Tháng Năm, Ngày 08

 

“Hiến lễ bản vị là hành vi dâng hiến cao nhất.” [ ]

 Thực tế, tất cả các tác giả viết về đường thiêng liêng đều thừa nhận rằng điểm mấu chốt, nền tảng của việc cầu nguyện hữu hiệu chính là việc dâng hiến hoàn toàn và đầy yêu thương mà chính chúng ta thực hiện trong bàn tay của Thiên Chúa: ‘thinh lặng (silence), cô tịch (solitude) và dâng hiến (surrender) là những thành phần then chốt của việc cầu nguyện hữu hiệu!’ Sự diễn tả này có ý nghĩa đối với các tu sĩ Thánh Thể, nó như những ký hiệu viết tắt mà họ đặt sau tên của mình: s.s.s. Thật ra, nếu người nào đó đi theo tiến trình thăng tiến bình thường trong việc cầu nguyện, người ấy sẽ nhận thấy rằng sau giai đoạn nồng nàn, việc cầu nguyện của họ sẽ dần dần bớt dông dài và không quy hướng về cái tôi của mình nữa. Sẽ bớt đi hoạt động của lý trí mà thay vào đó là những hành vi nội tâm hơn, yêu mến hơn của con tim, những cảm xúc sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Theo một nghĩa nào đó, việc giảm bớt những hoạt động của lý trí chính là một kiểu dâng hiến mà người cầu nguyện tìm cách giảm bớt đi để kiểm soát được dòng chảy cầu nguyện; người ấy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn mọi hành động trong khi cầu nguyện.

Mức độ thứ hai chính là sự cô tịch, và chúng ta có thể nói rộng ra rằng yếu tố này do chính Chúa ban. Các tu sĩ nhận ra rằng họ ngày càng bớt dính bén với những thứ mà trước đây dường như là không thể từ bỏ được. Khi người ấy bắt đầu giảm bớt mức độ của con tim, “sự cảm nếm” và ước muốn dành cho Thiên Chúa sẽ ngày càng trở nên mãnh liệt hơn. Dần dần, điều này sẽ làm cho mọi quyến rũ khác giảm bớt phần quan trọng. Bên cạnh đó, khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thực sự phải làm mọi việc kiểm soát và hướng dẫn, nhưng Thánh Thần sẽ làm điều đó tốt hơn khi chúng ta để cho Ngài hoàn toàn tự do, chúng ta sẽ nhận ra chính mình nhờ một sự cô tịch thẳm sâu hơn. Bấy giờ, chúng ta sẽ ngày càng ở lại trong cõi lòng hơn là ở lại trong cái đầu cũng như lý trí.

Tuy nhiên, trong khi hai yếu tố đầu tiên là công trình và ân huệ của Thiên Chúa dành cho chúng ta, thì yếu tố thứ ba: sự dâng hiến, lại là một điều gì đó mà chúng ta cần phải thực hiện bằng nhiều nỗ lực. Không cần quan tâm xem Thánh Thần có mời gọi hay thậm chí là vỗ về chúng ta hay không, nhưng suy cho cùng đây chính là tự do, hành vi có ý thức của ý chí ảnh hưởng đến sự dâng hiến. Điều này không có nghĩa là yếu tố này sẽ là một chướng ngại lớn; điều được nhấn mạnh là người ta phải làm cho việc dâng hiến này trở thành một hiến lễ được dâng tiến một cách tự nguyện và đầy tình thương. Thánh Thần sẽ không đòi buộc chúng ta phải dâng hiến, mặc dù khi chúng ta thất bại, Ngài vẫn tiếp tục mời gọi và lôi kéo chúng ta về phía trước. Khi người ta có thể hoàn toàn quảng đại trong việc dâng hiến này, bấy giờ việc cầu nguyện sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Đó là lúc chúng ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì Chúa muốn.

Đức Ma-ri-a là hiện thân của hành động này một cách tuyệt vời qua việc đáp trả bằng chính cuộc sống của Mẹ đối với Chúa Cha. Chúng ta nhận ra điều này qua lời đáp trả của Mẹ đối với sứ thần trong biến cố Truyền Tin được nhắc đến trong Tin Mừng, ‘xin hãy làm cho tôi như lời sứ thần truyền’. Và Mẹ vẫn luôn trung thành với việc dâng hiến này trong suốt cuộc đời. Mẹ không bao giờ tìm cách làm theo ý riêng mình, đặc biệt nếu điều đó dường như đi ngược lại với những gì Thiên Chúa muốn Mẹ thực hiện!