Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 3 ngày 29

 

Mảnh đất nguyên tuyền bao giờ cũng sinh nhiều hoa trái hơn mảnh đất dùng nhiều kỹ thuật” [ ]

 

Theo một nghĩa nào đó, lời nhận xét của cha Eymard xây dựng trên những gì đã được nói đến trong những bài suy niệm trước. Mọi người chúng ta đều tìm cách tạo ra một mùa gặt bội thu dựa trên chính những kỹ thuật và sự cần cù của mình. Tuy nhiên, thực sự thì chúng ta chỉ thành công trong việc kìm hãm bất kể sự tăng trưởng nào có thể bị thay thế, vì Cái Tôi nơi chúng ta thì quá xảo quyệt đến nỗi không một việc gì chúng ta có thể làm mà không bị chi phối bởi Cái Tôi một cách nào đó. Thế nhưng khi chúng ta để cho Thiên Chúa làm việc nơi chính mình mà không gây ra bất kỳ cản trở hay ngáng trở nào trên con đường của Ngài, thì những cơ hội đó là: công việc ấy sẽ mau chóng được hoàn thiện. Dĩ nhiên, dù vẫn còn những khiếm khuyết, nhưng nó không xuất phát từ Thiên Chúa mà từ sự cộng tác sai lầm của chúng ta.

Thành ngữ mảnh đất ‘nguyên tuyền’ có thể được hiểu như mảnh đất không có những hạt giống được gieo trồng trước đó. Nó cũng có thể mang ý nghĩa là mảnh đất ‘nguyên tuyền’ này tự thân  không thể làm bất kỳ điều gì có giá trị; nó hoàn toàn tùy thuộc vào sản phẩm mà Ông chủ làm ra. Việc canh tác mảnh đất này luôn luôn thuận lợi hơn vì những bất lợi sẽ ít hơn. Thế nhưng, chúng ta phải khẳng định rằng hiểu theo cách này thì rất khó cho đến khi một ai đó thực sự bắt đầu cộng tác với Thiên Chúa như một khí cụ dễ uốn nắn; người ấy cũng cần nhận ra từ chính kinh nghiệm rằng không còn cách nào tốt hơn cả. Bởi lẽ, chúng ta chỉ dựa vào sự thông minh của loài người thì chúng ta không thể có được năng suất cao khi chúng ta vẫn còn thụ động; chúng ta nhìn nhận mình như những con người, những khí cụ thông minh có khả năng suy nghĩ và tự mình hành động. Dẫu sao, khi chúng ta cộng tác với Thiên Chúa, chúng ta cần phải trở nên những khí cụ (những đầy tớ vô dụng) và để cho Ngài sử dụng những kỹ năng và sức mạnh của chúng ta theo những dự định của Ngài vốn vượt xa sự hiểu biết của chúng ta.

Lý do giải thích sự khác biệt này, đó là: khi cùng làm việc với Thiên Chúa, chúng ta dựa vào một kế hoạch khác, một cấp độ mà ‘đường lối của Ta không phải đường lối các ngươi. Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi bấy nhiêu’ (Is 55,8-9). Chẳng phải chúng ta hoàn toàn đạt đến sự sâu thẳm khi đối diện với những vấn đề tâm linh sao? Như Chúa Giê-su đã phán: ‘Thật! Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở nên giống trẻ thơ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời’ (Mt 18,3). Mảnh đất nguyên tuyền thì cũng vậy, sẵn sàng để chịu nhào nặn và được mài dũa giống như cục đất sét theo ý của người thợ gốm. Chúng ta càng học để biết cách chết đi cho chính mình, chúng ta lại càng dễ dàng để trở nên mảnh đất nguyên tuyền trước mặt Thiên Chúa, Người thợ Cả.

Khi chúng ta cộng tác với Chúa ngày qua ngày, chắc chắn chúng ta sẽ biết được những mầm mống đang nổi lên, trong đó Cái Tôi tìm cách thống trị ước muốn công nhận và động viên, đón nhận lòng biết ơn, so sánh mình với người khác, ghen tị, muốn làm một mình và không muốn làm việc theo nhóm. Mỗi khi chúng ta làm như vậy, chúng ta sẽ dâng tất cả những điều đó vào tay Chúa để xin Ngài loại bỏ và làm cho chúng ta sinh nhiều hoa trái hơn. Và bấy giờ chúng ta hãy bước theo con đường mà chính Thiên Chúa đề nghị chúng ta với những kết quả hấp dẫn!