“Chúng ta phải cầu nguyện, phải thi hành mọi bổn phận của người Ki-tô hữu, vì Thiên Chúa truyền phải làm như vậy và Ngài mong muốn như vậy.” [ ]
Thật là thú vị biết bao khi bắt đầu tìm hiểu bài suy niệm ngắn nói về việc:đâu là điều Thiên Chúa truyền và đâu là điều Thiên Chúa muốn.Có thể tóm kết điều này trong mộtgiới răn mới mà Đức Giê-su đã ban cho chúng ta trước khi Người rời bỏ thế gian: ‘Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em!’ (Ga 15,9-17). Giới răn này tóm kết toàn bộ mầu nhiệm của đời sống Ki-tô hữu. Giới răn ấy nhắc nhở chúng ta rằng khi tạo dựng chúng ta, Thiên Chúa mời gọi chúng ta bước vào Giao Ước với Ngài, chia sẻ sự sống của Ngài một cách sâu đậm bao nhiêu có thể. Khi chúng ta nên một lòng một ý với Thiên Chúa, chúng ta không thể không muốn cho tất cả mọi người cũng được chia sẻ trong Giao Ước vốn là phương tiện trước tiên để chúng ta cầu xin cho Nước Chúa ngày càng lan rộng và triển nở giữa chúng ta. Chúng ta lưu ý rằng Đức Giê-su đã gồm tóm lời cầu xin cho Nước Chúa trị đến này vào trong lời kinh mà Người đã dạy các môn đệ của Người: Kinh Lạy Cha.
Tuy nhiên, khi một Ki-tô hữu cầu xin cho Nước Chúa trị đến, thì không phải là người ấy đang suy nghĩ về một thực tại nào đó ở quá xa. Người ấy nhớ lại lời rao giảng đầu tiên của Đức Giê-su: ‘Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã đến gần; hãy sám hối và tin vào Tin Mừng’ (Mc 1,14-15). Vì Nước Trời đã được Đức Giê-su loan báo và được thiết lập một cách vững chắc qua sự đau khổ và cái chết của Người, công việc mở rộng Nước Chúa của chúng ta đã được đơn giản hóa. Tất cả những gì người tông đồ cần làm hiện nay chính là trở nên một chứng nhân cho sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa đang hoạt động trong thế giới của chúng ta. Vì thế, lời cầu nguyệ của Ki-tô hữu không chỉ đơn thuần là một ước mong đạo đức saocho Nước Chúa hiển trị ngay giữa chúng ta, nhưng hơn thế nữa đó là một cam kết có ý thức để ra công làm việc bao nhiêu có thể, hầu đạt được kết quả qua những nỗ lực khiêm tốn của chúng ta.
Quả thật, điều mà Ki-tô hữu cầu xin, đó là: Thiên Chúa có thể ban cho họ nhiều cơ hội trong suốt ngày sống để họ có thể làm chứng về lòng nhân từ và tình yêu của Thiên Chúa. Càng có nhiều cơ hội đặt ra trước mặt họ, thì càng có nhiều cơ hội để Nước Chúa được thiết lập một cách vững chắc tại nhiều nơi trên thế gian này. Và hơn nữa, càng có nhiều cơ hội thử thách, thì sứ điệp sẽ càng được truyền đi một cách mạnh mẽ. Vì thế, người Ki-tô hữu không lo sợ thực thi mọi việc tốt, thậm chí là những việc đòi hỏi phải chết đi cho Cái Tôi. Nước Trời mà họ ra công thiết lập không phải là Nước Trời của riêng họ, và vì thế họ không tìm kiếm vinh quang cá nhân; mối bận tâm duy nhất của họ là làm vinh danh Chúa và bày tỏ lòng nhân từ của Thiên Chúa cho mọi người.
