“Thánh Thể được thiết lập dưới hai hình thức của ăn nuôi dưỡng” [ ]
Thật là thú vị khi biết rằng để ban chính mình cho chúng ta một cách hoàn toàn, vĩnh viễn và vô điều kiện, Chúa Giê-su đã chọn cách làm việc này dưới hình thức của ăn nuôi dưỡng. Sự chọn lựa này để lại nhiều bài học cho chúng ta. Trước hết, nó cho thấy sự bất lực của chúng ta trong việc làm bất kỳ điều gì đó để dẫn chúng ta đi sâu vào sự kết hiệp mật thiết hơn với Chúa Cha. Mặc dù được trợ giúp rất nhiều, dân Is-ra-el, dân được tuyển chọn, qua nhiều thế kỷ, vẫn là những kẻ xa lạ với Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương họ. Hơn nữa, thánh Phao-lô làm chứng rằng dù chúng ta có cố gắng cách mấy, chúng ta vẫn bị sa vào vũng lầy tội lỗi. Duy một mình Thiên Chúa mới có thể giải thoát chúng ta ra khỏi tình trạng thất vọng này mà thôi (Rm 7,14-25).
Kế đến, nó nhắc nhở chúng ta rằng mục đích mà Chúa Giêsu ở lại với chúng ta đó là: Ngài có thể bước vào từng ngõ ngách trong cuộc đời chúng ta. Ngài muốn liên hệ với chúng ta như những cá vị, cũng như qua một mối dây liên kết tình yêu liên cá nhân sâu sắc. Cũng như lương thực mà chúng ta ăn sẽ trở thành một phần sự sống của chúng ta, cũng thế, một khi lương thực ấy được tiêu hóa, thì sẽ không còn sự phân biệt giữa thịt và máu của chúng ta nữa, vì thế Chúa Giê-su ao ước trở thành tâm điểm của tâm hồn và cuộc đời chúng ta! Ngài mong ước soi dẫn mọi ý nghĩ và khát vọng của chúng ta, làm cho những ý nghĩ và khát vọng ấy được tỏ lộ ra, cũng như để ý đến những ý nghĩ và khát vọng ấy cho tới khi đạt được kết quả cuối cùng. Như thế, Ngài có thể dìu dắt chúng ta tiếnvề quê trời và đạt được sự kết hiệp mật thiết với Chúa Cha.
Hơn thế nữa, chúng ta lưu ý rằng trong vấn đề về của ăn nuôi dưỡng, mọi sinh vật đều trao tặng sự sống để con người tiếp tục sống. Mặc dù chúng không làm việc này một cách có ý thức và tự nguyện, nhưng có một kiểu trao tặng ẩn chứa nơi mọi thực vật và động vật mà cuối cùng là để phục vụ bữa tối của chúng ta. Nhưng khi một con người (và còn hơn thế khi chính Thiên Chúa làm điều đó) dâng hiến chính mình một cách tự nguyện và yêu thương để trở thành của ăn nuôi dưỡng chúng ta, thì có thể nói là, người ấy hoàn toàn hủy mình đi nơi những ai ăn mình để nói lên một tình yêu vô biên! Khi hiểu được điều này, chính chúng ta cũng muốn đáp trả lại tình yêu ấy bằng một tình yêu trao hiến hoàn toàn bản thân mình. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt đến mức độ trao hiến hoàn toàn bản thân của Chúa Ki-tô, nhưng chúng ta càng quảng đại với Ngài bao nhiêu qua việc để cho Ngài trở thành một phần trong cuộc đời của chúng ta, hay qua việc làm cho Ngài trở thành trung tâm đời sống chúng ta, thì đó sẽ càng là thái độ và tình yêu của chúng ta.
Việc kết hiệp của chúng ta với Chúa Giê-su sẽ dẫn chúng ta tiến xa hơn đến nỗi chúng ta cũng biết trở nên của ăn nuôi dưỡng cho người khác một cách tự nguyện và đầy yêu thương. Chúng ta làm việc này qua những lời ngợi khen, khích lệ, nhìn nhận, tha thứ, biết ơn… , vì thế đem lại sự sống mới cho người khác. Khi chúng ta biết làm điều này cho nhau, bấy giờ chúng ta mới có thể nói rằng Thánh lễ của chúng ta thực sự đang thực hiện sự biến đổi. Thánh lễ mang ý nghĩa là phát sinh. Cách làm này sẽ là một bổn phận, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ đang giáo dục con cái, đối với các thầy dạy cũng như các nhà đào tạo trong nhiệm vụ của mình, đối với các nhà lãnh đạo hướng đến các chủ thể của mình. Nhưng Thánh Thể đi xa hơn nữa khi thách đố từng người biết trao ban cho người khác những gì mình đã lãnh nhận. Thánh Thể làm phát sinh một thái độ trao ban bản thân, hơn là tán thành chủ nghĩa cá nhân nơi chúng ta.