiện những lời khấn đạo đức nhỏ.
Giờ điểm, một giai đoạn mới bắt đầu cho cha Eymard và Marguerite. Họ đã sẵn sàng, và trang bị đầy đủ.
Chuyển tiếp
Cha Eymard được mời gọi để thành lập công trình Thánh Thể. Vào ngày 17. 8. 1855, cha đã viết cho Marguerite:
Cha không muốn từ chối ân sủng của Thiên Chúa, nếu Người đoái thương chọn cha, bất chấp những đau khổ lớn lao, để làm việc và chết vì công việc tuyệt vời này, cha cảm thấy được Thánh Thể thu hút mà không thể cưỡng lại.
Không lùi bước, ngài đã bắt đầu và ngày 13. 5.1856, ngài thành lập Hội Dòng Thánh Thể tại Paris.
Về phần Marguerite, sau này cô đã viết về thời điểm đó như sau:
Mặc dù tôi hạnh phúc ở trong Dòng Ba yêu dấu này, ngay khi cha bắt đầu công việc yêu thích của mình, chủ đề của rất nhiều lời cầu nguyện trong nhiều năm, trái tim tôi cảm thấy bị cuốn hút vào Thánh Thể; mặc dù rất gắn bó với Dòng Ba, tôi đã hết lòng với nhiệm vụ bởi sự hấp dẫn, nhưng tôi cảm thấy Đức Maria  muốn trao tôi cho Chúa Giêsu. Ồ vâng! Mẹ không bao giờ rời xa tôi, và từ Nazareth Mẹ đã dẫn tôi đến Phòng Tiệc Ly Thánh Thể.
Cô sẽ gặp cha ở Paris vào ngày 25. 5.1858 và sẽ là cộng tác viên của cha để thành lập chi nhánh nữ của Hội Dòng Thánh Thể.
Ân sủng tối cao
Nửa chặng đường, dừng lại để suy nghĩ giúp chúng ta hiểu đến lúc này, ơn Chúa đã hành động nơi cha Eymard và Marguerite, và họ làm cách nào để “giữ gìn, bảo vệ cốt lõi ơn gọi của họ”, ân sủng đặc biệt này là của họ.
Trong nhà nguyện của tu sĩ Thánh Thể, ở Paris, vào ngày 11. 5. 1865 – ngay sau kỳ tĩnh tâm tại Roma – Cha Eymard đã đưa ra những chỉ dẫn huyền nhiệm và độc đáo này: Ân sủng tối cao của một tâm hồn có hai hiệu lực: Thứ nhất, đặt dấu ấn nơi tâm hồn và dẫn đến ơn gọi đặc biệt. Ân sủng này làm lên đặc tính lòng đạo đức, nhân đức và đời sống của chính người có ân sủng ấy; nó là động lực của mọi hành động, đến nỗi nó có thể đến bất cứ nơi nào và làm mọi thứ bằng một chuyển động duy nhất. / …/
Anh em thân mến, ơn lớn nhất trong mọi ơn là ơn Thánh Thể. Tôi không nói điều đó vì Chúa đã gọi chúng ta trong ơn đó, không. Thật ra ơn lớn nhất trong tất cả các ơn là được lôi cuốn đến với Thánh Thể / … / Chúa Giêsu gần gũi với chúng ta qua ơn này, hơn là qua những mầu nhiệm khác. Một sự liên kết thân mật nhất. / … / Rất ít linh hồn đạt đến sự hoàn hảo nhờ ân sủng tối cao liên quan đến mầu nhiệm, thậm chí là Mầu Nhiệm Khổ Nạn. / … / Những điều lôi cuốn tách biệt khỏi sự hiệp thông là hiến tế, là đóng đinh. Trái lại, Ơn lôi cuốn đến với Thánh Thể, là một ơn dịu dàng, mở rộng tình yêu của chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô. Việc tự giải thoát mình sẽ dễ dàng hơn là đóng đinh chính mình. Từ Thánh Thể, chúng ta đến Calve, Nazareth, Bethlehem. Những mầu nhiệm tách biệt với sự hiệp thông thì vô hồn /…/
