MẸ MARGUERITE GUILLOT
TỔNG QUYỀN ĐẦU TIÊN DÒNG NỮ TỲ THÁNH THỂ
Sœur Suzanne Aylwin, s.s.s.
Mừng kỷ niệm 200 năm ngày sinh của mẹ Marguerite Guillot ngày 4 tháng 12 năm 1815, và 130 năm ngày qua đời, ngày 7 tháng 7 năm 1885.
7/7/2015
Lời giới thiệu
Thánh Phêrô Giulianô, vị Sáng lập Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể đã được biết đến, nhất là từ khi tên Ngài được kính nhớ trong Phụng vụ vào ngày 2 tháng 8, và phổ biến trong toàn Giáo Hội.
Trái lại, Mẹ Marguerite Guillot, cộng sự viên với Ngài để thành lập Dòng Nữ, vẫn chưa được biết đến. Dù đây là một phụ nữ đặc biệt, và đã đến lúc đưa ngài ra ánh sáng. Và mục đích của bài viết nầy đến với mọi người dịp mừng 200 năm ngày sinh của Mẹ, ngày 4 tháng 12 năm 1815, và 130 năm ngày qua đời, ngày 7 tháng 7 năm 1885.
Trong bản tiểu sử này, nét chính yếu về Mẹ Marguerite đã được đề cập rồi, tôi không lập lại.Tôi chỉ muốn vẽ một bức tranh nền,trên đó khuôn mặt mẹ tỏ hiện dần dần. Bức tranh nền đó chính là sắc màu của một đời cầu nguyện và tự hiến hoàn toàn.
Vậy đời cầu nguyện đó thế nào? Đó là lối cầu nguyện ít được biết đến, cầu nguyện trong chiến đấu. Thánh Phao-lô có nói trong thư gởi giáo đoàn Rôma: Hãy chiến đấu với tôi bằng cầu xin (Rm 15, 30). Thế đó, Cha Ema tin tưởng vào sự tiếp sức đó, như Mẹ Marguerite làm chứng trong một lá thư cho con thiêng liêng Mẹ, sáu năm sau khi Cha Ema qua đời: “Cha thánh của chúng ta đã mang lửa đến khắp nơi, Người cho chúng ta bùng cháy lên bởi tàn lửa cháy đỏ, Người đưa ta vào cầu nguyện để có thể làm cho khắp nơi hiểu biết Thánh Thể. Mệt mỏi khi trở về sau những cuộc ra đi làm tông đồ, nhưng người đã không hạnh phúc đó sao, thế đó mà Người có thể lên tiếng với chúng ta: Cha đã rao giảng nhiều nơi, Cha đã tìm được những tâm hồn chết vì đói khát, bởi không ai nói với họ về Thánh Thể”.
Cũng trong lá thư đó, Mẹ còn viết: “Chúng ta hãy đốt lên ngọn lửa thật to, và hãy vào đó để đốt cháy chúng ta, hãy mang vào đó những gì chúng ta có thể mang vào để lửa đó đừng tắt, chỉ một cọng rơm thôi có thể giữ được lửa đó nếu ta luôn luôn đưa một cọng rơm vào như thế. Cọng rơm đó là một cái gì rất nhỏ ta làm, là khát vọng, là một lời nói, một hành động dù nhỏ mọn, miễn là ý hướng ngay lành, ngọn lửa sẽ trong sáng….” Hình ảnh cọng rơm nuôi ngọn lửa không chỉ là kiểu nói văn hoa nhưng nó đòi ta tự hiến và tự hiến không ngừng.
Đầu Năm 1883, Mẹ đã đưa con cái Mẹ lên đường sống thật cuộc sống của con người. Và ở đó một lần nữa,Mẹ so sánh tinh tế đến độ chúng ta có thể hiểu lầm, đó chỉ là sự hiến thân hết mình. “Ước chi Hội Dòng nầy sẽ như bình hương và từ đó hương sẽ bay lên và tỏa xuống không ngừng: bay lên bằng cầu nguyện cho chúng ta và cho thế giới, và tỏa xuống với ân sủng và sự chúc phúc từ trời. Đừng ích kỷ, Mẹ cầu chúc cho các con có một tình yêu vĩ đại, rộng mở trong cầu nguyện ôm tròn thế giới. ”
Dẫu hành trình cuộc sống chúng ta thế nào đi nữa, ước gì Mẹ Marguerite cùng đồng hành với chúng ta. Xin Mẹ dạy ta cách “từ từ đốt cháy lên trước ngọn lửa đỏ bùng cháy. ”
Sr. Janine Bourque SSS
Tổng Quyền
Chân thành cám ơn Sr. Suzanne đã cho phổ biến tài liệu nầy.
MARGUERITE LÀ AI?
Cách Lyon chừng 2 dặm1, Chasseley một làng nhỏ đã có từ ngàn năm với những nguồn gốc cổ xưa thời người La mã tráng lệ: một làng nhỏ với phong cảnh xanh tươi và núi non hùng vĩ. Các Hiệp sĩ và lâu đài tráng lệ ghi dấu trang lịch sử huy hoàng một thời, dù chỉ và
i trăm dân gồm những công thợ đồng quê. Thời đó ngoài những ngọ môn bảo vệ cho dấu ấn lịch sử, Chasselay còn là trung tâm ghi dấu nổi tiếng với những tàn tích. thời gian đã biến đổi và lịch sử vẫn tiếp tục viết lên lịch sử của chính nó, nhưng cách khác. Với thời hiện đại nầy, tuy Chasselay không còn những hiệp sĩ huy hoàng, nhưng bản danh sách những tên tuổi phát xuất từ đó tiếp tục nối dài… Có thể thêm một hình ảnh người phụ nữ được đón nhận trong Bản danh sách nổi bật đó.
Được sinh ra trong gia đình Chasselay chính tông.
Thứ hai, ngày 4 tháng 12 năm 1815, cách đây đã 200 năm, một bé gái có tên gọi Marguerite chào đời. Cô bé rời Chasselay để đến Lyon, rồi Paris và Angers…Cô đã trở thành người thế nào?
Nhưng trước tiên cô là ai ? và gia đình cô là gì?
Thế kỷ 19, thời của Marguerite là một thế kỷ với nhiều biến đổi chính trị, xã hội và tôn giáo. Giữa những năm 1815 và 1871, xứ sở cô trải qua ba thể chế, hai thời cộng hòa, một thời đế quốc,
ba cuộc cách mạng và một số nổi dậy chống đối của dân chúng. Với những thay đổi đó, Giáo Hội cảm thấy bị đe dọa lẫn bách hại.
Tổ tiên dòng họ Guillot đã hiện diện ở Chasselay từ đời ông tổ Jean Marie Guillot(1697-1779). Ông là ông cố của Marguete. Còn về cha mẹ của Marguerite, Chứng thư hôn phối dân sự của ơng bà ghi : Ngày 9 tháng Năm năm thứ chín cộng hòa Pháp, tức là ngày 29/1/1801 Cậu Jean Guillot, thợ may ở Chasselay, con trai ông Philibert và bà Benoîte Presle, kết hôn cùng cô Jeanne Boin, de Poleymieux. Cô là con gái của ông Pierre và bà Claudine Gros.
Marguerite không phải là người con duy nhất vì cha mẹ cô còn có: Benoîte sinh năm 1801, André sinh năm 1803, Mariette năm 1806, Claudine 1810 và Jeanne còn gọi là Jenny năm 1811.
Không tiếp tục giới thiệu ngày sinh nào khác, vì bà mẹ quyết định khép lại các chiếc nôi với mọi dự tính từ đó, để hổ trợ người nghèo. Bà nghĩ rằng trang sổ gia đình được xếp lại, nhưng …. bất ngờ! … Bà
lại mang thai! Có thể là một bé trai chăng? có thể an
ủi thay cho cái chết của André năm 1806
Không! Đó là một bé gái chào đời lúc 4 giờ sáng và sẽ là đứa con út! Hôm sau, 6 tháng 12, Cha sở Condentia Rửa Tội với tên Louise Marguerite và được hiến dâng cho Đức Mẹ: Ông cậu Louis Botton, người bà con bên mẹ làm cha đỡ đầu, bà Benoîte Guillot người bà con bên cha làm mẹ đỡ đầu. Và lễ tạ ơn được cử hành ngày 7 tháng 12.
Cuộc sống của gia đình Guillot rất cần mẫn và hạnh phúc.
