Lm Erasto Fernandez, sss.
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ
“Thiên Chúa luôn luôn có trật tự, chân lý và công lý” [ ]
Trong sách Sáng Thế, công trình sáng tạo của Thiên Chúa được diễn tả theo kiểu đem sự trật tự ra khỏi sự hỗn độn và khi Thiên Chúa đã hoàn tất công trình do tay Ngài thực hiện ‘Ngài thấy mọi sự đều tốt đẹp!’ (St 1,31). Vì thế, chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa không bao giờ được tìm thấy trong sự mất trật tự cũng như sự hỗn độn nhưng là trong trật tự và yên bình, trong chân lý và công bình. Trong Giao ước thứ nhất, chúng ta thấy rằng hết lần này đến lần nọ, Thiên Chúa can thiệp qua những ngôn sứ và những vị thủ lãnh của Ngài để đem công bình đến cho dân. Đôi lúc, đau khổ của dân Thiên Chúa được dịch bằng những thuật ngữ: đền bù tội lỗi của họ, nhận lãnh một sự trừng phạt vì sự bất tùng phục của mình. Nhưng ở đây, Thiên Chúa đoan chắc rằng các dân bị giáng phạt vì không thực hiện lệnh truyền. Và nếu họ vượt quá những chỉ dẫn của mình, Thiên Chúa lại can thiệp và đem lại sự ủi an và an bình cho dân Ngài. Chúng ta nhận ra điều này một cách rõ ràng trong những lời sấm của tiên tri Isaia trong biến cố lưu đày ở Babylon.
Hai kết quả phát sinh từ việc đón nhận chân lý này: trước tiên là khi chúng ta đặt mình vào trật tự, công bình, chân lý và tình yêu, chúng ta thực sự cộng tác với Thiên Chúa. Mặc dù những nỗ lực của chúng ta dường như là vô dụng, nếu chúng ta có thể giữ vững trong đức tin, chúng ta sẽ thấy rằng cuối cùng Thiên Chúa sẽ chiến thắng “Chân lý luôn luôn chiến thắng’, lời khẳng định này được minh chứng theo thời gian cũng như trong Kinh Thánh và trong đời sống của nhiều người xung quanh chúng ta.
Thứ hai, ở đâu chúng ta là những sứ giả của sai lầm, hỗn độn và lộn xộn xung quanh chúng ta, chúng ta không thể hy vọng cảm nghiệm được sự hiện diện gần gũi và mang tính cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ luôn luôn đứng về phía những kẻ bị chống đối, và thậm chí nếu công lý dường như tránh né họ trong một thời gian dài, thì cuối cùng Ngài sẽ tỏ lộ uy quyền và tình yêu của Ngài. Niềm tin vào ưu phẩm này của Thiên Chúa làm phát sinh sự diễn tả ‘vào ngày thứ ba’, cho thấy ngày Thiên Chúa sẽ đảo ngược tình thế bất công hay tiêu cực để đem lại ích lợi cho mọi dân hay mọi nước. Không thể có một sự bất công nào dành cho con người nặng nề hơn là cách đối xử dành cho Đức Giê-su khi Người bị xử án một cách bất công và bị đóng đinh như một kẻ đáng nguyền rủa. Thế nhưng, ‘Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy vào ngày thứ ba và cho Người ngồi bên hữu trong Nước Ngài’ để đảm bảo rằng tất cả mọi người không quan trọng là những kẻ bất chính mắc tội chống lại ơn trợ giúp, cuối cùng Thiên Chúa sẽ luôn luôn sửa chữa sai lầm.
Chính bằng sự tin tưởng này mà chúng ta cần phải làm việc để thiết lập công lý, hòa bình, hài hòa và ý chí tốt trong mỗi tình huống. Việc cử hành Thánh Thể của chúng ta đòi hỏi chúng ta ra công làm việc cho hòa bình và công lý khắp mọi nơi. Nói chung, đây là một nhiệm vụ diễn ra một cách chậm rãi và đòi hỏi đức tin siêu việt vì nó bao gồm một nỗ lực vượt qua tính ích kỷ cũng như những mối bận tâm của con người về những thứ đáng ghét nhất cần loại bỏ. Nhưng ‘đối với Thiên Chúa thì không có gì là không thể được’ (Mt 19,26).