Vậy làm thế nào để ơn gọi đầy sức mạnh, lôi kéo toàn bộ cuộc sống chúng ta? Ô! Bây giờ tôi dẫn bạn đến nội tâm bạn. Nó được xem như việc giáo dục … Chúa Giêsu Kitô, Người muốn dẫn đưa một linh hồn đến hồng ân tối cao của Thánh Thể, Người chuẩn bị trước tiên bằng cảm xúc, điều mà có lẽ trong nguyên tắc ít được đánh giá cao; ngày rước lễ lần đầu, cảm xúc hạnh phúc về sự hiện diện của Chúa Giêsu, là một sức hút nhỏ; vô cảm thức không có kiến thức, và giống như mầm mống phát triển dưới lòng đất, sau đó, nó đã phát triển, qua sự chăm sóc của chúng ta, nó trở thành một nhu cầu, một năng khiếu, một tinh thần, một bản năng; tất cả đưa chúng ta đến với Thánh Thể; nếu thiếu linh hồn, thì tất cả đều vô nghĩa. Linh hồn được chiếm hữu bởi ân sủng này truyền lại những đức tính, lòng đạo đức đối với Thánh Thể. Linh hồn cảm thấy cần thánh lễ, rước lễ, đến nhà thờ, viếng nhà chầu, cái gì đó thúc đẩy. Đó là cái gì?  Ân sủng tối cao trở thành nhà giáo dục, thành mẹ của tất cả các ân sủng khác, động cơ của tất cả các hành động khác. / … /
Giáo hội là một xã hội hiệp nhất nhờ đức tin và lời cầu nguyện, qua sự hiệp lễ, và Giáo hội mạnh mẽ vì Giáo hội hiệp nhất. Khi Thiên Chúa ban phát những công trình tốt đẹp trên thế giới, Người tìm thấy trong mỗi người những chi thể đáng yêu. Do đó, anh em thân mến, ước mong các linh hồn Thánh Thể nhận ra nhau ở mọi nơi. Thánh Thể làm cho họ có cùng cảm giác; đó là sự hợp nhất làm cho linh hồn xứng đáng. / … /
Trong một cây, nhựa nằm ở giữa; nó được bảo vệ nhờ gỗ, vỏ cây; tất cả mọi thứ giữ gìn nó khỏi giá lạnh mùa đông, bởi vì đó là sự sống. Ở đây, nhựa của bạn là ân sủng tối cao. Chính ân sủng này sẽ mang lại sự sống cho tất cả các nhánh của đời sống tu sĩ. Hãy giữ gìn nó thật tốt, bảo vệ nó như là trung tâm ơn gọi của anh em.
 Hành trình …
Vì vậy, vào ngày 13. 5. 1856, chi nhánh nam của Hội Dòng Thánh Thể được thành lập dưới danh hiệu Các Tu Sĩ Thánh Thể.
Ngày 25. 5. 1858, Marguerite và hai người bạn đã đến Paris để tham gia thành lập chi nhánh nữ. Vào ngày 31. 7 .1859, sáu chị tuyên khấn trọn đời tại nhà riêng. Ngày này được coi là ngày thành lập.
Tháng 6.1858, công việc lo cho người lớn rước lễ lần đầu được thành lập ở Paris nhờ Cha Eymard.
Vào tháng 11 .1859, cha Eymard đã đến Marseille để khánh thành ngôi nhà thứ hai của Hội và ra mắt Hiệp Hội Thánh Thể  do Đức cha de Mazenod, người đã chuẩn  nhận trong giáo phận ngài. Vào cuối năm 1861, có 300 thành viên và lan ra khắp Marseille.
Vào ngày 23.5.1864, nhóm nhỏ các chị Nữ Tỳ rời Paris để đi Angers. Ngày 26.5, các chị em đầu tiên tuyên khấn theo giáo luật, mặc áo Dòng và chính thức mang danh hiệu Nữ Tỳ Thánh Thể.
Cây có vẻ rất mạnh mẽ. Nhờ cái gì? phân bón đã nuôi dưỡng rễ cây.
Phân bón: thuật ngữ được sử dụng 50 lần trong toàn bộ tài liệu. Đó là hình ảnh mà cha thích sử dụng, để nói lên sự cần thiết của khiêm tốn, nhục nhã, đau khổ.
Trong cuộc trò chuyện quyết định đặt vấn đề về ơn gọi của mình đối với công trình Thánh Thể, Cha Eymard nói với Cha Favre, Bề Trên Tổng Quyền:
Cha ơi, con đã cầu nguyện từ lâu rồi. Con đã cầu xin Chúa, Đức Trinh Nữ và Thánh Giuse, đừng để con lạc lối, hay rơi vào ảo tưởng – thay vì chết đi – và con luôn cảm thấy bị thúc đẩy, bị thu hút bởi thập giá, đau khổ, để trở thành phân bón cho cây này.
Ý tưởng phải trả giá bằng chính mạng sống mình cho sự tăng trưởng của cây được lặp đi lặp lại trong suốt cuộc đời của ngài.