Ông Jean là người đàn ông năng động, tính tình cởi mở, vui vẻ và ngay thẳng. Ông rất đạo
đức, nhất là có lòng sùng kính Mẹ Maria. Bà Jeanne, một phụ nữ đẹp khiêm tốn, với tâm hồn ưu tuyển biết hòa hợp sức mạnh và nghị lực trong cùng một đức tính nhân ái. Khi vắng mặt bà ông rất hãnh diện nói, rằng: “Người phụ nữ của tôi như viên ngọc quí!” Thật ra, đó là người phụ nữ toàn vẹn, bà biết đọc và biết viết. Điều đó rất quí cho thời đó. Là nhà giáo dục tuyệt vời, bà chăm sóc các cô con gái rất cẩn thận về mặt đức tin, luôn gieo vào lòng các cô tập quán trật tự và cần mẫn. Trong gia đình Guillot, không có việc ngồi rỗi. Bà luôn nói: cần mang chiếc ghế đặt xuống đất rồi bê lên hơn là ở không. Nhanh nhẹn và khôn ngoan, bà sẵn sàng đến với người trong làng, vì thế họ thường đến để nghe lời khuyên cả về thiêng liêng lẫn xã hội.
Gia đình đạo đức đó sống như là cuộc sống của các thánh, vì mỗi tối, người chủ gia đình bắt đầu giờ kinh chung. Trong bầu khí đó, nhân đức được xem như di truyền và được truyền lại cho thế hệ sau. Các chị em Guillot rất yêu thương nhau, dù tính tình khác nhau.
Chị cả Benoîte, rời khỏi gia đình rất sớm. Trước hết, cô là thợ sửa các mẫu thêu và ren cũ.
Nhưng sau đó cô mở tiệm riêng cho mình. Với năm chị em Guillot, chỉ một mình Benoîte lập gia đình ngày 5 tháng 6 năm 1839 với Pierre Gaudioz. Họ có hai con gái và chỉ một cô lập gia đình. Năm 1840 Jeanne ra đời và cũng gọi Jenny, (rất giống với dì Jeanne) là Jenny Guillot. Ba năm sau được thêm một cô bé Marie.
Gia đình Gaudioz có một nhà máy giấy ở Lyon. Họ cũng có một ngôi nhà ở Saint-Jérome, cách xa Lyon một giờ hành trình. Chính ở ngôi nhà nầy Marie Gaudioz lập gia đình với Frederic Traverse ngày 17 tháng 5 năm 1865. Nếu hậu duệ của Jeanne Guillot được duy trì với cuộc hôn nhân nầy, từ đây tên Guillot và Gaudioz sẽ không còn trong gia phả nữa. Và muốn tìm đến họ Guillot, cần phải theo dòng Frédéric Traverse, hậu duệ vẫn sống ở Lyon.
Hai giai đoạn cuộc đời ghi dấu ấn rất sớm.
Một cơ thể ốm yếu, nhưng…
Từ lúc nằm nôi đến 4 tuổi, Marguerite vẫn phát triển bình thường với tình yêu và chăm sóc của mẹ. Nhưng bất ngờ sự phát triển đó bị cơn sốt bại liệt đưa cô trở lại nằm nôi khi mới được 4 tuổi. Thời kỳ dưỡng bệnh kéo dài và phải tập đi lại. Lúc 10 tuổi, cô bị lại, dù nhẹ hơn trước. Có thể đó là sốt thương hàn.
Trong thời niên thiếu, bệnh thần kinh cột sống đã cột cô lại trên giường lần nữa. Căn bệnh nầy sẽ trở lại thường xuyên suốt đời do bệnh thương hàn để lại. Lúc 26 tuổi, bệnh đó tái phát. Từ Chasselay, Cô viết cho chị Mariette ở Lyon ngày 13 tháng 8 năm 1842 như sau: “Em không khỏe hơn cũng không đau hơn, em rất dễ bị đau khi thời tiết thay đổi. Ngày trời bình thường, em không đau nhiều, tuy cảm thấy cơn sốt nhẹ…. em không lo gì cho lắm, ngay sáng nay, lại đau nhiều hơn. Tuy vậy, mấy ngày vừa qua em không đau, nhưng như có cơn sốt nóng làm khó chịu một chút. Khi có gió bấc, em rất đau từ đầu đến chân và tê cứng, còn khi gió nồm, em không biết phải làm gì vì tay chân run rẩy như chiếc lá trước gió…
Từ mấy ngày nay, ở chân và khắp trên mình đều nổi lên những mụn nước… Em không nghĩ là bị đau dạ dày… Đôi khi, tim đập mạnh… trước đó không như thế… Em không biết phải nói sao về đôi chân, sẵn sàng chịu bó lại, chân nầy cũng như chân kia, luôn bị nứt nẻ “.
Một tâm hồn lắng nghe…
Soeur Sainte Rose là cô giáo của Marguerite, cô là nữ tu Dòng Saint Charles. Chính Soeur là vị hướng dẫn thiêng liêng và giúp Marguerite nhận ra sự gợi hứng của ân sủng. Cô bé Marguerite hỏi: “Thưa soeur, ân sủng là gì ?” Cô giáo trả lởi: “Đó là tiếng nói trong tâm hồn chúng ta. ”. Và ngày kia Marguerite nói: “Hiện tại ân sủng luôn đòi hỏi tôi…” Suy nghĩ nầy diễn tả cách diệu kỳ hành trình thiêng liêng sau này của cô bé. Cô bé luôn đặt mình trong sự lắng nghe cách chăm chú tiếng nói đó, và sau nầy cô gọi là ý muốn của Thiên Chúa.
Một ngày nọ, cô đi ngang qua cửa sổ nhà Cha xứ, cô nhìn thấy ngài và tự nhủ: “Tôi sẽ nhìn xuống để Cha Xứ sẽ nói: Cô bé nầy khiêm nhường thật !”. Tiếng nói thầm lúc đó cho tôi nghe và tôi đã thưa với Soeur Rose về lỗi đó của tôi.
Marguerite rước lễ lần đầu ngày 1 tháng 4 năm 1827, chúa nhật Thương Khó (Chúa nhật 5 Mùa Chay). Ngày chờ đợi biết bao! Ngày không bóng mây! … Nhưng bỗng nhiên niềm vui được thay bằng một thử thách kinh khủng: cô cảm thấy bị án phạt. Cô viết thư cho cha sở họ Ars về sự đau khổ đó và được trả lời: “Không đâu, Marguerite không bị án phạt, không là lễ tế của hỏa ngục, nhưng là lễ tế cho thiên đàng.” Tuy vậy, đau khổ đó không hết.
Một thời gian sau khi rước lễ lân đầu, cô về lại với các chị ở Lyon và bắt đầu vào nghề làm ren. Cô lãnh bí tích Thêm Sức tại đan viện Saint-Jean ngày 7 tháng 6 năm 1827. Cô nhận bí tích Hòa Giải với cha Cherbonnière, cha phó Xứ Saint-Francois de Sales, một vị hướng dẫn nghiêm khắc nhưng vững vàng, chính ngài hướng dẫn cô trên đường thiêng liêng. Cô xin được khấn hứa giữ trinh khiết trọn đời – cô sắp được 13 tuổi – nhưng bị từ chối dứt khoát. Điều này sẽ thay đổi! Rời bỏ Lyon và đi nghỉ ở Chasselay. Cô nghĩ không còn theo sự hướng dẫn của cha phó xứ nữa nên cô hăng hái theo lòng đạo đức riêng của chính mình và khấn hứa tư với khát vọng nồng nhiệt vào ngày lễ kính thánh Luca, 18 tháng 10 năm 1828.
Và rồi, cô bắt đầu bước vào tuổi 20. Đời tu không thu hút cô mà còn làm cô sợ hãi. Nhưng vì nhiều người khuyên, với tư cách trung thành theo tiếng gọi, cô thử vào Tu viện Thánh Tâm ở Lyon. Nhưng khi vừa vào, những dày vò nội tâm lại hiện lên gấp đôi. Tuy nhiên, với tâm hồn quảng đại, cô tự nhủ: Có thể đó chỉ là một thử thách. Và tư tưởng đó càng tăng thêm lo âu nghi ngờ làm cô ngã bệnh và chỉ vài ngày sau đó cô rời bỏ tu viện. Để khỏi nghi ngờ tiếng lương tâm, cô bàn hỏi với cha sở họ Ars để biết có nên trở lại tu viện để thử không. Cha trả lời: “Phải, con sẽ là nữ tu, nhưng sau nầy, và không là trong cộng đoàn nầy. ”
Khi cô trở về với bố mẹ, cô bắt đầu xưng tội với cha phó Chasselay, và thường với các cha giải tội khác trước khi biết cha Ema. Hình như là cha Ê-ma hiểu cô hơn. Vì thế cha Ema giúp cô thật nhiều về mặt thiêng liêng, và cô hoàn toàn vâng theo những chỉ dẫn của cha. Nhưng thời gian ở với các chị tại Lyon, cô chỉ xưng tội với người bà con là cha Desairgue.