Ki-tô hữu có thể sẽ thất bại nhiều lần trong nỗ lực này, thế nhưng điều đó không làm cho họ nhụt chí để vươn lên và lại cố gắng làm tốt hơn nữa. Họ học hỏi được từ những sai lầm trong quá khứ và giúp đỡ những người khác cùng thăng tiến. Họ luôn luôn nhớ rằng họ không làm việc một mình, nhưng cộng tác với Thần Khí cư ngụ trong lòng mình. Mối bận tâm thường xuyên của họ là: ‘Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?’ Và vì thế, họ luôn luôn làm theo ý định của Thiên Chúa, kiện toàn Nước Chúa.
một ai đó cảm nhận một cách sâu sắc về sự nghèo khó bẩm sinh hay sự hư không của mình, thì người ấy sẽ nhìn mọi thứ mình có và mình làm như một ân huệ cao quý từ Thiên Chúa, được trao ban vì tình yêu và được lãnh nhận mà không đòi hỏi bất kỳ công trạng nào của chính họ. Thái độ này không những ám chỉ đến những ân huệ và tài năng tự nhiên mà còn đến tất cả mọi cảnh huống trong cuộc đời của người ấy: gia đình- nơi họ được sinh ra, những chi tiết về thời thanh niên, những cơ hội có được, bạn bè và những người thầy mà họ có trong cuộc đời cho đến từng chi tiết đã hình thành nên một phần trong sự trưởng thành của họ. Quả là ‘dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu’ (Lc 21,18), mỗi sợi tóc đã được đếm cả rồi vì Chúa Cha chăm lo cho chúng ta, chúng ta lại không thể nói rằng Thiên Chúa chăm lo từng chi tiết một cho cuộc sống của chúng ta, trang bị cho chúng ta để có thể thi hành sứ vụ mà Ngài đã trao phó cho chúng ta từ thưở đời đời.
Việc phụng sự Chúa đi ngược với nền tảng này sẽ không thể là một nhiệm vụ tràn ngập lòng biết ơn và niềm vui được. Chúng ta nhận ra đặc ân là: chính chúng ta được chọn lựa để cộng tác với Chúa, Ngài đã tuyển chọn chúng ta trong số hàng ngàn những ứng sinh khác, có lẽ được trang bị tốt hơn và quảng đại hơn chúng ta, đơn giản vì Ngài ‘thấy’ được tiềm năng nơi chúng ta, khi chúng ta chọn lựa để làm việc với Ngài như những người cộng sự. Và niềm vui của chúng ta phát xuất từ thực tế là không có gì vĩ đại hơn khi vị Thầy sẵn sàng phục vụ để chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui này. Ngài không phải là ông chủ điều khiển đám nô lệ, đúng hơn Ngài là người hiểu biết nhất, tha thứ nhất, chấp nhận nhất, khuyến khích và đáng tán dương nhất trong tất cả các vị Thầy. Vì sự nâng đỡ nhẹ nhàng này, chúng ta tự nguyện dâng hiến cho Ngài vì Ngài đã hứa: “Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp” (Mt 19,29).
Ở đây, chúng ta lưu ý rằng lời hứa được gấp trăm dành cho chúng ta ngay khi chúng ta còn ở thế gian này; thêm vào đó sẽ có sự sống đời đời đi kèm theo. Nếu chúng ta cảm thấy không thỏa mãn hay không bằng lòng khi làm việc với và cho Chúa, chúng ta có thể đoan chắc rằng một cách nào đó, trong một vài tình huống Cái Tôi đã len lỏi vào. Cái Tôi giống như một cái thùng không đáy và nó không bao giờ có thể thỏa mãn với những đòi hỏi của nó, những đòi hỏi tiếp tục gia tăng trong vài giây! Vì thế, khi chúng ta khám phá vài khía cạnh của việc không thỏa mãn đang len lỏi vào, đặc biệt với những gì chúng ta nhận được qua việc phục vụ của mình, chúng ta nên ngồi xuống và duyệt xét lại chính mình một cách nghiêm túc và ra công loại bỏ Cái Tôi, hoặc đẩy lui nó ra khỏi việc dâng hiến mà chúng ta dành cho Chúa để phục vụ trong vườn nho của Ngài, cho đến khi chúng ta thanh tẩy những động cơ của mình và quyết định dâng hiến chính mình cho việc phụng sự Ngài một cách nhưng không.
Người môn đệ chỉ lo tìm kiếm phần thưởng trong những việc mình làm thì không phải là một người môn đệ đích thực. Thậm chí khi Mười Hai Tông Đồ có thể hiểu được nguyên tắc này, họ mới cảm thấy vui vì được kể như xứng đáng với Đức Giê-su cho dù phải chịu đau khổ vì danh Người (Cv 5,41). Vào thời của các Ki-tô hữu tiên khởi, chúng ta biết rằng ‘Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ.’ (Cv 2,46).