Mẹ Marguerite suy nghĩ. Những năm cuối đời, mẹ bị cô lập trong phòng, như ông Gióp phải xa lánh người thân, Mẹ sầu khổ giống như ông ấy vì những vết thương mưng mủ. Không có bác sĩ nào chữa lành được cái chân đau đớn này. Mẹ nói : “ Mẹ như ông Gióp trên đống phân”. Chúng ta biết rằng mối bận tâm về Hội Dòng được đặt ưu tiên trong lời cầu nguyện và những đau khổ của mẹ.    
Các tác giả tâm linh đồng ý rằng để được thanh tẩy, cần phải có ước muốn thanh tẩy những đòi hỏi.
Năm tháng trôi qua … Cha Eymard và Mẹ Marguerite đã trải qua nhiều khổ hạnh để đấu tranh tâm linh, họ làm việc vất vả, chịu đựng, trải qua hàng ngàn khó khăn, nhưng những thử thách thanh lọc thụ động đang chờ đợi họ ở những cảm tính. Họ sẽ đạt được sự thánh thiện và cây sẽ có nguồn nuôi dưỡng nó.
Thanh luyện hành vi
Cả cha Eymard và mẹ Marguerite đã thanh luyện hành vi của họ qua những phương cách khác nhau. Điểm chung là cả hai có kinh nghiệm thiêng liêng này khi họ rời xa công việc và nơi ở thường ngày: cha Ema ở Roma năm 1865 và mẹ Marguerite ở Lyon năm 1875.
 Trường hợp này, chúng ta liên hệ với đoạn kinh thánh mà cha đã trích dẫn: “ Ta quyến rũ nó, đưa nó vào nơi hoang vắng và nói khẽ với nó” ( Hs 2,16).
Cha Eymard
Chúng ta hãy xem cha Eymard ở Rome vào năm 1865.  Ngài tới đó xin phép lập cộng đoàn ở Jérusalem, có lẽ ở Phòng Tiệc Ly. Công việc tiến hành chậm. Cha quyết định tĩnh tâm; khởi đầu từ ngày 25 tháng giêng và kết thúc ngày 30 tháng 3 : gồm 65 ngày! Ngài viết những suy tư của mình. Từ những ngày khởi đầu, ân sủng giúp ngài nhận ra con đường để theo. Giữa bao chất vấn, ngài muốn biết về hành động của ngài. Vào ngày 27, trong suy tư đầu tiên, ngài thấy rằng tâm hồn mình trống rỗng Thiên Chúa.
          Đâu là nguyên nhân của cảm nhận trống rỗng này? Điều ấy đến từ bản chất:  trí óc luôn chứa đầy phương tiện hoặc vấn đề bên ngoài hoặc từ việc học hành theo ý thích  /…/ lòng nhiệt thành nơi tôi như lòng nhiệt tâm của người thợ khéo léo, với đôi mắt chỉ hướng đến thành công, chỉ tin vào phương tiện của bản thân.
Hai ngày sau, ngày 29, ngài trở về con đường:
         Tôi thấy cách tôi dâng hiến mình cho Chúa trong BTTT chỉ bằng sự hiến dâng tình yêu, phục vụ, tôn thờ và nhiệt thành. Đó là bản tính của tôi, cũng là sự hư ảo và chủ nghĩa tích cực của tâm trí tôi. /…/ Tôi phải làm gì? Tôi phải dâng chính mình cho CGK và phục vụ Ngài bằng món quà là hiến tế chính mình. Chúa cho tôi hiểu rằng: Ngài thích con tim của tôi hơn những cái bên ngoài mà tôi đã dâng cho Ngài, ngay cả nếu tôi đã dâng Ngài mọi con tim của nhân loại mà không dâng chính mình. Ta không muốn cái của con, nhưng muốn chính con. Con trai của Ta, hãy cho Ta trái tim của con.
        Gần 2 tháng, ân sủng ấy mới thay đổi lối nhìn của cha để hiểu ra ngụ ý trái ngược này và từ đó khiến cha chín chắn hơn. Nhưng vào ngày 21.03, điều đó mới được thực hiện, cha nhượng bộ cho CKT, cha trao bản vị cho Ngài vào giây phút tạ ơn sau thánh lễ:
        Cuối lời tạ ơn của tôi, tôi đã thực hiện lời khấn dâng trọn vẹn bản vị cho CGK trong tay Đức Nữ Rất Thánh và Thánh Giuse, dưới sự bảo trợ của Thánh Benedicto ( ngày lễ của ngài); không có gì cho tôi như là một con người – với lời cầu nguyện về ân ban thiết yếu này: không có gì bởi tôi. Mẫu gương của ân sủng này là: sự Nhập Thể của Ngôi Lời.
