Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 10 ngày 17

Ngày 17 Tháng Mười

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

“Con có thể hy vọng để sống bình thản và gần gũi với mẹ yêu dấu của con trong sự cô tịch, nhưng hãy xem Chúa chúng ta đang tách lìa con ra như thế nào và con đang bị bủa vây bởi hoạt động ồn ào náo nhiệt… Con càng hoang phí vào những việc bên ngoài, thì con càng phải bao phủ và lấp đầy bên trong bằng Đức Giê-su.” [Gửi cho cô Stephanie Gourd, tháng 8/1867]

Khi một ai đó đặt bản thân mình trên cả Chúa, người ấy có thể mong chờ điều xấu nhất từ phía kẻ thù- chính là Cái Tôi. Vì Chúa muốn điều tốt nhất cho chúng ta, Ngài sẽ không bao giờ để chúng ta rơi vào vết xe đổ và vẫn mãi ở lại nơi ở thuận lợi của chúng ta vốn bị Cái Tôi thống trị. Nhìn chung, Ngài dùng một cách tiếp cận sẽ đem đến những kết quả tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Và người ta có thể mong chờ nhận được những gì người ta không có. Như Phê-rô đã được tiên báo: “Thật, Thầy bảo thật anh, lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý anh muốn. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” (Ga 21:18). Tuy nhiên, khi chúng ta hoàn toàn cậy dựa vào Chúa, chúng ta đoan chắc rằng bất kể điều gì Ngài chọn lựa cho chúng ta sẽ luôn là những điều tốt nhất mà Ngài có thể ban cho chúng ta. Điều đó cho phép chúng ta đáp trả một cách tích cực và quảng đại.

Trong tình cảnh hiện tại, theo lẽ tự nhiên dường như người ta nghiêng chiều về sự thinh lặng và suy niệm, vì thế Chúa dìm bà vào một tình huống ồn ào và náo nhiệt. Trong tình huống “không mong muốn” này, người ta có thể chịu đựng đến cùng, đề ra thời gian và cắn răng chịu đựng, hay cậy trông vào lòng nhân từ của Chúa, hết lòng bước vào tình huống này và từ bên trong, tiếp tục tìm kiếm để tạo nên một sự khác biệt tích cực trong đời sống của con người. Vì trong tình huống này, người ta không thể dễ dàng nhận ra điều tốt mà Chúa muốn, người ta cần bám vào Ngài bằng đức tin và tình yêu nồng nàn.

Một khó khăn trong tình huống này đó là người ta có thể học được nghệ thuật làm việc ở hai mức độ. Trong khi bị dìm vào hoạt động nhàm chán ở mức độ bề ngoài, người ta cần đào luyện chính mình để ở gần Chúa và cộng tác với Ngài. Ban đầu, nghệ thuật hay kỹ năng này được trình bày dưới hai cấp độ khác nhau là rất khó, nhưng với sự trợ giúp của Chúa thì không có gì là không thể. Tất cả các vị đại thánh đã phải học bài học khó khăn này nhưng cuối cùng Chúa cũng chiến thắng trong cuộc đời họ. Hình ảnh của Tin Mừng nảy ra trong tâm trí đó là hình ảnh Phê- rô đề nghị với Chúa khi Người đi trên mặt biển để đến với các ông, Người ra lệnh cho Phê-rô đi trên mặt nước. Với mệnh lệnh của Chúa, ông đã thực sự bước và bắt đầu đi, nhưng khi thấy sóng lớn xung quanh mình, ông sợ hãi và bắt đầu chìm (Mt14:30-31). Điều này dường như cho thấy nếu Phê-rô tiếp tục hướng nhìn Đức Giê-su thay vì nhìn những ngọn sóng, thì ông sẽ không cảm thấy khó khăn nhiều khi bước đi trên mặt nước như Đức Giê-su đã làm.

Khi Đức Giê-su không còn là trung tâm của đời sống chúng ta nữa, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra mình đang rơi vào những khó khăn. Thậm chí, nếu Người ngủ, vào thời điểm những sự việc khác đang diễn ra (Mc 4:35-40) thì chẳng gì phải sợ, Người sẽ tiếp tục ở lại với chúng ta trên thuyền, và đó là tất cả vấn đề!