“Quà tặng bản thân là ân huệ đích thực, vì khi ấy Chúa chúng ta trở thành Đấng Cứu Độ chúng ta… qua việc trao ban cho chúng ta chính sự sống của Người.” (Gửi cho bà Lepage, tháng 2 năm 1865).
Đối với cha Eymard, “Quà tặng bản thân” (Gift of Self) không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa để phụng sự Ngài. Vì khi người ta tặng quà cho người khác, thì món quà đó có thể là thứ mà người nhận thực sự ao ước có được, hay có thể là một thứ gì đó mà người ấy không quan tâm tới. Cũng thế, người tặng có thể không cần thiết phải ước tínhxem giá trị của món quà là bao nhiêu, và điều này giải thích vì sao người đótặng món quà ấy! ‘Sự vâng phục’ thì khác hẳn với ‘quà tặng’, trong đó người nhận xác định rõ những gì anh ta muốn người tặngcho mình. Khi ấy người tặng tự do chọn lựa để hoàn tất ước nguyện của người nhận, chính xác vì đó là điều anh ta muốn hay ước ao có được! Vả lại, nhìn chung hành động dâng hiến một cách vâng phục là một điều gì đó đau khổ hay khó khăn đối với người cho. Đó là lý do vì sao nó nằm ngoài phạm trù của vâng phục! Sự khác biệt của ý nghĩa này là điều mà hầu hết các Ki-tô hữu dường như bỏ qua, và đó là lý do vì sao tương quan tình yêu giữa họ với Đức Giê-su thường không đạt đến chiều sâu và mạnh mẽ. Nhìn chung, chúng ta có khuynh hướng cho hơn là hy sinh!
Dĩ nhiên, cũng có một khía cạnh khác, nghĩa là nỗi sợ hãi tột cùng của việc đánh mất chính mình thường ngăn cản người ta nhận ra những âm mưu khác của Cái Tôi đang đeo bám cuộc sống mến thương, nhưng cùng lúc ấy hành động này giống như một sự cản trở theo quán tính đối với tất cả sự trưởng thành. Đức Giê-su đã cảnh báo chúng ta ‘Không ai có thể làm tôi hai chủ; vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền tài’ (Mt 6,24). Vì thế, điều quan trọng là phải nhận ra tầm quan trọng cũng như giá trị lớn lao của việc dâng hiến chính mình cho Chúa.
Có lẽ cách thực tế nhất để đạt được điều này, đó là: vượt qua từng thử thách khi chúng xảy đến, vào đúng buổi. Khi đối diện với thử thách, người ta cần phải chú ý quan sát, nhận ra tất cả những gì có liên quan đến trong thử thách này. Nếu sau đó chúng ta có thể bình tĩnh phó thác mọi khó khăn cũng như những phản ứng của chúng ta trước thử thách ấy vào bàn tay yêu thương của Chúa Cha, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy dễ dàng để hoàn toàn dâng hiến. Người ta sẽ cảm thấy một nỗi sợ hãi dai dẳng đang xâm chiếm một nơi nào đó trong tâm trí/tâm hồn của họ đến nỗi cần phải loại bỏ ra khỏi sự nhận thức của chúng ta. Cùng lúc đó, nếu chúng ta có thể nhớ lại tình yêu mà Thiên Chúa đãthường xuyên tỏ ra cho chúng ta trong quá khứ, thì điều đó sẽ san phẳng mọi nỗi sợ hãi có thể xảy đến- và khuyến khích chúng ta dâng hiến một cách trọn vẹn. Chúng ta cũng có thể bổ sung thêm vào lời cầu nguyện của mình, chẳng hạn như: ‘Lạy Chúa, con ao ước dâng hiến trọn vẹn, xin nâng đỡ ý chí hay do dự và xao động của con.’ Lời cầu nguyện này cũng giống lời cầu nguyện của người cha có đứa con bị động kinh: ‘Lạy Chúa, con tin, xin giúp sự kém tin của con!’ (Mc 9,24).
Không bao lâu sau khi chúng ta hoàn toàn loại bỏ Cái Tôi, ít nhất là trong ý hướng, thì Đức Giê-su sẽ thay thế Cái Tôi xảo quyệt bằng sự sống của chính Người. Người sẽ trở nên linh hồn của linh hồn chúng ta, và sự sống của sự sống chúng ta. Kể từ lúc đó, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện trong Đức Ki-tô (Ep 4,15). Vì thế, cốt lõi của toàn bộ tiến trình này là Hiến lễ bản vị thực sự, cởi bỏ cái tôi nơi chúng ta. Đó quả là một tiến trình đau đớn, nhưng không thể thiếu được đối với bất kỳ một mối tương quan thực sự nào với Đấng Cứu Độ của chúng ta!