“Hãy cầu xin để có được một đức tin đơn sơ và tinh tuyền vào Thánh Thể.” [ ]
Thánh Thể được gọi và là “mầu nhiệm đức tin!” Ở mức độ thứ nhất, điều này đơn giản có nghĩa là: nếu một người nào đó thiếu đức tin, thì Thánh Thể sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với anh ta cả. Như một thánh thi tuyệt đẹp “Adoro te devote” đã nói: “Nhìn, đụng chạm và cảm nếm, cả ba đều được cảm nhận; chỉ một mình tai tin rằng: Tôi tin tất cả những gì Con Thiên Chúa đã phán, Không có điều gì thật hơnchính lời của Sự Thật.”
Chúng ta chấp nhận sự thật bằng cả tấm lòng rằng: nơi Thánh Thể, chúng ta không chỉ lãnh nhận một mẩu bánh đã được bẻ ra, nhưng chính Thiên Chúa hiện diện một cách kỳ diệu trong đó. Không phải mọi người đều có thể chấp nhận sự thật này, như chúng ta biết vào thời của chính Đức Giê-su. Sau khi Đức Giê-su giải thích cho dân chúng, những người đã ăn bánh trong sa mạc rằng nếu họ không ăn thịt Con Người và uống máu Người, họ sẽ không có sự sống nơi mình. Nhiều người đã không đi theo Người nữa, đến độ Người hỏi các môn đệ Người rằng họ cũng sẽ từ bỏ Người chứ! (Ga 6,61-69). Vì vậy, không ai có thể đến với Đức Giê-su mà không được Chúa Cha lôi kéo bằng quà tặng đức tin đặc biệt của Ngài. Và đó là điều mà cha Eymard khuyên chúng ta hãy cầu xin cho được một đức tin đơn sơ và tinh tuyền vào sự hiện diện của Đức Giêsu nơi Thánh Thể.
Tuy nhiên, có lẽ ngày nay điều cần thiết đối với chúng ta, đó là: cầu xin làm sao để đức tin có thể giúp chúng ta cũng biết chấp nhận lý do vì sao Đức Giê-su lại hiện diện trước mặt chúng ta qua dấu chỉ tuyệt vời của Thánh Thể. Ngày nay, chúng ta phân biệt giữa sự hiện diện tĩnh tại với sự hiện diện năng động của Đức Giê-su nơi Thánh Thể. Trong suốt buổi cử hành, chúng ta khẳng định rằng: đây chính là sự hiện diện năng động của Đức Giê-su mà chúng ta phải để ý đến, điều đó có nghĩa rằng Đức Giê-su đang hiện diện ở đó để biến đổi chúng ta thành chính Người và sai chúng ta ra đi như những chứng nhân của Nước Người. Thế nhưng, Người sẽ không bao giờ có thể thực hiện được điều đó nếu chúng ta không tự nguyện đặt chính mình vào bàn tay của Người, như cục đất sét trong tay người thợ gốm. Đó là một sự dâng hiến trọn cuộc đời của chúng ta vào tay Thiên Chúa một cách hoàn toàn và đầy yêu thương. Từ góc độ này, niềm tin của chúng ta đảm bảo rằng khi chúng ta phó thác đời mình vào tay Thiên Chúa, không có mối nguy hại nào sẽ xảy đến với chúng ta cả. Điều đó giống như việc dùng một sợi dây để cột chặt chúng ta vào tay Ngài trong khi Ngài từng bước băng qua vực thẳm bằng chính sợi dây ấy.
Thế nhưng cũng có một sự hiện diện tĩnh tại như khi Bánh Thánh được lưu giữ trong Nhà Tạm mời gọi chúng ta dành thời giờ để cầu nguyện trong sự thinh lặng. Từ góc độ này, thật là phải lẽ để thờ lạy Chúa nơi Thánh Thể, cần nói thêm rằng: nơi Bí Tích này, Ngài vẫn tiếp tục công trình biến đổi chúng ta khi trong suốt ngày sống, chúng ta tìm cách đáp trả bao nhiêu có thể qua việc vâng phục. Ngài hiện diện trong chúng ta cũng giống như Ngài hiện diện nơi Nhiệm Tích Tình Yêu để đồng hành với chúng ta trên hành trình tiến về nhà Cha. Việc thờ phượng Chúa Giê-su của chúng ta nơi sự hiện diện tĩnh tại của Người này cũng phải vô vị lợi theo nghĩa chúng ta không cầu nguyện trước Thánh Thể chủ yếu để xin ơn cho chính chúng ta, nhưng là để cảm nhận lòng nhân từ của Thiên Chúa dành cho chúng ta sâu thẳm dường nào.