        Tất cả là để CKT hoạt động trong cha; bản vị của cha được chuyển vào ngôi vị của CKT. Cha ý thức sống sâu xa hơn sự hiện diện của CKT trong mình.
“ Trở lại Paris, cha tiếp tục những hoạt động của mình, vẫn làm những công việc trước kia, nhưng bằng cách thức khác.”
Mẹ Marguerite
Sức khỏe mỏng dòn và công việc tràn ngập: hai sự việc đối lập trong cuộc đời mẹ Marguerite. Thật cần thiết để nhắc lại tình tiết vui này, nhưng được tìm thấy trong dữ liệu giai đoạn Dòng Ba ở Lyon:
Một lần xếp hàng xuống tàu đi sứ vụ; để công việc mau chóng, mẹ thức 3 đêm làm việc. Lúc ấy, mẹ kể lại cho cha Ê-ma nghe điều này. Vì muốn giảm bớt công việc của mẹ, cha ra lệnh trong 3 ngày mẹ không được làm gì cả; sau đó, mẹ thú nhận rằng đó là một trong những cách đền tội khiến mẹ đau đớn nhất trong đời. Thỉnh thoảng cha đáng kính cho mẹ đôi lời khuyên những khi mẹ bị hành động tự nhiên cám dỗ, thì dừng 5 phút trước khi bắt đầu làm việc.  
        Đó là con người không thay đổi với những công việc, mẹ nhận ra bản thân mình rất ốm yếu, nghỉ ngơi tại nhà những đứa con thiêng liêng ở Lyon vào tháng 7.1875. Những ngày đầu khỏe, thời tiết thuận hòa. Nhưng niềm hy vọng tắt dần để tiên báo: đời mẹ được đếm từng ngày. Ngược với ước mong, cần một nơi yên tĩnh; các chị đưa mẹ về Angers ngày 27.12  
Mẹ về nhà, chúng ta nói mẹ về phòng mình, bởi vì đó là nơi cách biệt. Mẹ không có thể đi được nữa; ngay cả đặt chân xuống đất. Lúc đó, bệnh tiểu đường đã nguy kịch và mẹ hầu như bị mù.  
Mẹ hiểu rõ về bản thân và về tình trạng của mình, mẹ viết:
Chúa Giê-su đang chờ tôi chết đi chính mình, cho hoạt động tư nhiên của mình, cho những điều cần làm, cần thấy, hướng dẫn mọi việc khi chúng ta yêu mến hội dòng của mình. Ôi! Tạ ơn Ngài, Lạy Chúa của con, Ngài có kế hoạch khác cho con, con không phải làm việc nữa, thời gian đã qua, tất cả Ngài muốn nơi con là không làm việc… và chịu đau khổ.
Một trong những kết quả của đời sống cách biệt là không chỉ một thời gian ngắn, nhưng thường xuyên và mẹ không được tham dự bất cứ cử hành Phụng vụ trong suốt 10 năm cuối đời, trong giờ kinh phụng vụ, trong giờ chầu.  Mẹ chỉ được rước lễ trong những ngày tình trạng thể lý cho phép mà thôi.
Quan điểm kinh thánh trong cách hành động mới này:
Với cha Êma : Từ đại tĩnh tâm Rome, cha chọn câu của Thánh Phao-lô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi mà là ĐKT sống trong tôi” (Ga 2,20).
Còn mẹ Marguerite, chúng ta có thể dùng lời khác của Thánh Phao-lô phù hợp với mẹ hơn“ Vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ chị em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa; đây là việc thờ phượng đúng và thực của chị em” (Rm 12,1).
Thanh luyện con người
Điều đáng chú ý trong việc thanh luyện này là kết quả của cùng sự kiện mà các ngài đã sống, ngay cả khi họ có những cảm nhận khác nhau.
Cha Eymard
Trong Đại tĩnh tâm Rome, cha Eymard nhận ra sự hư ảo là lỗi lầm nổi trội của ngài. Ngài để lại 44 bài suy tư! Sự hư ảo được viết trong nhiều bài.
Tôi đã yêu Chúa và phục vụ Ngài như một đày tớ đối với vị vua cao cả, như người bạn đối với chủ mình, như người thọ ơn trước ân huệ của Ngài và với tâm hồn tín thác đến gần Chúa, như tin tưởng những ân sủng kỳ diệu của Ngài; tóm lại tình yêu tôi dành cho Thiên Chúa đều bởi sự hư ảo. Nếu xét mình về lỗi lầm thường phạm hay ít phạm của mình, tôi thấy chúng đều bắt nguồn từ sự hư ảo hoặc sự hư ảo đã lẻn vào chúng; bản ngã của tôi len lỏi vào mọi thứ, trong bài giảng, trong tư tưởng, ngay cả trong việc hướng dẫn các tâm hồn, trong những công việc tôi làm cho Chúa. Tôi đã theo Chúa, Vị Vua vinh hiển và tình yêu, bằng một tình yêu tìm kiếm vinh quang và quyền lợi.
