Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 12 ngày 13

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

“Tự bản chất, người nghèo luôn cónhững nỗi sợ  hãi;  họ ao ước một cuộc sống có nhiều sứ giả” [gửi cô Marguerite Guillot, tháng 11 năm 1859]

Trong lời nhận xét đơn giản này, cha Eymard nhắc nhở chúng ta về một nguyên tắc  quan trọng trong đời sống thiêng  liêng. Khi Thiên Chúa mời gọi chúng ta ký kết Giao ước với Người, ý định của Người đó là chúng ta hành động như những cộng tác viên với Người. Người nâng chúng ta lên ngang tầm với Người và xem chúng ta ngang hàng. Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa chỉ dẫn Nô-e, đối thoại và mặc cả với Áp-ra-ham, trao đổi  với các ngôn sứ và nhiều việc khác, chính xác là  Người thực hiện điều đó bằng Ngôi Vị khác của Ba Ngôi.

Giờ đây, nếu đó là một đặc ân cao cả dành cho chúng ta, những thụ tạo được nâng lên tầm cao như vậy, chúng ta phải để ý đến khuynh hướng kỳ lạ nơi chúng ta để mong muốn làm được nhiều hơn thế- để ‘tiến đến Thần Khí’. Nói cách khác, chúng ta bắt đầu làm nhiều hơn, nhưng lại ít nhận ra rằng Thiên Chúa định thời gian cho mỗi bước tiến. Kinh Thánh gọi đó là ‘thời gian hồng ân’, ‘giờ’ (kairos) cho thấy mọi cơ hội đều đã chín mùi và sẵn sàng cho bước đi mà Thiên Chúa đã sắp đặt. Nếu chúng ta tìm cách hành động vượt ra khỏi kế hoạch này,  tất cả những gì chúng ta đạt được đều sẽ phá hủy kế hoạch của Thiên Chúa và buộc Người phải tiến hành theo một cách khác.

Một ví dụ điển hình cho cách làm này được tìm thấy nơi cuộc đời của Chúa Giê-su khi nhiều người đến và nói với Ngài bỏ chốn vì vua Hê-rô-đê đang tìm cách bắt Ngài. Cách mà Chúa Giê-su trả lời quả thực rất thẳng thắn. “Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này: ‘Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất. Tuy nhiên,  hôm nay, ngày mai và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem thì không được’” (Lc 13,32-33). Nói cách khác, Chúa Giê-su cho thấy rằng Ngài ao ước thi hành theo kế hoạch của Thiên Chúa đã dành cho Ngài- Có một thời để làm việc và một thời để đau khổ vì những hành động đó, hay như ông Cô-he-lét nói, ‘ Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:một thời để chào đời, một thời để lìa thế;một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;một thời để giết chết, một thời để chữa lành;một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;một thời để than van, một thời để múa nhảy;một thời để quăng đá, một thời để lượm đá;một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn; một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất;một thời để giữ lại, một thời để vất đi; một thời để xé rách, một thời để vá khâu;một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng;một thời để yêu thương, một thời để thù ghét;một thời để gây chiến, một thời để làm hoà’ (Gv 3,1-8).

Nhận thấy khuynh hướng này nơi con người, cha Eymard cho rằng khuynh hướng ấy phát xuất từ nỗi sợ hãi. Nhưng khi chúng ta hành động vì tình yêu, tính bốc đồng này sẽ không xuất hiện trong những tương giao của chúng ta với Chúa Cha. Chính chúng ta sẽ hài lòng về bất cứ điều gì mà Chúa Cha đã ấn định cho chúng ta, và chúng ta cảm thấy hạnh phúc để mau mắn thi hành- và vào thời của Thiên Chúa cũng vậy! Sự kiên  trì sẽ trở thành bản chất thứ hai của chúng ta, những chậm trễ và những thất vọng sẽ không làm chúng ta lo lắng. Cuộc đời chúng ta sẽ bình an dường bao khi chúng ta thực thi theo kế hoạch của Thiên Chúa đã dành sẵn cho chúng ta trong mọi sự! Khi Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi, mọi thứ đều nằm dưới quyền kiểm soát của Người, đặc biệt nếu sự kiểm soát ấy diễn ra ngay trong cuộc đời của chúng ta.