Bây giờ, Marguerite đã được 28 tuổi, cô không còn nhận được sự hướng dẫn như trước. Ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình, 21 tháng 11 năm 1844, cô trách Chúa vì đã đánh mất sự vâng phục. Cô lại nghe một tiếng nói: Con hãy tự an ủi mình, vì rồi đây con sẽ đi vào con đường vâng phục hoàn hảo hơn. ”
Thời gian trôi qua… Sự an ủi rất xa vời, và cô thất vọng. Sự nghi ngờ bủa vây. Lời đã được nghe, phải chăng là ảo tưởng ?
Khúc quanh đáng kể.
Một Dòng Tu mới vừa hình thành với tên Dòng Đức Mẹ, do Cha Colin, một linh mục triều từ giáo phận Grenoble thành lập. Cha Phêrô Giulianô được nhận vào ngày 20 tháng 8 năm 1839. Ngài được trao chức vụ linh hướng trường Trung học Đức Mẹ ở Belley, và năm 1845, Cha Colin đặt Ngài như cánh tay phải của mình với chức vụ Giám Tỉnh, và Ngài phải trở lại Lyon. Mùa Chay cận kề, Ngài được mời giảng thường xuyên ở Bệnh viện các Nữ Tu Bác ái không xa bao nhiêu với nhà cô Marguerite
Ông Guillot qua đời ngày 2 tháng 8 năm 1844, Từ đó Bà Guillot vẫn ở với các con Bà ngoại trừ khi thời tiết dễ chịu, bà về lại Chasselay. – Bà qua đời tại Lyon ngày 17 tháng 8 năm 1853. – Trong khi các con bà thường đi dự lễ tại giáo xứ Saint-Francois de Sales, còn bà sống Mùa Chay tại nhà các bà Bác ái. “Nầy Marguerite, nếu con biết! Mẹ đã nghe bài giảng từ một vị thánh! Đó là vị tông đồ, con phải đi với mẹ để nghe.” Con gái bà cãi lại rằng không thể sống Mùa Chay hai nơi. “Ôi! Con phải đi với mẹ để nghe vị tông đồ của mẹ giảng”. Marguerite vâng lời, và cô đáng được chúc mừng: Cô đã làm đúng, Marguerite, vì đã nghe theo tiếng gọi âm thầm, và đã đến giờ thực hiện lời hứa đã được ban cho vài tháng trước đây.
Mọi sự việc nơi cô đều sụp đổ, vì cho đến giờ nầy, Marguerite có nhiều dự định trong đời sống thiêng liêng: cô chọn người linh hướng, cha giải tội, đã tự ý khấn khiết tịnh, và tìm mọi việc theo ý riêng.
Từ đây chính Chúa sẽ ra lệnh và gìn giữ mọi dự định đó cho đến cùng. Mọi sự việc sẽ được mau mắn thực hành từ bây giờ. Cô nghe bài giảng của cha lần đầu vào tháng 2. Và ngày 1 tháng 3 đã vào xưng tội với Ngài. Thứ bảy Tuần thánh, cha giải tội nói với cô: “Con sẽ làm tuần cửu nhật, cha sẽ cùng làm với con, chúng ta sẽ cầu nguyện để biết thánh ý Thiên Chúa, để biết nếu Chúa muốn Cha giữ con lại, con sẽ đến gặp cha ở cộng đoàn Dòng Maristes, con sẽ bấm chuông ở cửa và sẽ xin gặp cha Ema, con sẽ nói với người giữ cửa: Con là một phụ nữ có tang.” Ngày thỏa thuận đã đến, Marguerite trình diện và nói với người giữ cửa: Con xin gặp Cha Ema, xin thầy nói với cha đó là người phụ nữ có tang. – “Người giữ cửa trả lời cách mạnh bạo: phụ nữ mang tang thì không thiếu gì!”. Cha Ema đến và nói: “Nầy, con đáng thương! Thiên Chúa muốn cha giữ con lại”.
Dưới sự hướng dẫn của cha Ema, tâm hồn Marguerite cảm thấy ngày càng đi vào đời sống nội tâm hơn. Cơn khát hoàn thiện đó càng tăng lên mãi trong đời sống Kitô hữu bình thường, dù với sự hoàn thiện tột độ do Cha bảo cô thực hành, cũng không đủ cho cô. Tâm hồn cô khát vọng điều gì hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa. Cô cảm thấy nhu cầu điều tốt hơn nữa, hoàn hảo hơn nữa. Cô cảm thấy cần một nơi giữa cuộc sống thế gian và cuộc sống tu kín. Cô nói với cha điều đó, Cha thử luyện và trả lời với cô rằng: “con không biết con đang nói gì và muốn gì, vì không có cuộc sống nào ở giữa đời sống thế tục và đời sống tu kín”. Nhưng vì cô muốn như vậy, một thời gian sau đó, cha chấp nhận làm giám đốc Dòng Ba Đức Mẹ, một ngành cho giáo dân của Dòng Đức Mẹ.
Ngày 30 tháng 12 năm 1845, Cha công bố cho Marguerite rằng cô được nhận vào Dòng Ba. Sau đó các chị và mẹ cô đều là người dòng Ba, và cuối cùng cả gia đình Guillot đều xin Cha Ema hướng dẫn đời sống thiêng liêng, gồm có gia đình Benoîte.
Cha Ema không nể gì con gái mình. Cha bắt đầu bỏ đi những đồ vật cô quí chuộng. Những kinh đọc quá nhiều, Cha bảo cô bỏ bảy thứ kinh đọc hằng ngày. Cha đòi cô viết ra việc cô xin hướng dẫn và Cha sẽ trả lời lớn tiếng, điều đó kéo dài trong sáu năm. Chính Marguerite kể lại: “Ngày kia, trong lúc một cơn bệnh nặng như sắp chết, tôi đã đốt hết mọi giấy tờ. Vì có quá nhiều đến nổi người ta nói với tôi: Các cô ơi, lửa cháy ở nhà các cô! Đó là những giấy tờ đáng thương của tôi !”
Cha cũng chú tâm chống lại hoạt động tự nhiên của cô. Một lần cô cần làm một thứ để gởi đi cho công cuộc truyền giáo, để công việc tiến hành nhanh, cô phải để ra ba đêm. Cha ra lệnh cô để ba ngày không làm chi cả. Sau nầy cô kể lại, đó là một trong việc đền tội khó khăn và nặng nề nhất trong đời cô.
Trong Dòng Ba, không lâu, Cha Ema đặt cô chăm lo phòng thánh, điều đó hợp với cô. Nhưng khi Cha đặt cô làm chị giáo các tập sinh, có nghĩa chăm lo cho những người mới vào, từ đó bắt đầu những cuộc chiến đấu. Cô phải ra mặt điều khiển, hướng dẫn, cô lại rất rụt rè. Vào tháng 11 năm 1853, đó là cực điểm! Cha Favre với quyền của cha, đã chọn cô làm trưởng và điều đó kéo dài đến năm 1857.
Điều mà Cha Ema và Marguerite không hay biết, đó là cả hai đều sống một kiểu sống tập viện. Các ngài không tự xếp đặt cho mình, nhưng Thiên Chúa đã thực hiện điều đó trên các ngài. Và kiểu tập viện đó được sống dưới sự hướng dẫn của mẹ Maria luôn dẫn đưa về Con của mẹ.
Mặc dù, thế tục hóa Kitô giáo phổ biến trong thế kỷ của mẹ Marguerite. Giáo Hội ủng hộ lòng sùng kính các phép lạ và sự huy hoàng của nghi lễ phụng vụ. Đó là thế kỷ của tuần cửu nhật kính, rước sách và hành hương. Người ta cũng cảm nhận việc cầu nguyện của mẹ chứ không phải là lý do trên.