Tôi rất nhạy cảm, đặc biệt qua những lỗ hổng từ bên ngoài của dòng gây tổn thương cho tính kiêu ngạo của tôi trong việc thành lập dòng.
“ Những lỗ hổng từ bên ngoài của dòng”, cha sẽ được nếm điều ấy! Trong mọi những sự kiện ở Nemours, ngọn cuồng phong quét đi mọi ảo tưởng của cha.
Tóm lại, những sự kiện ở Nemours được tóm tắt như sau. Dòng Nữ Tỳ được thành lập chính thức ở  Angers từ  ngày 26.5.1864.  Một bà ở Nemours gia nhập với các chị và là người tài trợ. Xơ Benoîte – một xơ trong cộng đoàn – rất thân với bà ấy. Từ chuyện này tới chuyện khác, bà ân nhân này đã hiến miếng đất tốt để xây dựng, đưa ra những điều kiện chắc chắn. Mọi sự dường như do ý trời. Cha  Eymard,  Người Sáng Lập và là Bề Trên các chị bấy giờ, nắm lấy cơ hội nhanh chóng về giá thị trường – nhanh chóng đặt mẹ Marguerite, mà mẹ không được báo trước về việc thành lập này. Chúng ta biết rằng cha Eymard, rất bận rộn ở các nơi khác, không xem xét được mọi chi tiết. Cha chịu trách nhiệm việc thành lập này và sự nhục nhã thất bại này đổ xuống trên cha.
          Ngày 8.12.1865, căn nhà được khánh thành với nhóm 12 chị, gồm cả xơ bề trên và xơ Benoîte.
Vấn đề không được lâu đâu. ..
Tình bạn giữa xơ Benoîte và bà ân nhân có những trái nghịch, bà ấy ủng hộ và khởi đầu các vụ kiện. Họ không có ít những vấn đề nội bộ. Xơ Benoîte và 2 xơ khác muốn tách khỏi nhà mẹ và đặc biệt là thoát khỏi sự hướng dẫn của mẹ Marguerite, nên đã không ngần ngại nói xấu về mẹ với cha Eymard. Cha để mình   rơi vào cạm bẫy này. Ngoài ra, Angers từ chối quyền lực của  Nemours, mà tương quan không mấy tốt hơn.
      Không có gì tốt đẹp ở  Nemours. Ngày 12.05.1867, cha viết cho mẹ Marguerite: “ Điều này thật cấp bách. Chúng ta phải thoát khỏi đồi canve này”. Hôm sau, cha viết tiếp:
Sự thật đó là một hồng ân khi chúng ta rời bỏ nơi ấy, vì việc thành lập này đặt nền không vững chắc. Thiên Chúa có những dấu chỉ. Chúng ta xứng đáng với bài học này và ở đây, cần khiêm tốn. Chúng ta hãy đón nhận nó!
Đóng cửa Nemours vào ngày 31.05 mà không có gì thành toàn cả.
Đầu tiên, vấn đề bế tắc là do bà ân nhân. Cha sẽ chết trước khi những thử thách kết thúc. Nemours là 1 cạm bẫy về tiền bạc. Cha viết cho mẹ Marguerite sau khi đóng cửa:
“ Chúng ta chỉ thoát khỏi cơn bão Nemours sau khi mất mọi thứ ở đó”  
Lúc đó, 3 xơ từ chối về Angers. Xơ Benoîte và 1 xơ nữa về hưu gần Lyon rồi đòi hỏi của cải và tiền bạc quá đáng.  Từ Tours sẽ là nguyên nhân chia sẻ rắc rối của xơ ấy.
Cuối cùng, thanh danh của cha Eymard bị xúc phạm. Mọi thất bại được lan ra. Cha Eymard  đánh mất niềm tin nơi các Giám Mục có liên quan. Vào năm 1868, suốt kỳ tĩnh tâm ở Saint-Maurice – kỳ tĩnh tâm cuối cùng của cha – trong một suy tư khi đã nói về những thất bại đã qua, cha ghi chú: “  Cái thất bại ở  Nemours đã đánh mất lòng quý mến của các Giám Mục.”
