Tháng Năm, Ngày 29

 

Tôi ao ước làm một điều vĩ đại cho vinh quang Thiên Chúa và cho ơn cứu độ của anh em tôi” [ ]

Ngay từ thời niên thiếu, cha Eymard đã nuôi dưỡng ước mơ vĩ đại của mình, ‘Tôi ao ước làm một điều vĩ đại cho vinh quang Thiên Chúa’. Với một tham vọng đang bừng cháy trong tâm trí như thế, thì chẳng lấy gì làm lạ khi cha luôn luôn thao thức, tìm cách cho đi càng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, điều này nhắc nhở chúng ta rằng ơn gọi thực sự của chúng ta hiếm khi tỏ lộ ra ngay từ lúc ban đầu của hành trình thiêng liêng. Nhìn chung ơn gọi ấy chỉ tỏ lộ ra khi chúng ta tiếp tục theo đuổi nó, và một cách nào đó, ơn gọi ấy được nối kết với sự quảng đạicũng như sự từ bỏ những gì chúng ta đã thực hiện ở những bước đầu tiên. Như Chúa Giêsu đã nói: ‘Ðầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.”Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất”’ (Lc 12,47-50).Khi Thiên Chúa muốn trao phó một dự án cho chúng ta, trước tiên Ngài trang bị cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để hoàn thành nhiệm vụ ấy. Mỗi một chi tiết đều được chuẩn bị hết sức chu đáo: gia đình mà chúng ta được sinh ra trong đó, sự giáo dục chúng ta lĩnh hội, bạn bè, thầy dạy, và những điều kiện khác, thậm chí là cả đau khổ và những thử thách chúng ta gặp phải, tất cả đều được tính toán để trang bị cho chúng ta thực hiện nhiệm vụ này. Vì thế, lỗi lầm của Môsê khi giết một người Ai Cập là sai, chắc chắn rồi, thế nhưng trong sự quan phòng của Thiên Chúa, điều đó đưa đến việc chạy chốn của ông vào sa mạc cho tới khi ông đến được Mađian. Lộ trình ông đã thực hiện để đến đó cũng chính là lộ trình mà sau này ông sử dụng để dẫn dắt dân Ít-ra-en đạt được tự do. Bên cạnh đó, khi ông băng qua sa mạc trong lần đầu tiên này, ông đã có được kinh nghiệm đầu tay về ý nghĩa của việc vượt qua vùng đất sa mạc… đó là tất cả những gì giúp ông đứng vững sau này.

Hơn nữa, Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta những cơ hội và sự trợ giúp cần thiết để thực hiện kế hoạch mà Thiên Chúa trao phó cho chúng ta. Khi nhìn vào cuộc đời của cha Eymard, chúng ta thấy rằng cha đã khám phá ra ơn gọi Thánh Thể này sau khi trải qua đau khổ trong nhiều năm và bằng nhiều con đường đan chéo nhau. Sợi chỉ vàng liên kết mọi bước đi này chính là khát vọng bừng cháy của cha để làm một điều vĩ đại cho Thiên Chúa. Bên cạnh đó, lý do khiến cha Eymard ao ước làm một điều gì đó vĩ đại không phải vì cha muốn nổi tiếng và có tiếng tăm, nhưng là để cho Nước Chúa có thể hiển trị ngày càng rõ nét hơn. Cha rất thận trọng khi đoan chắc rằng Thiên Chúa muốn cha loại bỏ khỏi mình dù chỉ là một dấu vết nhỏ của Cái Tôi vốn làm cho cha rời xa chính lộ mà Thiên Chúa đã chọn lựa cho cha.

Khi nhìn lại, chúng ta có thể nói rằng cha Eymard đã thực sự làm một việc vĩ đại cho Thiên Chúa. Ngày nay, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Thể chính là “nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Giáo Hội”. Thánh Thể chiếm vị trí trung tâm trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Đặc tính của Thánh Lễ mà chúng ta cử hành phản ảnh Giáo Hội là một Giáo Hội cụ thể! Và Hội dòng Thánh Thể là Hội dòng duy nhất (dĩ nhiên là bao gồm cả các chị Nữ tỳ) quy hướng về Thánh Thể. Hầu hết các Hội dòng khác xem Thánh Thể như phương tiện (tăng thêm sức mạnh) để đạt đến một kết cục nằm ngoài điều họ mong chờ. Nhưng đối với Hội dòng Thánh Thể, đó chính là toàn bộ mầu nhiệm Thánh Thể, trong tất cả các khía cạnh mà nó thể hiện.