Có sự hiện diện của Mẹ Maria trong đời sống cô như thế, Marguerite có một dấu chỉ không thể nghi ngờ được. Vào tháng 9 năm 1848, bệnh cô rất nặng, và đã chuẩn bị như cô sắp chết. Người ta dâng phó cô cho Đức Bà La Salette, và cô hứa đi đến đền Đức Mẹ nếu được lành bệnh. Sáng ngày 8 hôm đó, trong khi cha Ema cử hành thánh lễ tại Fourvière và các chị Guillot của cô hết lòng cầu khẩn theo ý đó, Marguerite đứng lên, cô đã được lành bệnh! Việc xem như phép lạ đó được những người quanh vùng và chứng từ các bác si Berlioz và Champin chứng nhận. Giữa tháng 10, người ta thấy Marguerite trên lưng lừa leo núi đến La Salette. Chỉ điều đó chứng minh cuộc lành bệnh hiển nhiên.
VÀO CUỘC !
Cha Ema viết: “Ơn lớn lao nhất trong đời tôi là lòng tin sống động vào Bí tích Thánh Thể, ngay từ lúc còn bé” (NR 47, 3 )
Bệnh dửng dưng phổ biến thâm nhập vào nhiều Kitô hữu cách đáng sợ, tôi thường xuyên nghĩ đến thuốc chữa và tôi tìm ra được một thứ: đó là Thánh Thể, tình yêu đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Trước tiên mất đức tin xuất phát từ sự đánh mất tình yêu, những bóng tối thay cho ánh sáng, sự lạnh lẽo của cái chết, sự thiếu lửa. Ôi! Chúa Giêsu không nói: Thầy mang đến mạc khải những mầu nhiệm tuyệt vời: nhưng Thầy đến đem lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong lửa ấy bùng cháy trên vũ trụ” [Lc 12, 49] (CO 286).
Cha Ema thể hiện trong hai lời đó. Lời thứ nhất qui về ơn cá nhân: một đức tin sống động đối với Thánh Thể. Lời thứ hai nói về linh đạo của ngài: đốt cháy thế gian bằng Thánh Thể. Để đem lửa cho khắp bốn phương thiên hạ, không chỉ có mình Ngài. Ngày 13 tháng 5 năm 1856, Đức Cha Sibour, giám mục giáo phận Paris đã chúc lành dự phóng thành lập dòng Thánh Thể của Cha Ema. Đó là ngày sinh của một gia đình tu trì mới là Tu Sĩ Thánh Thể.
Cha Ema thấy trước rằng công cuộc này sẽ có một ngành nữ. Với sự thân tình kín đáo, Marguerite theo dõi sự việc đó và chuẩn bị từ bỏ mọi sự để đáp lại tiếng gọi Thánh Thể khi giờ đến. Trong khi chờ đợi đến với Cha Ema ở Paris, Marguerite hổ trợ công cuộc theo phương tiện của mình và gởi đến những nhu cầu cần thiết cho lúc khởi đầu, không quên gởỉ một chút bồi dưỡng! Trước tiên cần sắp xếp tổ chức cho ngành nam. Ngày 20 tháng 9 năm 1856, Cha viết cho Merguerite theo lối nói hình tượng: “Có giặc, người ta để phụ nữ lại đồn trại.”
Ngày 25 tháng 5 năm 1858, Marguerite với chị Claudine và bà Benoîte Richerd đến Paris, ở đường Faubourg Saint-Jacques để thực hiện Công cuộc (ngành nữ Thánh Thể). Nhưng bà Duhaut-Cilly và các bạn của bà đã đến trước. Thất vọng đầu tiên của Marguerite: Cha đặt cô làm bề trên của nhóm. Cô ghi lại trong nhật ký: “Cầu nguyện, van xin, vô ích. Tôi thấy cha cứng cỏi, độc ác. Tôi cả gan trách cha đã đưa tôi đến, đáng lý ra cần cho biết trước khi ở Lyon, tôi sẽ không đến. Người cha từ ái cứ cười và nói là tôi đang bị lên cơn sốt, nó sẽ qua đi và phải vâng thôi. Khóc và cầu nguyện là khí giới của tôi. Với sự từ ái cha nói: Nhưng con đáng thương ơi, chúng ta đã cùng làm việc với nhau suốt 12 năm ở Dòng Ba, giờ đây con phải hoạt động cho công cuộc tuyệt hảo này của Thánh Thể, này con, cha sẽ ở đó, sẽ hướng dẫn con, con là con của cha, cha sẽ cho con tất cả những gì cha có, khả năng, tinh thần, nhưng không là sự thánh thiện vì cha chỉ là người đáng thương.”
Thông thường, nhóm nhỏ các Nữ tỳ Thánh Thể tương lai phải qua những tháng bất ổn, người vào, kẻ ra tiếp nối. Sau một năm, mầm sống vững chắc hình thành, rất hi vọng, và cha đã dành một cuộc tĩnh tâm thành lập với mục tiêu sáu chị đến đầu tiên tuyên khấn tư vĩnh viễn. Chưa đặt vấn để mang áo dòng, hiện tại các chị sống như ẩn dật. Nhưng vì tình trạng của ngày qua ngày, các chị chỉ nhận một chiếc lúp dài và vương miện gai.
Nhóm được vững vàng, các chị bắt đầu vào việc chuẩn bị cho người lớn Rước Lễ lần đầu, công việc đã được cha Ema làm rất tốt. Cha giao các chị chuẩn bị cho những người sẽ rước lễ. Công việc đó vẫn thiếu tại Paris và Đức Giám mục Sibour rất hân hoan với ý nghĩ chỗ trống sẽ được lấp đầy.
Trong những năm đầu thành lập đó, cha Ema rất chú tâm đến các chị, nhất là với mẹ Marguerite. Các cha và các chị có chỗ ở riêng và chia sẻ chung một nhà nguyện. Thật là một thời đơn sơ tuyệt diệu, theo mô hình đời sống các tông đồ với các phụ nữ ở Phòng Tiệc Ly. Nhưng vào năm 1863, Cha Ema từ Roma về, đã chia sẻ với Mẹ Marguerite về thử thách đã xảy ra. Những gièm pha đã đưa về Roma rằng các cha và các chị này khác đã sống chung. Vậy là tức khắc, ngành nữ phải cách xa ra.
Đức giám mục Angebault ở Angers đã biết cha Ema với tu sĩ của cha nên đã tiếp đón thân tình các chị vào giáo phận của mình. Ngày 26 tháng năm, năm 1864, một cuộc cử hành long trọng tại căn nhà 14 đường Hôpital tại Angers. Lần đầu tiên các chị mặc áo dòng công khai và mang tên Nữ tỳ Thánh Thể, các chị đã khấn tư sẽ khấn lại theo giáo luật từ đây. Nhà thờ đặt Mình Thánh Chúa ra ngoài và Mẹ Marguerite chầu giờ đầu tiên.
Một năm sau, một cơ hội xem như có lợi để thành lập một nhà mới tại Nemours ngày 8 tháng 12 năm 1865. Một kinh nghiệm tạm bợ và kết thúc nhanh ngày 31 tháng năm, năm 1867. Sự thất bại đó để lại nhiều hậu quả nặng nề và kéo dài. Sự tín nhiệm nơi các giám mục bị công kích dữ dội, vấn đề tài chánh làm tiêu tan tận nguồn, những cuộc vu oan xảy ra như mây đen giữa cha Ema và Mẹ Marguerite, đám mây đó nhờ công chính đã tan trong tháng ba năm 1868, trước khi chia tay dứt khoát, vì cha Ema chỉ còn sống một thời gian ngắn.
Giữa bao là thử thách, ngày 17 tháng 12 năm 1866, Mẹ Marguerite mất chị Jenny ở Lyon. Mariette đã chăm sóc, an ủi và giúp chị trong giờ sau hết. Nhân danh cha Ema, chị được nhận vào hàng Nữ tỳ Thánh Thể với tên Jeanne Marie. Mẹ Marguerite trở về Angers với Mariette giờ đây cũng là thành viên Nữ tỳ Thánh Thể từ ngày 1 tháng giêng năm 1862, và được tuyên khấn với tên Anne Marie.
Năm 1868, sức khỏe của Mẹ Marguerite rất yếu kém. Bác sĩ Farge nói cần đến nghỉ ở Vichy. Mẹ đi với chị Anne Marie. Người ta phải khiêng Mẹ trên một chiếc ghế để lên xe.
Thiên Chúa ban cho, Thiên Chúa lấy lại, xin luôn được chúc tụng Người!