Mẹ Marguerite
Cha  Eymard và mẹ Marguerite gắn bó với nhau trong thời gian 20 năm và thân thiết hơn nữa khi thử thách ở Nemours  xảy ra.  Hoàn toàn tìm kiếm Thiên Chúa luôn là sợi dây liên kết hai ngài, trong việc đồng hành thiêng liêng hoặc trong công việc của Dòng ba, hoặc khi thành lập dòng NTTT.  Các ngài cùng vác thập giá. Người này là cuốn sách mở cho người kia.
Sự từ chối mà Angers đối kháng với yêu cầu của Nemours, những lời vu cáo làm nên con đường các ngài là nguyên nhân về sự lạnh lùng đôi chút của cha Eymard.  Đến nỗi, suốt thời gian đến Angers, ngài không đến thăm các chị. Mẹ Marguerite viết:
Cha sẽ làm gì ? Phải, chỉ có Chúa biết tôi đau khổ và cha cũng đau khổ như vậy. Ồ, cha nói với tôi ngày 21.03.1868  : “ Chúng ta đã làm mọi việc để chia rẽ cha rời khỏi con và con rời khỏi cha, chúng ta không thiếu điều gì, cha dựa vào con và con dựa vào cha”. Đó là những lời cha Đáng kính nói 4 tháng trước khi qua đời, chứng tỏ điều đó không giả bộ.  Vị thánh đã làm gì, hãy để chính vị đó được tác động? Câu trả lời là : Khi Thiên Chúa muốn thử thách, Ngài cho phép mọi thứ trùng khớp.
Cảm nhận và sự gắn bó của mẹ Marguerite với cha Eymard được đòi hỏi phải tinh ròng. Sự lạnh lùng này là nỗi đau kinh khủng, nhưng mẹ mang thử thách ấy một mình và muốn giữ bí mật, nên mẹ hủy bỏ một số thư đã nhận của cha lúc bấy giờ.  
Như mẹ Marguerite ghi chú vào buổi họp vào tháng 03.1868. Cha đến Angers và đồng ý giúp các chị tĩnh tâm ít ngày. Nói riêng, cha có thể thấy 9 chị từ Nemours trở về.  Lúc ấy, cha mới vỡ lẽ ra rằng mình bị sr. Benoîte và những chị khác lừa gạt và những lời họ nói về mẹ Marguerite đều dối trá. Cha không thể tha thứ cho mình về sự ngu xuẩn này. Sự xỉ nhục bản thân này được thêm vào những cái trước.  
Thử thách sinh hoa trái trong cả 2 ngài. Mẹ Marguerite cố diễn tả sự biến đổi ấy như sau:
Để con hiểu điều mẹ cảm thấy lúc đó, mẹ nói rằng những giao tiếp của chúng ta có nghị lực trong đời sống sẽ dẫn tới  (ở đây trên trái đất này) 2 người được hồi sinh; điều ấy không tồn tại, nó gạn lọc tư tưởng của mẹ khi so sánh; thực ra, mẹ có thể nói rằng thời gian chúng tôi gặp nhau chỉ nói về vinh quang của CGS trong Thánh Thể và lợi ích của hội dòng. Cha dường như nhận ra mình đang ở cuối thời lưu đày và nghĩ rằng phải cho đứa con đáng thương này mọi điều cần thiết về linh hồn, cha lại hướng tới công việc.   
Chết và phục sinh: Kinh nghiệm Vượt Qua! Đó là điều cha Eymard và mẹ Marguerite đã kinh nghiệm qua thập giá ‘quan phòng’ đã thanh lọc họ: nơi cha là sự hư ảo và còn mẹ là tính dễ xúc động.
Kinh Thánh diễn tả sự thanh lọc này :
            Lò luyện bạc,
Xưởng đúc vàng,
Như Thiên Chúa thanh luyện các tâm hồn. (Pr 17,3).
Vượt qua
Ngài là ai, người đã qua đời vào ngày 01.08.1868 tại La Mure cách êm ái, rời xa công việc của ngài, xa gia đình thiêng liêng và xa cả tính cách hình thành con người của ngài? Ngài là người được ân sủng Thánh Thể đặc biệt tạo nên. Ở Rome vào năm 1865, ngài hiểu điều căn bản mà Màu nhiệm Nhập Thể đi đến tận cùng là: Chúa hủy bỏ chính mình, đến độ hoàn toàn trút bỏ vinh quang dưới hình tấm bánh (x.Pl 2,7).  Cha như nghe tiếng gọi này dưới hình bánh rượu được truyền phép, không có sự sống trong đó. Một biến đổi trong ngài: không hành động cho Chúa nữa, nhưng để Chúa hành động trong mình. Chúng ta hiểu lúc ấy ngài chấp nhận Thiên Chúa trả lời câu hỏi rất quan trọng với ngài: Thành lập Phòng Tiệc Ly tại  Jérusalem. Ngày 20.03, trước khi dâng hiến bản vị cho CKT, cha viết:
Lần đầu tiên tôi từ bỏ hoàn toàn: Khuynh hướng của tôi sẽ là thinh lặng, kiên nhẫn, phó thác trong tay Chúa.
