Tháng 4 Ngày 6

 

“Hãy sống nhờ Thánh Thể, như dân Do Thái đã sống nhờ manna. Tâm hồn chị có thể tận hiến trọn vẹn cho Thánh Thể,và trở nên thánh thiện ngay giữa công việc cũng như những liên hệ của chị với thế giới.” (Gửi cho cô Isabelle Spazzier, tháng 11 năm 1859).

Đối với những ai có một đời sống bận rộn và náo nhiệt với hàng nghìn chuyện để chú tâm, như trường hợp của nhiều người trong chúng ta ngày nay, thì có hai điều trở nên rất quan trọng: chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và những bài tập thể dục phù hợp. Khi chúng tathực hiện cuộc hành trình băng qua sa mạc cuộc đời, cảm thấy lo lắng và hoang mang ‘như đàn chiên không người chăn’, thì chúng ta cần phải có một nguồn lực đổi mới. Và qua lòng nhân từ vô biên của Người, Đức Giê-su, Đấng Cứu Độ chúng ta, đã ban điều này cho chúng ta dưới hình Thánh Thể. Chúng ta đến tham dự Thánh Lễ trước hết là để được nuôi dưỡng nhờ vào Lời ban sự sống của Người, và sau đó là nhờ vào Mình và Máu của Người vốn đem lại sự sống. 

Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ lại rằng những ân huệ mà Đức Giê-su ban cho chúng ta không diễn ra một cách tự động. Những ân huệ ấy cũng đòi hỏi hàng loạt những nỗ lực từ phía chúng ta. Khi lắng nghe Lời Chúa, chẳng hạn, thì việc nghe được những âm thanh và hiểu được những ý nghĩa nông cạnquả thực là chưa đủ; người ta còn cần hoàn toàn mở lòng ra và đón nhận, hầu như là dưới hình thức chiêm niệm, vì Lời sản sinh hiệu quả sung mãn và đầy sức mạnh. Và điều này cũng áp dụng cho Bánh Thánh và Máu Thánh trong Thánh Lễ, nếu không có đức tin sống động, thì Bánh Thánh và Máu Thánh ấy không thể biến đổi chúng ta theo cách mà Đức Giê-su muốn biến đổi chúng ta thành chính Người!

Trong thời đại ngày nay, chúng ta thật may mắnkhi các Kitô hữu ở mọi nơi trên thế giới có thể cử hành Thánh Thể hằng ngày bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ và thường không có quá nhiều điều bất tiện khi đi du lịch, cũng như những tiện nghi khác. Thế nhưng, thật đáng tiếc, quá ít người, một tỉ lệ không nhỏ, chưa có được sự trợ giúp lớn lao này. Và thậm chí khi họ tham dự, nhiều người vẫn chỉ thích dừng lại ở mức độ hời hợt của ‘lòng tôn sùng’, điều mà thánh Phao-lô thường gọi là ‘sữa’, (1Cr 3,2) họ xa tránhđồ ăn bổ dưỡng hơn, nhưng lại đòi hỏi ‘thức ăn đặc’ do Thiên Chúa ban,đó là:hoàn toàn vâng theo ý định của Thiên Chúa trong mọi lúc! Tuy nhiên, khi một ai đó cảm nếm được những cao lương mĩ vị mà Thiên Chúa ban cho, thì không gì có thể ngăn cản người ấy sống nhờ Đức Giê-su. Không gì có thể ngăn cản người ấy chạy đến với Người trong mọi lúc; không gì có thể ngăn cản sự sẻ chia của chúng ta với người ấy trong mọi tình cảnh; không gì có thể ngăn cản người ấy trở nên Đức Giê-su trong tinh thần và chân lý.

Một vài người có thể cảm thấy rằng sự kết hợp với Chúa kiểu này sẽ tạo ra một sự tách rời khỏi lịch làm việc mà chúng ta dự kiếntrong đời sống thường ngày. Trái lại, làm việc trong sự cộng tác mật thiết với Đức Giê-su có thể soi chiếu cho công việc của chúng ta, vì lúc đó ‘không phải tôi sống mà là Đức Ki-tô sống trong tôi’ (Gl 2,20). Tuy nhiên, điều này cần phải được cảm nghiệm một cách cá nhân trước khi người ta có thể bảo đảm về tính hiệu quả của nó: Trong lời trích dẫn trên của cha Eymard, chúng ta có thể hiểu từ ‘thánh’ theo nghĩa gốc của Kinh Thánh chính là ‘khác biệt’, ‘làm mới lại’! Người nào sống gần Đức Giêsu sẽ khác biệt trong nhiều phương diện, vì sự tốt lành và lòng nhân từ của Chúa chắc chắn sẽ thanh tẩy người ấy, thậm chí là không cần người ấy phải hiểu rõ!