Về phía cha Ema, đã kiệt sức. Bác sĩ của Cha gởi cha về miền quê để hưởng không khí trong lành. Cha về La Mure, ngang qua Vichy. Ngài đến đó ngày 17 tháng 7. Cha tiếp chuyện với Mẹ Marguerite, nhưng nhiều nhất vẫn là với bà Joséphine Gourd và con gái bà là Stéphanie, người đã dâng bất động sản để lập Dòng. Ngày 20, lễ kính Thánh Marguerite, Cha không quên mừng lễ Mẹ Marguerite. Mẹ muốn giữ cha ở lại nhưng Cha không được khỏe, vì lý do đó Cha muốn đi không chậm trễ, và rời khỏi đó vào xế chiều.
Cha đến La Mure chiều hôm sau, và bị chứng sung huyết ở não. Tin tức đến Angers thật não nề, không thể xếp đặt được gì, và đau buồn gởi đến Mẹ Marguerite ở Vichy. Những biến cố tiếp nối rất nhanh, Cha Ema qua đời ngày 1 tháng 8 tại gia đình và ngày 3 tháng 8 tin mới đến Marguerite về cơn bệnh và cái chết của Cha. Cơn sốc quá lớn và bất chợt. Sau nầy mẹ nói: “Tại Vichy, khi tôi biết tin cha đáng kính chúng ta qua đời, thường lệ nhiều người muốn an ủi tôi trong những giờ phút đó. Tôi cám ơn, nhưng con người hoàn toàn bất lực về một biến cố như thế, chỉ với Chúa trong thinh lặng hoàn toàn với những giờ phút đó, và tôi nhận được sức mạnh để chấp nhận hy sinh Thiên Chúa đòi hỏi tôi.
Khi vừa biết tin tức đau buồn thử thách đó, Đức giám mục Angebaut nhanh chóng viết thư cho Mẹ Marguerite và đến thăm cộng đoàn. “Các con thân mến, cha không đến giảng cho các con, không đến để nói với các con, mà đến để khóc với các con, cùng chia sẻ với các con những tình cảm của cha trong lúc một tin tức đau buồn xé nát tim các con. Cha đến chia sẻ tiếc nuối sự mất đi người Cha, vị thánh Sáng Lập của các con, người gieo trồng các con vào giáo phận của Cha.
Sâu thẳm nỗi buồn đau sâu xa của Mẹ Marguerite, thấy mình như bị buộc là người sống còn của cha, và phải một mình sống với gia đình tu non trẻ mẹ Marguerite đã quen không làm gì mà không có sự đồng ý của cha. Mẹ Marguerite nói: “Trái tim của người con như muốn chết, nhưng trái tim người mẹ không muốn như thế, vì Mẹ sẽ không để lại những đứa con chưa sẵn sàng và còn cần đến mẹ”.
Lúc đầu, khi Cha còn sống, Mẹ Marguerite không nói nhiều và giải thích rằng: “Khi mặt trời còn chiếu sáng, ngôi sao nhỏ lu mờ.” Nếu sau đó Mẹ nói nhiều – Mẹ nói cách dễ dàng – Mẹ biết giữ cho cha Ema vị trí sáng lập. Mẹ không cho hướng dẫn nào mà không nói về cha và cho lời khuyên chính Mẹ đã nhận được nới cha, theo nhu cầu của từng chị em. Ví dụ, Mẹ nói: Cha đáng kính chúng ta nói như thế, và chỉ cách làm như vậy, v.v…” Mẹ cho ghi lại tất cả những lá thư Cha đã viết cho mẹ để các con của mẹ có thể đọc mà không đụng chạm gì đến bản viết, để giữ đúng nguyên bản. Mẹ cũng cho các chị viết lại những bài giảng của cha đế tất cả chị em có thể tiếp xúc với thời kỳ thành lập. Những ngày kỷ niệm về Cha là cơ hội để cử hành và tưởng nhớ cuộc sống của cha, với ngày kỷ niệm chịu Thánh tẩy, ngày lễ quan thầy, ngày qua đời .
Mẹ tôn kính cha như vị thánh, và nói với chị em rằng: “Tu sĩ dòng Thăm Viếng gọi Thánh Francois de Sales là cha đáng kính chúng ta. Vậy thì với Mẹ, cũng sẽ nói “Cha Đáng kính chúng ta”! Với người thế gian, Mẹ không nói, nhưng riêng mẹ, mẹ gọi luôn như vậy.
Thuyền bấp bênh trên mặt biển động.
Tiếp đây là làn sóng các biến cố.
Đức Cha Angebault là người chỉ huy và ra lệnh. Sau vụ việc thất bại ở Nemours, ngài đặt một giáo sĩ triều làm bề trên coi cộng đoàn, đó là một linh mục phụ tá, cánh tay phải của ngài là cha Francois Grolleau. Đầu năm 1870, cha Francois được bầu làm giám mục Evreux và Đức cha Angebault qua đời ngày 2 tháng 10 cùng năm. Nhiều điều không thuận lợi có thể đến với thử thách mới nầy: Công trình còn quá nhỏ bé và phải qua nhiều thử thách! Người kế vị sẽ có ý nghĩ gì với công trình ? May thay, Đức Cha mới, Đức Cha Charles-Emile Freppel tỏ ra nhân từ, và theo lời gợi mở của mẹ Marguerite, ngài bổ nhiệm cha Joseph Pessard như bề trên của cộng đoàn.
Trận giặc giữa Pháp và Phổ năm 1870 buộc phải qua những ngày tệ hại nhất. Phải đặt ra những chiến lược, những đồ vật quí giá phải giấu cất kỷ lưỡng, phải dự phòng những nơi trú ẩn. Sự thanh thản và phó thác của mẹ Marguerite hổ trợ lòng can đảm của các con Mẹ.
Bạo lực kéo dài suốt một thế kỷ, trong những thành phố lớn, riêng Paris và Lyon cũng có những biến cố xảy ra vào năm 1830, 1848 và 1870. Những tài liệu các Nữ tỳ cho thấy sự bất ổn đó cách chung chung. Cha Ema khuyên chị em: “Hãy để họ cứ đánh nhau, các con không thể làm gì được trong những hoàn cảnh đó, tốt hơn là cầu nguyện…”.
Những bước tiến do mẹ Marguerite đề xướng cho việc chuẩn nhận Hội Dòng được ghi nhận là thành công, thay vì chỉ một Tôn chỉ đơn giản ca tụng, việc chuẩn nhận đứt khoát được Đức Piô IX ban hành ngày 21 tháng 7 năm 1871. Đó là niềm vui lớn, ngoại trừ những thay đổi không xứng hợp được nêu lên:
1) giáo sĩ triều không thể là bề trên dòng Thánh Thể;
2) lời khần thứ tư, lời khấn Thánh Thể đã bỏ.
Quyết định từ Roma liên hệ đến bề trên chạm đến ngay tâm hồn Mẹ Marguerite không muốn bằng bất cứ giá nào, phải duy trì liên hệ giữa hai gia đình của Cha Ema. Khổ lòng còn nặng nề hơn nữa, có người tố cáo rằng chính Marguerite có quyết định liên hệ đến bề trên giáo sĩ! Còn về lới khấn thánh thể, Mẹ vẫn duy trì. Năm sau, Mẹ gởi chị Marie và Pierrette đến Roma để biện hộ cho vấn đề đó. Roma vẫn giữ quyết định của mình và thay lời khấn bằng hình thức hiến dâng mình cho Thánh Thể.
Ngày 22 đến 31 tháng 10 năm 1871, Pierrette cùng đi với Mẹ Marguerite đến Lyon. Gia đình Gourd ở Thorin dâng căn nhà ở Lyon cho Nữ tỳ. Người lo việc giữ tiền thau nhà thờ ở căn hộ đó phải rời đi. Cha xứ không liên hệ chi đến công việc đó, nhưng cha và nhiều người sợ ngôi nhà nguyện nhỏ của Nữ tỳ sẽ thu hút nhiều người đến làm thiệt hại cho giáo xứ. Vì lý do đó, (mà Đức Tổng Giám mục Ginoulhiac bị bệnh) nên để mọi việc chịu ảnh hưởng.
Mẹ Marguerite và hai chị Claudine và Pierrette nhanh chân đến Lyon lúc cuối tháng 9 năm 1872, để xin phép xây dựng một Cộng đoàn. Ngày 2 và 5 tháng 10, Mẹ gặp vị Tổng Giám Mục. Nhưng vô ích! Việc xây dựng bị từ chối.