Khuynh hướng nội tâm được chú ý trong thời gian ấy– thinh lặng, trao dâng – mà cha Eymard đã thực hành trước khi qua đời.
Vài giờ trước cuộc ra đi, khi được hỏi về lời trăn trối, cha trả lời đơn giản: Không. Trái ngược với sự chờ đợi, đó là sự thinh lặng hơn sự hùng biện, là lời cha trao phó trong tay Chúa.  
Còn mẹ Marguerite trên giường chết thì sao? Trên giường đau khổ, đó là  Marguerite Guillot, thiêu đốt lời khấn hy tế – không bao giờ rút lại – lời mẹ đã khấn tại Lyon dưới sự hướng dẫn và phê chuẩn của cha Eymard.  Mẹ đã chết trong đau khổ kéo dài “ Mẹ dâng đau khổ cầu nguyện cho nhu cầu của Hội dòng, nhu cầu của Giáo Hội, cho người đau ốm, kẻ tội lỗi được gợi ý.  
Khi những đau khổ của mẹ tạm lắng – mặc dầu sắp chết – mẹ Marguerite vẫn làm việc bổn phận, tìm người thay thế mẹ trong trách nhiệm Bề Trên Tổng Quyền.
Mẹ Marguerite đã để lại một sứ điệp rất ngắn như tóm tắt cuộc đời của mẹ và vạch ra con đường cho con cái mình “Mẹ, chúng con sẽ trở nên thế nào khi mẹ không thể nói với chúng con?” Mẹ trả lời đơn giản: “ Từ bỏ”. Mẹ Marguerite qua đời tại Angers ngày 7.7.1885.
Bên kia cái chết
Các tông đồ thấy Chúa sống lại, hình ảnh cuối cùng họ giữ lại là sự đau khổ về cái chết của Chúa. Người cùng thời của cha Eymard và mẹ Marguerite cũng ghi nhớ ấn tượng sống động, họ diễn tả: cuộc tiến trình phong chân phước cha Eymard có nhiều chứng cớ; nếu không có tiến trình tương tự trong trường hợp của mẹ Marguerite, có nhiều bằng chứng được viết. Thật ngạc nhiên để ghi chú sự trùng hợp của 2 bằng chứng giữa những chứng cớ khác.
Với thử thách mục vụ ở Paris, nữ bá tước d’Andigné, nhân chứng về cha Eymard:  
Tôi thấy cha thường ở phòng khách; khi thấy ngài vào, tôi tự nhủ: ông cha tốt lành này tiêu biểu về hào quang Thánh Thể sống động; và tôi luôn nghĩ rằng Thiên Chúa đang nói với cha ấy.
Xơ Marie Angèle de Jésus, Nữ tỳ Thánh Thể, làm chứng về mẹ Marguerite đã viết:
Lúc đó, khuôn mặt mẹ trang nghiêm và đơn sơ, nói mạnh hơn : như trên thiên đàng vậy. Chúng tôi cảm nhận, chúng tôi thấy, vì thế có thể nói Thiên Chúa hiện diện nơi mẹ, mẹ xuất hiện như một hào quang sống động, khiến chúng tôi  không thể đến gần mà không bị lôi cuốn và kính trọng.
Suy tư như một kết luận
Việc so sánh tóm tắt hành trình thiêng liêng của cha Eymard và của mẹ Marguerite đặt chúng ta trước 1 lý tưởng cao, một đỉnh cao dường như không thể tới gần. Với những cảm nhận vì không được nâng đỡ, trái lại chúng ta phải tin tưởng vào ân sủng tối cao trong Thánh Thể mà với chúng ta là thành viên của Gia Đình Eymard. Ân sủng này tôi luyện chúng ta, như cha Eymard đã nói, và nó sẽ dẫn ta tới cùng đích. Với cha, thánh vịnh mời gọi chúng ta tín thác: “ Ngài sẽ đưa con tới núi đá cao” (Ps 60,3).” Tiến trình này hướng về cùng đích được hoàn tất từng ngày qua việc tương xứng với ân sủng.  
Để thêm vào những lời tổng quát này, cuộc sống các ngài khiến ta suy nghĩ.
