Tháng Năm, Ngày 11

 

Tâm hồn tôi luôn thuộc trọn về Chúa Giê-su.” [ ]

Mặc dù xuất thân từ một gia đình có đạo, nhưng dường như cha Eymard vượt xa mọi người trong gia đình qua việc bước theo Chúa. Lời khẳng định: tâm hồn cha luôn thuộc trọn về Chúa ở trên quả thực là đúng theo nghĩa là ngay từ thời niên thiếu, mọi sự phát xuất từ Thần Khí luôn có một sự lôi cuốn mạnh mẽ đối với cha. Chuyện kể rằng vào một tối nọ, người ta thấy cha mất tích, và sau khi tìm kiếm khắp nơi, cha bị phát hiện là đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu cao với đôi tai áp sát vào Nhà tạm phía sau bàn thờ. Khi được hỏi là đang làm gì ở đó, cha thật thà trả lời: ‘ở đây, em có thể nghe thấy Chúa Giê-su rõ hơn’. Biến cố này cho thấy tình yêu của cha đối với các vấn đề tâm linh ngay khi còn là một đứa trẻ.

Cha khao khát được rước lễ khi còn nhỏ nhưng không được phép vì theo tục lệ thời bấy giờ, nên cha đã cùng đi với chị Ma-rian đến nhà thờ để tham dự Thánh Lễ. Sau khi chị rước lễ, cha đã tựa đầu vào lòng của chị và nói ‘bây giờ em có thể nghe nhịp đập của trái tim Người tốt hơn, rõ hơn!’. Chúa Giê-su thực sự là niềm đam mê trong cuộc đời cha, một cuộc đời vốn chỉ xoay quanh Chúa Giê-su cũng như việc làm của Người.

Cha đã cảm nghiệm được sức quyến rũ của cơn cám dỗ như bao người khác, và đôi lúc không chống trả nổi. Thế nhưng chẳng bao lâu khi nhận ra việc làm sai trái của mình, cha đã tìm cách sửa sai, không bận tâm đến cái giá phải trả như thế nào. Chi tiết đánh cắp một chiếc lông từ một cửa tiệm để có thể bắt chước vua Napô-lê-ông đại đế là một trường hợp còn đọng lại trong trí nhớ. Cũng thế, trong suốt cuộc đời, cha vẫn còn những nhược điểm nhỏ chẳng hạn như phải dùng thuốc ngửi, nhưng cha luôn luôn sẵn sàng vứt bỏ hay bỏ dần nếu đó là ý muốn của Thầy Chí Thánh.

Khi cha lớn lên và thậm chí khi là một linh mục, cha đã hình dung Thiên Chúa đang mời gọi cha dâng mình cho trái tim Người, “hỡi con, hãy dâng tâm hồn con cha Ta!’ (Kn 23,26). Cha hiểu rằng đó không phải là những quà tặng vật chất hay những điều mà Thiên Chúa muốn cho con cái Người, nhưng cuộc sống của chúng được diễn đạt bằng biểu tượng là trái tim. Vì thế, cha luôn luôn tìm cách để dâng tất cả, những gì tốt nhất mà cha có thể. Vì Chúa, cha sẽ làm bất cứ điều gì. Và đối với Chúa cũng như Thầy Chí Thánh của cha, thì không gì thích hợp cho bằng là điều gì quý giá nhất. Những bất tiện về vật chất hay những thua thiệt đã không cản bước được cha bao lâu cha có thể đến gần với Chúa Giê-su. Những đau đớn về thể xác của cha cần được chữa trị, nhưng chúng ta biết ít khi cha than phiền về những gì cha phải chịu đựng. Thay vào đó, cha đã làm vơi đi những đau đớn và tiếp tục nhiệm vụ của mình như thể là chẳng có gì xảy ra cả.

Có lẽ cao điểm của việc thuộc trọn về Chúa Giê-su nơi cha xảy đến trong suốt cuộc tĩnh tâm ở Rô-ma khi cha cảm thấy một ước muốn tột cùng là dâng cho Chúa Giê-su những gì mà Ngài đã dâng lên cho Chúa Cha. Chắc chắn, ở giai đoạn này, cha đã nhận ra rằng mối tương quan của Chúa Giê-su với Chúa Cha bao gồm một sự trao hiến bản thân, và đó là điều cha nhắm tới qua lời khấn bản vị mà cha đã tuyên hứa trong cuộc tĩnh tâm này. Mặc dù cha chỉ sống lời khấn này được ba năm, nhưng chúng ta có thể nói rằng lời khấn này đã làm nổi bật tất cả những nỗ lực của cha để thực sự thuộc trọn về Chúa Giê-su. Câu châm ngôn “Tất cả vì Chúa Giê-su, chứ không phải vì Cái Tôi” đã đúc kết cách làm của cha trong vấn đề này.