Sau ngày thất bại đó, Mẹ chịu khuất phục và chấp nhận, nhưng Mẹ vẫn ở Lyon, để chụp hình. Qua tấm ảnh đó, nhận định vào thời điểm đó như sau: Có thể nhận thấy một khuôn mặt lạnh lùng trên khuôn mặt Mẹ, nhưng đó chắc chắn không là khuôn mặt thường ngày của mẹ. Bức ảnh diễn tả khi mẹ vừa trải qua cơn khổ nhọc vì bị Tổng Giám Mục từ khước việc thành lập cộng đoàn tại Lyon. Đặc biệt, dù khổ nhọc ghi trên ảnh đó, ta không thể không nhận ra rằng chính Mẹ đó, với những nét uy nghiêm cao thượng của chính con người Mẹ tỏ hiện trên ảnh .
Năm 1864, khi đến Angers, cộng đoàn được sự hổ trợ của linh mục Augustin Crépon, cha sở Nhà thờ Đức Bà. Cha là người đã biết cha Ema và được thu hút với đời sống Thánh Thể, cha vào tập viện tháng 11 năm 1866 tại Paris. Một thời gian khá dài, cộng đoàn không có cha tuyên úy chính thức, và Mẹ Marguerite rất khổ tâm về tình trạng đó.
Tháng giêng năm 1874, một khởi động mới, đặt ra với Giám Mục Ginoulhiac để được phép thành lập nhà ở Lyon. Cha Pessard và cha Crépon có người anh làm tổng đại diện ở Lyon, hai cha vẫn hi vọng. Không có dấu gì cho biết là Đức Tởng giám mục chịu khuất phục. Và Tối đa, quyền được ban. Tin nhanh từ cha Crépon tức khắc đến Angers: “Alleluia! Alleluia! Việc thành lập được ban cách rất dịu dàng, các chị Nữ tỳ đến lúc nào tùy ý. Hôm nay đi, và ngày mai sẽ đến Angers.”
Thế kỷ XIX cũng là thế kỷ của tiến bộ kỹ thuật. Điện báo, phương tiện truyền thông dành riêng cho chính phủ. Hiện nay truyền thông là một phần của cuộc sống hàng ngày, cũng như các phương tiện giao thông vận tải mới phát minh là tàu lửa.
Ngày 18 tháng 2, Mẹ Marguerite và chị Pierrette đi Lyon với 12 chị sẽ đến sau. Ngày 21 tháng 6, trong khi sắp xếp đồ đạc gần như xong xuôi, cũng như những thư mời cho ngày 29 là ngày khai trương, bỗng đâu một cơn bão với sấm sét, nước tuôn với đá bụi tràn vào phần đất sở hữu. Những hòn đá rơi mạnh đến độ đập bể cửa kính. Vì nước chảy theo đường đất nứt nẻ nên tuôn vào nhà. Công thợ phải tăng cường gấp đôi và ngày 29, lễ kính thánh Phêrô, mọi sự như phải làm mới lại. Trong ngày là những buổi cử hành lễ, niềm vui trào tràn … cho hiện tại! Ngày 16 tháng 7, một lá thư từ Tòa Tổng giám mục ra lệnh đóng cửa nhà nguyện cho công chúng. Người ta nói, người ta làm gì. .. . thì nhà nguyện vẫn đóng cửa cho đến ngày 4 tháng 9 năm 1876. Ngoài sự việc đau buồn đó còn thêm những nghi ngờ. Tất cả các nhà nguyện được mở cửa ngoại trừ ở Place Morel. Từ đó nảy lên những thắc mắc…
Năm 1874 bắt đầu thời gian nghèo khó tột độ, nếu không muốn nói là cùng cực, vì phải trải qua những biến cố ngoài dự kiến.
Mùa xuân 1875, bệnh cúm truyền nhiễm lan rộng nhiều vùng, các chị đều bị lây lan cùng với Mẹ. Lễ mừng cha Pessard đến. Mẹ Marguerite ghi lại: “Đã có những câu ca mừng, nhưng không có ai để hát! “
Năm 1876, chỉ sau hai năm mở cộng đoàn ở Lyon, một cộng đoàn mới đòi hỏi phải có, lần này tại Paris, vì biến cố đòi hỏi không thể dừng bước. Đức cha Freppel khuyến khích cứ tiến tới, và ngày 1 tháng 5, căn nhà được khai trương mà không có một đồng nào! Bất chấp! Nó vẫn tồn tại !
Năm 1877 loan báo chủ yếu. Tình trạng nghèo khó cùng cực buộc phải cho tập sinh về: nhưng tất cả đều từ chối, sẵn sàng sống chỉ với bánh và nước. Đèn đốt chầu Thánh Thể phải bớt. Buộc lòng phải tìm việc làm bên ngoài để có thêm lợi tức, nhưng như thế việc cầu nguyện phải chịu ảnh hưởng cắt xén. Đó là thời gian ngoại lệ! Vậy làm thế nào để ra khỏi cơn khủng hoảng đó? Việc điều hành nghiêm chỉnh của Mẹ Marguerite và sự hợp nhất tâm hồn phụ lực với Chúa Quan Phòng. Mẹ Marguerite giữ cho Cộng Đoàn không có nợ nần chi, nhưng ngân quĩ trống rổng.
Ngày 30 tháng 6 năm 1880, Dòng Tên bị đuổi ra khỏi nước Pháp, tiếp đó là các tu sĩ khác. Người ta sẽ đến với các cộng đoàn nữ không? Phải cảnh giác .
Thuyền nan bấp bênh đối diện với tương lai. Ai sẽ tiếp nối Tổng quyền đầu tiên đây? Lo lắng quan trọng hàng đầu! Mẹ Marguerite chỉ thấy Mẹ Julienne kiên cường là người thành lập ở Lyon và Paris, nhưng ngài có tuổi và sức khỏe cũng yếu nhược.
Khi cha Ema đến Bruxelles dể thành lập cộng đoàn, cha có biết gia đình Hinsbergh. Cha nhận họ vào Hiệp Hội Thánh Thể và khi đó cô bé Clémence chỉ mới 12 tuổi. “Ngày kia, cô nói với mẹ rằng, con sẽ giữ chỗ đó.” Bà mẹ không nói gì với cô, nhưng ơn sủng tiếp tục hành trình riêng. Clémence bước vào tuổi 24 và tuyên khấn vĩnh viễn đúng thời đúng lúc vào tháng 10 năm 1883, để thay cho Mẹ Marguerite qua đời một năm rưỡi sau đó. Nét đặc biệt đó của Chúa Quan Phòng làm nổi bật điều cha Ema viết cho Mẹ Marguerite vào năm 1861: “Cha ở đây ngày qua ngày như Cha mong mỏi nơi con, là không biết chi về tương lai, nhưng Thiên Chúa đã nghĩ đến điều đó cho Cha.”
Ai sẽ cầm lái đây ?
Một người bệnh nặng và mù mắt.
Mẹ Marguerite bị đau chân phải từ năm 1868, và mắt Mẹ có vấn đề từ năm 1869 dù vẫn phải mang kính.
Tháng 7 năm 1875, tình trạng sức khỏe chung rất đáng ngại, người ta cho Mẹ đi nghỉ ở nhà các chị tại Lyon. Nhưng các bác sĩ tuyên bố không thể trị bệnh tiểu đường và bệnh lở loét. Tháng 11, người ta nói rằng Mẹ chỉ còn sống chừng 1 tháng nữa. Tuy nhiên với tất cả hy vọng, ngày 27 tháng 12, Mẹ về Angers, và từ đây mẹ như bị cột chân trên ghế không thể đi dứng được nữa.
Trong thời đó, người ta có cách chữa trị thế nào? Theo lời người y tá canh đêm kể lại: Khi cơn đau hành hạ, người ta dùng dầu đốt nóng thoa lên chân, thật là cảnh tử đạo. Trong nhiều giờ, nó như là hòn than cháy đặt lên chân. Khi đau nhiều, Mẹ không thể đặt chân vào đâu được, Mẹ chỉ dùng hai tay ôm chân và kêu lên Chúa rằng: Lạy Chúa, con xin dâng đau đớn này, ý chỉ cho người nầy người kia. Bởi sự nhẫn nại, sự dịu hiền, phó thác mà những vị tử đạo người ta đốt các ngài vào lửa thời bắt đạo, và nhiều lần cả ngày đêm, phải thực hiện sự chữa trị như thế. Phải mất hai tiếng với đau đớn đó, trước khi cách chữa có hiệu nghiệm và hạ cơn đau dày vò.”
