Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 01 ngày 12

Lm Erasto Fernandez, sss           .
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ     
      

  “Khi đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus, Chúa  chúng ta đã nói với họ rằng Người đã chết, đã chịu đau khổ. Những tâm hồn tốt lành này đã chẳng hiểu gì cả. Nhưng khi họ chia sẻ tấm bánh, họ thốt lên rằng: Tất cả đều là sự thật-  chúng ta đã cảm nghiệm được điều đó giống như một ngọn lửa đang bừng cháy lên trong chúng ta vậy.” [Hội thảo, tháng 8/1859]

Thực tại của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta vượt xa sự hiểu biết của chúng ta. Cách duy nhất Ngài có thể chuyển tải điều này cho chúng ta một cách hiệu quả chính là qua các biểu tượng (Mục tử, gà mẹ với gà con, chim bằng…)- giây phút quan trọng trong sự thay đổi này chính là “mở mắt chúng ta ra” để nhận  ra thực tại ấy là gì. Vì tình yêu Thiên Chúa, cũng như tất cả những ưu phẩm khác của Ngài thật không thể tin nổi, đặc biệt là đối với những ai đã cảm nhận được tình yêu có điều kiện duy nhất nơi người khác. Bên cạnh đó, quan niệm tự nhiên của chúng ta về sự công bằng mách bảo chúng ta rằng một tội nhân cần phải bị trừng phạt vì tội lỗi của mình bằng hình thức này hay hình thức khác. Vì thế, khi Thiên Chúa lôi kéo chúng ta đến gần Ngài, thì trong thâm tâm chúng ta cảm thấy có khoảng cách, bất xứng; chúng ta tưởng tượng chúng ta đang lừa dối Thiên Chúa, như thể Ngài không biết sự tàn ác của tội lỗi chúng ta!

Khi nhìn vào cuộc đời mình, chúng ta khám phá ra một “ngưỡng cửa” cần phải vượt qua trước khi chúng ta có thể tin tưởng một cách chắc chắn. Cho đến khi đạt đến ngưỡng cửa này, chúng ta sẽ luôn luôn đòi hỏi những dấu chỉ và bằng chứng! Thế nhưng, trong sự nhân lành, Chúa ban cho chúng ta dấu chỉ, sau khi thực hiện dấu lạ, để vượt qua ngưỡng cửa đó. Tuy nhiên, nếu Chúa đã thực hiện được, thì cũng có một điều gì đó chúng ta nên làm để tiến gần đến ranh giới của khổ nạn!

Đọc Kinh Thánh và suy niệm về kinh nghiệm của người khác sẽ giúp chúng ta hiểu và chấp nhận rằng đối với Thiên Chúa, không có giới hạn nơi tình yêu và sự hiểu biết của Ngài. Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta không căn cứ vào việc chúng ta là ai, nhưng vào việc Ngài là ai, không phải vào những gì chúng ta làm cho bằng những gì Ngài làm cho chúng ta.

Chúng ta cũng tự nhủ với lòng mình rằng đối với những người tin, chẳng hạn việc yêu thương người khác, là một vấn đềliên quan đến việc nhìn thấy, trong khi đối với người khác  thì chính việc lắng nghe mới làđiều cần thiết. Những người khác vẫn còn dựa vào ý nghĩa của việc sờ hay cảm  giác– nhưng cho dù sở thích của chúng ta là gì đi chăng nữa, không gì có thể ngăn cản Thiên Chúa đến với chúng ta. Bên cạnh đó, Ngài biết cách làm nào là sở thích của chúng ta trong việc tin hay thậm chí là yêu thương, trước khi chúng ta nói với Ngài! Tuy nhiên, khi chúng ta hành động như những con kênh đến với người khác, sự nhận thức về những cách làm khác nhau  này có thể rất quan trọng để thành công. Do đó, chúng ta sẽ  cần phải biết rõ thính giả của mình trước khi nỗ lực để chia sẻ với họ về sự sung mãn của tình yêu Thiên Chúa nơi Nhiệm  tích Thánh Thể. Lôi kéo họ vào con đường sai lầm không chỉ làm cho những nỗ lực của chúng ta trở nên kém hiệu quả, nhưng còn lấy đi khỏi họ một và chỉ một phương thuốc duy nhất để chữa lành tất cả những căn bệnh của họ.

Bên cạnh đó, chúng ta cần nhận ra rằng không phải tất cả mọi người đều sẽ đáp trả lại cách cảm nghiệm cụ thể của chúng ta về Thiên Chúa, vì thế chúng ta cần mở lòng ra để thử những cách làm khác, luôn luôn dựa vào sức mạnh và sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Cũng thế, với những ai chúng ta đã tiếp xúc, chúng ta không cảm thấy ghen tương khi một người nào đó thành công hơn chúng ta. Điều cốt yếu là lửa tình yêu phải bừng cháy mãnh liệt và mãi mãi nơi chúng ta, khiến chúng ta muốn chia sẻ sự tốt lành của Thiên Chúa với tất cả những ai chúng ta gặp gỡ, không ngại khó khăn hay phải trả giá!