Lm Erasto Fernandez, sss.
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ
“Phúc thay ai tin vào Tình yêu, tin vào Thánh Thể” [Phong Trào Chầu Thánh Thể 40 Giờ tại các đan viện Biển Đức, tháng 5 năm 1868]
Lời khẳng định này của cha Eymard có thể không làmcho nhiều người trong chúng ta ngày nay ấn tượng về tầm quan trọng của nó. Nhưng tất cả những gì chúng ta cần là nhớ lại bầu khí tâm linh nói chung vào thời đại của ngài. Tình yêu là điều sau cùng người ta nghĩ tới – việc đền tội, hoán cải, từ bỏ cái tôi và những thứ khác lại sớm nảy ra trong tâm trí khi suy nghĩ về những nỗ lực tinh thần của người ta. Đi ngược lại với nền tảng về hình ảnh của cái tôi tiêu cực nổi lên nơi những Ki-tô hữu, cách làm của cha Eymard giống như một tia sáng và niềm hy vọng.
Đặc biệt, khi người ta chia sẻ kinh nghiệm của thánh Phao-lô được nhắc đến trong chương 7 thư gửi tín hữu Rô-ma: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm” (7,15- 16)… “Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không” (7,18-22)… “Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!” (7,24-25)- người ta nhận ra rằng không còn cách nào khác hơn là khiêm tốn và ân cần đón nhận hiến tế của chính Thiên Chúa và sự tha thứ đầy yêu thương của Người. Đó là lúc người ta bắt đầu tin vào Thánh Thể như là lời giải đáp cho những vấn nạn của con người ngày nay!
Vả lại, chính năng lực của cuộc đấu tranh cá nhân chống lại sự dữ hoành hành nơi chúng ta và sự thất bại thường xuyên của chúng ta khi chúng ta cậy dựa vào những nỗ lực mong manh của mình sẽ củng cố niềm tin này của chúng ta. Tình yêu Thiên Chúa thật kỳ diệu biết bao – Ngài biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ thành công bao lâu chúng ta cố tìm cách không lệ thuộc vào Ngài… Ngài biết chúng ta vấp ngã đi vấp ngã lại, thế nhưng Ngài sẽ không bao giờ ép buộc chúng ta chấp nhận tình yêu của Ngài. Vì, tình yêu chân thật thì không thể bị ép buộc, tình yêu cũng không có ý nghĩa gì và không có sức biến đổi khi nó bắt người khác phải theo. Tình yêu ấy phải được cho đi một cách tự nguyện và được đón nhận một cách tự nguyện. Chỉ bằng cách đó, nhân phẩm và danh dự của người nhận mới được duy trì và bảo toàn.
Cũng thế, Thiên Chúa ban tặng chúng ta tình yêu của Ngài và Ngài đợi chờ – khi ‘giờ’ của Ngài đến, chúng ta sẽ không còn do dự để đón nhận tình yêu của Ngài, ngay cả khi tình yêu ấy dẫn đếnmột sự đầu hàng hoàn toàn của chính chúng ta và thành côngảo tưởng trong việc chúng ta có thể làm chủ cuộc đời mình. Tình yêu ấy sẽ bừng cháy lên vào cái ngày mà chúng ta nhận ra một cách thâm sâu và riêng tư rằng “tôi được yêu- dù có thế nào đi chăng nữa!” Những kinh nghiệm tương tự như thế sẽ dần dần làm cho đức tin của chúng ta vào tình yêu Thiên Chúa không hề lay chuyển. Tuy nhiên, trong suốt tiến trình trưởng thành này, tốt hơn là nên có một nhóm hỗ trợ gồm những người đồng chí hướng đã có kinh nghiệm từng trải, có thể nói như thế, và đã giành được chiến thắng! Từ kinh nghiệm quá khứ của chính mình, họ biết điều gì nên làm cũng như có thể giúp cho tín hữu thiếu kinh nghiệm đến cùng.
Khi nhấn mạnh rằng đức tin phải được bén rễ nơi Thánh Thể, chắc chắn cha Eymard không nghĩ đến một thói quen hằng ngày, một lễ kỷ niệm tẻ nhạt- vốn là điều mà hầu hết mọi người ngày nay nghĩ đến. Người ta cần ý thức về ‘quà tặng bản thân’ mỗi lúc và sống ân huệ ấy mỗi ngày!