Tháng Năm, Ngày 14

 

Tôi không muốn biết chuyện gì khác ngoài Đức Ki-tô, mà là Đức Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá” [ ]

 Đây là những lời của thánh Phao-lô, người đã nói ‘tất cả những gì tôi muốn là biết Đức Giê-su Ki-tô, mà là Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá’ (1 Cr 2,2). Dĩ nhiên, giống như cha Eymard, thánh Phao-lô đã biết rằng Mầu Nhiệm Vượt Qua là một thực tại bao gồm hai khía cạnh- chết và phục sinh. Người ta không thể có được điều này mà thiếu điều kia. Nói chung, tất cả chúng ta sẽ chọn lựa sự Phục Sinh vì đó là điều làm ta vui thích hơn. Nhưng trong sự khôn ngoan của mình, thánh Phao-lô cũng như cha Eymard đã chọn phần khó khăn hơn, vì nếu người ta có thể bằng lòng với thực tại cay đắng hơn, thì người ta sẽ càng vui thú hơn vì không còn chuyện gì xảy ra nữa.

Phải hiểu rằng ở đây cha Eymard dùng từ “chịu đóng đinh” theo nghĩa ẩn dụ. Thực ra, cái phải chịu đóng đinh và phải chết, chính là: cái Bản ngã nơi chúng ta, và sự thật ở đây là chúng ta càng để cho Cái Tôi ấy chi phối cuộc đời mình, thì lại càng không có chỗ dành cho Thiên Chúa và ngược lại. Vì thế, người ta càng mong muốn được tràn đầy Chúa, thì người ta lại càng phải từ bỏ Cái Tôi của mình. Vậy thì, dù muốn hay không, mỗi ngày vì lòng nhân từ, Chúa ban cho chúng ta những cơ hội thuận lợi để loại bỏ được Cái Tôi. Dĩ nhiên, thường thì chúng ta không biết sử dụng những cơ hội này một cách quảng đại. Vì thế, việc cầu xin để chịu đóng đinh với Đức Giê-su Ki-tô có thuận lợi là buộc chúng ta trước hết phải đón nhận những thập giá mà Chúa Cha dự định và gửi đến cho chúng ta mỗi ngày, và trên hết đó là chấp nhận tất cả những gì mà chúng ta cũng chọn lựa cho mình.

Liên quan đến việc đón nhận những thập giá một cách vui vẻ và hân hoan, kinh nghiệm cho thấy nhìn chung khởi đầu của tiến trình này hầu như là đau khổ và sợ hãi. Khi chúng ta đã có nhiều hay ít thói quen đối diện với những thập giá cùng với Đức Ki-tô, cũng như là luôn nhìn theo hướng tích cực, thì việc chấp nhận những thập giá ấy sẽ không còn là mối đe dọa đối với chúng ta nữa. Thực ra, chúng ta có thể đi đến chỗ ước muốn và thấy trước những thập giá ấy bằng sự mong chờ háo hức, chứ không phải bằng bất kỳ thủ đoạn tàn ác nào, vì bấy giờ chúng ta nhận ra vai trò của Thập giá trong mối tương quan của chúng ta với Đức Ki-tô.

Bên cạnh đó, khi chúng ta nhận ra rằng mỗi thập giá xảy đến trên con đường chúng ta đi sẽ đem lại một ơn phúc đặc biệt nào đó, chúng ta được huấn luyện giống như những con chó của Paplốp trong thí nghiệm mà ông thực hiện. Mỗi lần chuông reo thì những con chó được cho ăn. Sau nhiều ngày lặp đi lặp lại như vậy, chuông vẫn reo nhưng không có thức ăn được đem ra. Thật vậy, cần lưu ý rằng lúc những con chó nghe thấy tiếng chuông reo, chúng bắt đầu chảy nước dãi vì chúng trông chờ phần thức ăn được đem đến cho chúng mỗi khi chuông reo. Và một chu kỳ khác cũng diễn ra y như vậy: khi thức ăn được đem đến, chúng tỏ ra mình đang chờ đợi để nghe tiếng chuông. Vì thế, liên hệ đến việc đón nhận thập giá trong cuộc đời của chúng ta, mỗi lần thập giá xuất hiện, trước hết đầu óc của chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những ơn phúc mà thập giá đem lại. Và cho dù nếu thập giá ấy nặng nề cách mấy đi chăng nữa, thì chúng ta cũng vui vẻ đón nhận vì ơn phúc sẽ đến sau đó. Do đó, chúng ta hãy luôn nhìn theo hướng tích cực, cũng như luôn nhớ đến lòng trung tín của Chúa có thể giúp chúng ta vui vẻ vác lấy những thập giá, và tiếp tục cộng tác vào công trình cứu độ thế gian.