Có thể so sánh với cảnh các vị tử đạo hát vang khi bị hành hình, Mẹ Marguerite có tiếng hát trong sáng, vẫn hát lên những câu hát do Mẹ sáng tạo, để người canh giữ Mẹ bớt nhọc.
Còn phải chín năm rưỡi với cơn đau như thế, và đôi mắt Mẹ mù hẳn.
Thuốc giảm cơn đau có bước tiến đáng kể, nhưng luật pháp cấm dùng thuốc tiêm cho Mẹ, vì thuốc đó chỉ dùng cho những ai bị thương hay gảy chân, tay trong trận chiến mà thôi.
Người phụ nữ hành động với cái đầu.
Những việc được thực hiện, từ Mẹ, hay từ việc tiến hành với sự kiên trì: Nhật báo của Hội Dòng, nhiều bản, từ năm 1869 – Qui chế với chi tiết, 1871 – Roma chuẩn nhận Hội Dòng, 1871 – Gởi người đến Roma xin duy trì lời Khấn Thánh thể, 1872 – Xây đựng nhà nguyện Angers, Thánh hiến 1874 – Vượt qua và ra khỏi khủng hoảng nghèo khó, từ 1870 đến 1880 – Mừng 10 năm Chuẩn nhận Qui Luật, 1875. – Xây dựng nhà Paris, 1876. – Sao chép lại các Bài Giảng của cha Ema cho các nhà thành lập. In ấn Thủ Bản của Nữ tỳ Thánh Thể, 1881.
Ngày mừng Ngân Khánh Dòng 1883, Mẹ vẫn ngồi ghế để giảng năm cuộc Tĩnh tâm cho các chị từ Angers, hay từ Lyon và Paris đến .- Việc lan rộng đáng chú ý của Hiệp Hội cho giáo dân, năm 1884. – Sự chấm dứt hoàn toàn nợ nần . – Chuẩn nhận hoàn toàn Hiến Pháp ngày 8 tháng 5 năm 1885, hai tháng trước ngày Mẹ qua đời.
Người phụ nữ với trái tim.
Trí khôn và trí nhớ đặc sắc của Mẹ được kể như ngang hàng với những đức tính của con tim: nhạy cảm tuyệt đối, tế nhị tuyệt diệu, thông cảm, lịch lãm, đơn giản. Mẹ rất dễ gây được tình cảm với người khác, nhưng không muốn quá bám vào Mẹ cách tự nhiên. Mẹ rất biết ơn với người giúp đỡ Mẹ cũng như với tất cả mọi người! Trong thời kỳ nghèo khó cùng cực, tin đó lan rộng trong thành phố và nhiều người thường mang đến thức ăn cho cộng đoàn. Từ đó mẹ bắt đầu một bảng ghi danh các vị ân nhân và tên quà tặng, dù chỉ là một cái trứng! Với tinh thần trung thành, Mẹ vẫn giữ tập ghi đó trong tài liệu lưu trữ.
Làm thế nào diễn tả được tình yêu Mẹ dành cho gia đình, cũng như cho Hội Dòng Thánh Thể! Nhất là với các con của Mẹ! Một chị nói lên chứng từ đó rằng: “Trong những năm cuối đời, Mẹ đáng kính chúng ta bị buộc có một người thư ký vì tình trạng mù của mẹ. Nhưng trong những thư riêng, nhất là với những con cái cùng sống những ngày đầu thành lập Dòng, con tim từ mẫu của người mẹ không muốn nhượng bộ cho người khác những lo lắng đó, dù phải hy sinh và rất khổ nhọc đòi hỏi thật nhiều từ việc viết lách, nhưng lại không thấy rõ. Thường xuyên, một trong những chị y tá theo dõi không bỏ qua giờ phút nào cho biết: Khi đó Mẹ viết rất nhanh cách lạ thường, không thể theo dõi cây bút có khi ra khỏi hàng thẳng, nhiều khi rất khó đọc. Nhưng Mẹ nói, con cái thân yêu của mẹ sẽ biết đọc chữ của người mẹ nghèo khó mù lòa, và con tim họ vẫn hiểu luôn. Dĩ nhiên, rồi cũng quen với chữ viết của mẹ, khi học hỏi, chúng ta vẫn dễ dàng đọc nó. Như thế đó, tất cả chị em vẫn có thể nhận được lời khuyên và ý tưởng của mẹ.”
Không chị nào qua đời mà không để lại nỗi buồn se sắt lâu dài. Như người ta nói, Mẹ khóc nhiều, và khổ đau vì bệnh càng tăng thêm.
Tiếp theo tình thương đặc biệt như thế, Mẹ lại còn hứa và hy vọng rằng, sẽ còn được bao quanh các con cái Mẹ với lời: “Nầy các con, Mẹ sẽ yêu thương các con luôn mãi trên thiên đàng cũng như khi còn dưới đất”.
Người phụ nữ Thánh Thể.
Theo lời thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Tôi khuyên nhủ anh chị em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách xứng hợp để thờ phượng Người” (Rm 12, 1) Không thể vào nhà nguyện, Mẹ Marguerite phải thiếu vắng thánh lễ hoàn toàn, đặc biệt mười năm cuối đời. Còn việc Rước lễ, càng ngày càng bớt đi, khi bệnh trở nặng. Hơn nữa, nếu Mẹ bị thiếu về Thánh Thể, chính Mẹ càng ngày càng trở nên Thánh Thể hơn, bởi sự toàn hiến tinh tuyền. Tôn thờ trong tinh thần và chân lý, Mẹ xác định rằng: “Tôn thờ (chầu) không gì hơn là tôn thờ với toàn con người.”.
Một bí nhiệm
Mẹ Marguerite, ban ngày làm việc rất tích cực, lại dành thời gian ban đêm để cầu nguyện, nghĩa là mẹ ngủ rất ít. các y tá chăm sóc trong phòng bệnh của mẹ trong năm mười năm rưỡi đã trải qua những đêm, chứng kiến nhiều lần ma quỷ quấy phá. Nhưng cũng đôi khi, cũng khá dễ chịu, phòng như được ướp nước hoa, vì vậy mà chị em, đã đổ lỗi cho các y tá ban đêm đem hoa vào phòng, thực tế chẳng có gì.
Hiện tượng khác đã xảy ra, được thuật lại bởi y tá của mẹ: “Sự can đảm và nhẫn nhục của bệnh nhân thân yêu của chúng ta chắc chắn cũng làm hài lòng cho trái tim của Thầy Chí Thánh. Trong khi chúng tôi vẫn điều trị theo bác sĩ Chabalier và bác sĩ Farge thoa phấn rôm lên chân của mẹ đáng kính gồm bột gạo và tinh bột, vào đêm 10 tháng 3 [1876], tôi một mình ở bên cạnh mẹ, Tôi thấy trên chân bị đau sáng bóng tuyệt đẹp như kim cương. Tôi đã nhiều lần giơ tay lên trên [có khoảng cách giữa tay của chị và chân của mẹ] mà vẫn không làm mất đi sự tỏa sáng. Cuối cùng, muốn biết nó là cái gì, tôi giơ ngón tay để chạm vào chúng, nhưng tôi ngạc nhiên lấp lánh biến mất. Tôi không thấy mụn, và lớp da chai cứng bao phủ chân của mẹ trong thời gian đó. Điều này xảy ra trước mắt tôi, và những gì tôi nói là sự thật. Tôi nói với chị Claudine chị gái của mẹ và chị ấy làm tôi ngạc nhiên; Chị trả lời: Chúa muốn chân này đau để chứng tỏ bạn được đẹp lòng Ngài. “Ở đó lời chị Claudine, được hiểu không phải là sự đau khổ của Mẹ Marguerite đã làm đẹp lòng Thiên Chúa, nhưng tình yêu và sự phó thác khiến Chúa chấp nhận.
Bản thân mẹ phải chịu chính căn bệnh mà mẹ cầu xin cho người khác được chữa lành. Sự lạ hiển nhiên nhất đó là dịch bệnh bạch hầu ở Externat Saint-Maurille, Angers đã ngưng lại.
Các bác sĩ xác định về sự bất lực của mình để hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ Marguerite: làm sao duy trì được sức sống trong tình trạng đó như thế. Chúng ta tìm được câu trả lời về bí nhiệm đó trong cuộc trò chuyện ngày 23 tháng 3 năm 1877 như sau: “Ở chân Mẹ có điều gì như thế ?” – Trong chân Mẹ, là sự công chính và lòng thương xót của Chúa .”
