Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 10 ngày 16

Ngày 16 Tháng Mười

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

   

“Khi ở trong nhà thờ, hãy nhớ rằng con chỉ là một người tôn thờ   hèn   mọn   của   Bí   tích Thánh Thể. Đừng quá lo lắng về những bổn phận của con, hay về chính con. Tình yêu trong sạch thì quên đi chính mình và tôn vinh sự nhân lành cùng  sự  yếu  mềm  của Thiên Chúa nơi Người và nơi chúng ta.” [Gửi cho bà Josephine Gourd, 8/1867]

 Khi đề cập đến sự hiện  diện  của  bà  trong nhà thờ, rõ ràng cha Eymard tưởng tượng ra thời giờ cầu nguyện trước Thánh Thể. Cha xem việc này như một “việc phục vụ” được thực hiện cho Đức Vua Ki-tô, đang hiện diện ở đó vì chúng ta. Do vậy, một người hiện diện ở đó thì giống như một “bổn phận”, và trong suốt thời gian đó, nhiệm vụ chính của người ấy là ở đó và ngắm nhìn Chúa. Mục tiêu hoàn toàn là quy hướng về Chúa như trường hợp của cô Maria, em gái cô Mát-ta khi Chúa ghé thăm nhà của họ. Chắc chắn cô ý thức rằng có nhiều việc cần phải để ý, để làm cho cuộc thăm viếng của Đức Giê-su được thuận lợi và thoải mái đối với Người… nhưng không có công việc nào quan trọng bằng việc “ở lại đó” với Người. Hãy thử tưởng tượng xem một vị khách được đón tiếp vào nhà và sau đó bị bỏ rơi một mình trong khi các thành viên bận rộn với những việc sắp xếp và chuẩn bị bữa ăn! Thật là một sự vô tình đối với vị khách ấy và còn vô tình hơn nữa khi vị khách ấy lại là chính Đức Giê-su!

Khi chúng ta bước vào sự hiện diện của Chúa qua việc cầu nguyện, chính Ngài đón tiếp chúng ta và hoàn toàn đặt chính Ngài vào trong chúng ta. Và vì vậy, để đáp trả lại bằng một tình yêu tương tự như thế, chúng ta phải tự nhủ để không quên lãng chính mình và ở lại đó bằng tất cả con người mình với Ngài để Ngài có thể thông ban cho chúng ta tất cả những gì Ngài dự định cho chúng ta và những gì Ngài sẽ đem đến trong cuộc đời chúng ta vào ngày đó. Đó là điều làm đẹp lòng Ngài nhất. Bên cạnh đó, thật hữu ích khi chúng ta nhớ lại rằng chúng ta cầu nguyện không phải để nhận một điều gì đó cho bản thân mình, nhưng là để phục vụ Ngài. Thật không may, có rất ít người đến cầu nguyện (thậm chí là trước Thánh Thể được đặt trong Nhà thờ) với ý hướng ngay lành! Hầu hết mọi người đến với Chúa để xin một điều gì đó cho bản thân mình và vì thế mục tiêu nói chung là quy hướng về chính mình.

Người tôn thờ đích thực đến cầu nguyện bằng tâm trí và tâm hồn được chuẩn bị để hoàn toàn theo sự sắp đặt của Ông Chủ. Người ấy để ý đến từng lời mà Ông Chủ nói, qua Kinh Thánh, qua ký ức, qua những người khác làm sinh động hay thậm chí là chia sẻ lời cầu nguyện, qua những tình cảnh diễn ra xung quanh,… Thái độ của người ấy giống như thái độ của ngôn sứ Samuel “Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe!” Nhưng đây lại là một thái độ được vun đắp trong tình yêu và lòng tôn kính. Đối với Chúa cũng vậy, Ngài ưa thích nói với một người nào đó có thái độ ấy hơn là với những người khác đến chỉ để xin ơn cho chính mình.

Tuy nhiên, thái độ này không chỉ dần dần được phát triển, nhưng còn làm cho người ta trở nên tất cả, đầy tràn và giàu có, sâu sắc hơn và do đó không đến với Chúa với thái độ của người ăn xin vốn phổ biến nơi những Ki-tô hữu ngày nay. Dường như hầu hết mọi người không đọc thư Ep 1,3-10_bài thánh thi nhắc nhớ chúng ta rằng “Trong Đức Ki-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần”. Điều này đơn giản có nghĩa là không có điều gì mà chúng ta không thực sự có, tất cả những gì chúng ta cần làm là dùng những ân huệ Chúa đã đổ xuống trên chúng ta vì lòng nhân từ và tình yêu của Người. Sự nhận thức này sẽ hoàn toàn giải thoát chúng ta khỏi những gì đã được thiết lập sẵn nếu Chúa ở trong lời cầu nguyện.