Biện phân, linh hoạt và trung thành
       Chỉ vào khoảng năm 47, cha Eymard bước vào con đường của cha như vị Sáng Lập. Và năm 54, trong cuộc Đại Tĩnh Tâm Roma, cha nhận ra mọi sự cha đã làm, đáng ra phải được làm khác đi! Và cha chỉ có 3 năm cuối đời. Chúng ta được sinh ra không là thánh,  mà chúng ta trở nên thánh … và điều này không chỉ trong chốc lát. Nếu cha Eymard chỉ có 3 năm trước khi chết, điều này đã khích lệ chúng ta.
Trong một thế giới biến đổi, cuộc sống thường phức tạp. Cha Eymard cũng bị chia đôi giữa đời sống thường ngày và đời sống thiêng liêng. Trong mọi hoàn cảnh, cha luôn giữ điểm chính mà không để mình bị cuốn đi…
Thất vọng về bản thân
       Sự thất vọng về chính mình khi ở Rome, suốt thời gian tĩnh tâm, tất cả đã đi lạc hướng… Ngài thất vọng về chính mình, khi nhận ra mình bị lừa dối qua vụ  Nemours…
Để mình bị lừa dối, kinh nghiệm chúng ta trải qua đôi lần trong cuộc sống.
Giá trị và chọn lựa… mọi sự không đơn giản.
Marguerite, khi còn trẻ đã có lực đẩy về đời tu, tuy nhiên sự cam kết dâng chính mình ở  Paris. Điều này phải giải thích thế nào? Đó là  ơn gọi của ý chí. Như trong Tin Mừng, một người may mắn khám phá kho tàng chôn giấu trong ruộng (x.Mt 13,44 ).  Ngoài niềm vui kho tàng, mẹ  Marguerite biết cách sinh hoa trái trong cánh đồng tu trì của mình.
Có  nhiều tình trạng mơ hồ trong cuộc sống, nơi đâu khó giữ sự quân bình thì những chọn lựa đau khổ sẽ được thực hiện. Giá trị bên ngoài bị đánh đổi.  
Đau khổ
Mẹ Marguerite trải qua 2 tháng cuối đời trong cơn hấp hối. Chỉ trong cái nhìn nhân đức mới đưa lại ý nghĩa đau khổ: kết hợp với đau khổ của CKT (x.Cl 1,24), thì mới sinh hoa trái cho Giáo hội và cho thế giới. Màu nhiệm này thật khó hiểu trong cuộc đời CKT và trong cuộc đời chúng ta.  
Gột bỏ những phương tiện thiêng liêng
Mẹ Marguerite không thể tham dự phụng vụ suốt 10 năm cuối đời. Cho dù cử hành phụng vụ, đặc biệt thánh lễ, là trung tâm đời sống ki-tô hữu, đôi khi nhiều người không tham dự vì hòan cảnh. Những phương tiện có thể thiếu, nhưng tôn thờ trong tinh thần và chân lý thì có thể thực hiện trong mọi hoàn cảnh.  
Cùng vượt qua thử thách
Cha Eymard và mẹ Marguerite có mối giây liên kết hơn 20 năm, đã nếm mùi đau khổ cái “băng giá” trong tương quan giữa họ. Họ học được nhiều điều từ kinh nghiệm này, nếu vượt qua những “ băng giá” ấy. Sứ điệp này được thế giới đón nhận khi những liên kết quá mỏng manh và chóng tàn.      
Moị người có thể tự rút ra kết luận nhưng tất cả chúng ta nhớ lời này: dù đó là sự xỉ nhục và nguy hiểm của cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng sẽ đạt được sự thánh thiện.
Phó thác cho Chúa Thánh Thần
Lời cuối cùng. Cha là nhà trí thức, đam mê đọc sách, nhiệt tâm đào luyện bản thân. Mẹ Marguerite sống bằng con tim, trực giác, cho đi không mong đền đáp. Thực tế, đây là hai khía cạnh trong mọi đời sống, vấn đề nhấn mạnh tùy thuộc hoàn cảnh.
       Về điều này, chúng ta có mẫu gương của Đức Maria trong màu nhiệm Truyền Tin “Điều ấy sẽ thế nào?” Mẹ nói với sứ thần như vậy. Một khả năng lập luận để hiểu. “Đừng lo; Thánh Thần sẽ làm mọi sự. – Phải! Vì thế, này tôi là tôi tớ Chúa, hãy làm cho tôi như lời Ngài nói” (x. Lc 1,34-38). Một tâm hồn cho đi chính mình không đòi hỏi gì hơn. Chúng ta biết cái kết của câu chuyện: Thánh Thần dẫn Maria theo ân sủng tối cao chỉ dành cho Mẹ.
Sr. Suzanne Aylwin, sss