Nunc dimittis (Giờ đây)
Mẹ Marguerite xác tín rằng: Mẹ sẽ không chết trước khi Roma chuẩn nhận hẳn Qui Luật, điều đó xảy đến hai tháng trước khi Mẹ ra đi. Từ đó, Mẹ có thể bắt đầu xướng lên: “Giờ đây, xin để tôi tớ nầy được an bình ra đi .”(Lc 2, 29). Mẹ xem như sứ mệnh của Mẹ đã hoàn tất dưới thế nầy, và chỉ còn muốn lo nghĩ đến Chúa và chuẩn bị đến trước nhan Ngài. Tuy vậy, còn lâu để Mẹ bất động, khi cơn bệnh cho Mẹ nghỉ ngơi một lúc, cùng với chị Marie Clémence – người sẽ thay Mẹ – Mẹ xem qua những khó khăn có thể xảy đến.
Những tuần lễ cuối cùng chỉ còn là cuộc hấp hối kéo dài. Những cơn sốt ác liệt càng tăng dần. Có những ngày như không còn gì nữa, không còn nghị lực và can đảm. Đôi khi trong những giờ đau đớn nội tâm, Mẹ lên tiếng: “Lạy Chúa, sao Chúa bỏ rơi con? Thiên đàng và trần gian đều bỏ rơi con.” Một trong những lời thốt lên và nghe được cuối cùng là: Bỏ – rơi– Thiên Chúa bỏ rơi ? Có thể Mẹ biểu lộ phó thác vào tay Chúa vì Mẹ ra đi rất an tĩnh không thể nhận biết được hơi thở cuối cùng. Đồng hồ điểm ba giờ hai mươi lăm phút sáng, ngày thứ ba 7 tháng 7 năm 1885.
Buổi sáng đó, ngay lúc tám giờ, bắt đầu những cuộc thăm viếng cầu kinh không ngừng cho đến lúc an táng. Tang lễ được Đức giám mục Pessard cử hành lúc mười giờ sáng ngày thứ năm 9 tháng 7. Có nhiều cộng đoàn Dòng tu trong tỉnh đến tham dự. Xác Mẹ được an nghỉ tại nghĩa trang Angers.
Giáo Hội địa phương tôn vinh.
Ở đây những lời ca tụng về nhân đức của Mẹ không muốn lên tiếng trước khi Giáo Hội tuyên xưng.
Mẹ Marguerite vẫn được tôn kính ngay lúc còn sống. Những chứng từ rất phong phú. Ví như những ngày cuối đời Mẹ, người ta mang trẻ đến xin Mẹ chúc lành ngày Rửa Tội. Những người khác xin cho được những gì là của mẹ như những lọn tóc, hay bất cứ vật gì làm thành dấu tích.
Không đến hai năm, tám bản đá cẩm thạch được đặt trên mộ Mẹ. Vì sợ rằng sẽ có hại đến việc phong thánh, nên đã được cất đi. Điều đó chứng nhận rằng cầu nguyện với Mẹ không phải vô ích.
Nhiều người muốn viết lên chứng từ của chính mình. Chị em trong cộng đoàn cũng làm như vậy, những bài viết của các chị làm nên một loạt sưu tập. Những bài quan trọng nhất được ghi lại thành 570 trang, nhất là của chị Julie Philomène, y tá của mẹ.
Chắc chắn rằng Mẹ Marguerite để lại nhiều dấu ấn tôn kính sâu xa trên nhiều người đã biết và xác định về nhân đức của mẹ. Đặc biệt với bác sĩ riêng Farge. Những thứ bệnh kéo theo những “cơn đau dữ dội, liên lỉ làm cho bệnh nhân chịu đựng nặng nề, đau ít khi giảm dù chỉ một lúc. Bệnh mất ngủ như qui luật suốt nhiều năm cùng những cơn đau mẹ chịu đựng với sự nhẫn nại lạ lùng.
Nhưng hơn cả những chứng từ quan trọng và quí báu nhất từ Giám mục Freppel đã không ngần ngại. Trong một buổi gặp gỡ cộng đoàn ngày 18 tháng 8 năm 1887, ngài nói về Mẹ Marguerite với lời: “Ôi! người phụ nữ thánh thiện! Cha rất tín nhiệm vào lời cầu nguyện của mẹ, hãy lo việc phong thánh cho Mẹ. Các con thân yêu, hãy viết ra một tập tài liệu để gởi về Rôma”. Cùng ngày đó, khi đi dạo, ngài nhắc lại vấn đề: “Người ta đang nộp hồ sơ về Bề Trên Dòng Chúa Chiên Lành, với Jeanne de la Noue, nhưng Mẹ Marguerite là vị thánh cả và Cha muốn Ngài được phong thánh !”
Ở đây và bây giờ.
Ở đây
Các con cái của Cha Ema và Mẹ Marguerite ở đâu? Họ ở Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu, ở Phi Châu, Philippine, Việt Nam. Đang khi ở nhiều nước thì đó là giờ suy giảm ơn gọi, còn nơi đây thì cây sinh hoa, đặc biệt ở Á Châu.
Bây giờ.
“Bây giờ” của Hội Dòng vẫn tiếp tục với “hôm qua”, dù với cách này hay cách khác. Những chị em tiên khởi vẫn tiếp tục sống cách khác. Tại Paris, các chị kết hợp đời sống chiêm niệm với công trình lo cho các em gái Rước Lễ Lần Đầu, nhưng ở Angers, Đức giám mục Angebault không thấy nhu cầu với công trình đó. Ngài muốn các chị hoàn toàn sống đời cầu nguyện. Điều nầy chính là tư tưởng của cha Ema đã xác định ba lần cho các chị trong các bài huấn giáo: “Các con có sứ vụ là người công giáo cầu nguyện” và cuối cùng ngài còn thêm: “hãy có tâm hồn quảng đại như đặc ân của các con” (PS 236) Tất cả như là Tu Sĩ Thánh Thể, các chị có tâm hồn như ở Angers ngày đó và sau nầy, cho giáo dân tham dự vào công trình Thánh Thể qua ngành Hiệp Hội: đó là Hiệp Hội Thánh Thể.
Tháng ngày trôi qua, Công Đồng Vaticanô II đến. Trong Hội Dòng cũng như trong Giáo Hội. Ánh sáng Thánh Thể chiếu tỏa ánh sáng mới dưới ba yếu tố: cử hành, hiệp thông và tôn thờ (chầu Thánh Thể).
Để diễn tả cách rõ ràng hơn qua vài lời, Hội Dòng được xác định trong Hiến Pháp như sau:
Với đặc tình chiêm niệm,
Hội Dòng chúng tôi quy chiếu về Bản Vị Chúa Kitô
trong mọi chiều kích của Mầu nhiệm Thánh Thể,
và toàn hiến cho tình yêu và vinh quang Người.
Chúng tôi hòa hợp chiêm niệm với tình yêu tông đồ
trong một đời sống tôn thờ,
và hòa nhịp với đời sống thờ phượng đó
trong những hoạt động
luôn linh hứng từ Thánh Thể,
và quy chiếu về Mầu Nhiệm đức tin đó.
&
1 Dặm bằng 1.609m
Chasselay bên sông Rhône: Đó là nơi Marguerite Guillot được sinh ra ngày 4 tháng 12 năm 1815.
Lyon: Mùa Chay năm 1845, mẹ Marguerite gặp cha Ema đang là tu sĩ dòng Đức Mẹ, và được Ngài nhận làm cha hướng dẫn thiêng liêng. Tháng 12 cùng năm, Mẹ được nhận vào Dòng Ba Đức Mẹ với nhiều chức vị, đặc biệt là trưởng Dòng Ba.
Paris: Cha Ema lập Dòng Thánh Thể năm 1856 và Mẹ Marguerite cộng tác năm 1858 để lập Dòng Nữ tỳ Thánh Thể, với tên Mẹ Marguerite Thánh Thể Tổng Quyền Đầu Tiên.
Angers: Từ Paris, cộng đoàn đến Angers năm 1864, được Giám mục Guillaume Angebault tiếp đón. Hội Dòng được chuẩn nhận năm 1871 và thành lập thêm hai cộng đoàn khác ở Lyon và Paris. Hiến được chuẩn nhận ngày 8 tháng 5 năm 1885 và Mẹ Marguerite qua đời tại Angers ngày 7 tháng 7 năm 1885.
Nguồn tài liệu
Bản Tiểu Sử nầy được ghi lại theo Tài Liệu Dòng Nữ tỳ Thánh Thể (AGSSS), đặc biệt theo Lời chứng của Sr. Julie Philomène, Angers 1992