SUY NIỆM MÙA THƯỜNG NIÊN XVI C

Maria cứ ngồi bên chân Chúa và nghe lời Người” (Lc 10, 39)

Lời Chúa Chúa Nhật 16 C đề cập đến chủ đề HIẾU KHÁCH. Đặc biệt vị khách được nói đến hôm nay là CHÍNH THIÊN CHÚA.Thiên Chúa đến nhà nhân loại của chúng ta. Chúa mong nhân loại đón Người! Đương nhiên là thế rồi! nhưng điều Chúa muốn hơn ca3khi Người đến nhà chúng ta là mang lại cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc bằng cách loan báo cho ta một sứ điệp. Do đó điểm mà Chúa Nhật 16 c nhấn mạnh tới là CÁCH THỨC ĐÓN TIẾP CHÚA:

          1/ Đón tiếp Chúa như đón một vị khách quý theo cung cách người phàm vẫn thường dùng để tiếp đãi nhau: đem nước cho khách rửa chân; don chỗ cho khách tạm nghỉ; đãi tiệc phục vụ khách. Nghĩa là ta đón Chúa trong trong tư cách CHỦ NHÀ.

         2/ Đón tiếp Chúa trong tâm tình của người MÔN ĐỆ vui mừng được “Chúa đoái thương viếng thăm con”. Lúc này, CHỦ NHÀ là CHÚA! Chúa đến nhà tôi là chắc chắn có một sứ điệp cho tôi. Vậy mối bận tâm lớn nhất của tôi là phải làm sao lắng nghe, đón nhận được sứ điệp Chúa mang tới.

      Trong bài đọc 1, Abraham đã đón Chúa bằng cả hai cách trên:

1/ Ban đầu, trong tư cách CHÙ NHÀ, ông đón và phục vụ Cháu

2/ Phần sau, ông đứng hầu khách dùng bữa và NHẤT LÀ LẮNG NGHE sứ điệp Chúa muốn mang đến cho ông. Cùng lúc Chúa hứa cho ông hai niếm vui lớn:

*Sang năm Chúa lại đến viếng thăm ông
*và lúc đó Sara sẽ sinh một con trai.

       Trong Tin Mừng, việc đón rước Đức Giêsu được Lu ca tách làm hai mảng độc lập:

     1/ Matta trong tư cách CHỦ NHÀ lo việc phục vụ

     2/ Maria trong tư cách là MÔN ĐỆ: lo hầu chuyện, lắng NGHE Đức Giêsu. Chúng ta sẽ suy niệm đoạn Tin Mừng theo hướng trên, thay vì theo lối ứng dụng tu đức: Maria là biểu tượng cuaa3 NGƯỜI CHĂM LO CẦU NGUYỆN; còn Matta là NGƯỜI BẬN TÂM HOẠT ĐỘNG.

       Trong đoạn Tin Mừng này, Luca không nói rõ nơi chốn ( chỉ nói “ vào một làng kia”; “ đón Người vào nhà”) thời gian ( “một lần”). Chỉ nói tới hai bà chị mà bỏ mất cậu em Ladaro (nếu có cậu thì phần hầu chuyện với khách là của cậu: X. Ga 12, 1 – 3). Câu chuyện xoay quanh ba người: Đức Giêsu nắm vai CHỦ ĐỘNG hoàn toàn: Người đến; Người nói chuyện với Maria; Người khuyên nhủ Matta.

        Như vậy Đức Giêsu trở thành CHỦ NHÀ( giống như chuyện “hai môn đệ Emmau”: hai mời Đức Giê su làm khách vào bàn ăn, nhưng trong lúc ăn, Đức Giê su đóng vai CHỦ NHÀ “cầm lấy bánh bẻ ra”: X.Lc 24, 28 – 30) và hai chị em trở thành hai MÔN ĐỆ. Maria nghe lời Chúa nay từ lúc Chúa bước vào Nhà, Matta cũng được Cháu mời hãy chọn LẮNG NGHE Lời Chúa. Thái độ gắt gỏng, so bì (dựa trên việc mình làm – cho mình là CHỦ NHÀ) của Matta đã được Đức Giêsu biến thành chiếc cầu nối, mời bà đi vào tương quan MÔN ĐỆ, lắng nghe Lời Chúa.

        Vậy điều Chúa trách matta không phải là VIỆC PHỤC VỤ mà là TÂM TÌNH, TƯ CÁCH khi phục vụ: Matta tỏ vẻ gắt gỏng, tự cho  việc mình làm là quan trọng nhất, muốn điều khiển Chúa và tha nhân ( Maria) phải làm theo cung cách của mình.

     Tóm lại: coi mình là CHỦ NHÀ, trọn quyền sắp sếp. phục vụ Chúa trong tâm trạng ÂU LO. So bì nên Đức Giêsu NHẮC “Matta, Chị BĂN KHOĂN, LO LẮNG nhiều chuyện quá”. Đức Giêsu muốn nói: đã có Cháu trong nhà thì hãy tin cậy phó thác cho Người, trao cho Người quyền làm chủ, lắng nghe rồi làm theo lệnh Người là đủ.

        Điều Chúa chờ mong khi Người đến nhà ta là để biến ta nên môn đệ, bạn hữu Người bằng cách lắng nghe đón nhận tất cả những gì Người nói (X. Ga 15, 15). Maria đã làm điều đó.

    Coi chừng: đừng để thiện chí muốn phục vụ Chúa biến thái trở thành nỗi ÂU LO muốn thành ÔNG CHỦ của Chúa. Hãy phục vụ Cháu như người MÔN ĐỆ, sẵn SÀNG LĂNG NGHE Lời Chúa và làm theo ý Người trong bình an.

Sư Huynh Phêrô Nguyễn Đình Long, FSC.