Tháng Tư, Ngày 14

 

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự tầm thường nơi tinh thần chính là sự nhàm chán đối với những gì là chân thật và chắc chắn. Căn bệnh này chỉ có thể được chữa lành bằng việc mở lòng ra với tình yêu của Thiên Chúa, vì căn bệnh này dựa trên sự nhàm chán.” (Một lời khuyên nữa dành cho những người thụ hướng)

Trong lời khuyên tâm linh quý báu này, cha Eymard tìm cách giải quyết một khó khăn khác trong việc cầu nguyện dùng trí óc. Cha đề cập đến một dạng mệt mỏi tâm trí hoặc một sự lười biếng vì người ta không áp dụng vào tâm trí mình những chủ đề suy niệm nghiêm trang. Một tâm trí như thế giống như một con bướm đậu từ chỗ này sang chỗ nọ, lấy ở chỗ này một ít chỗ kia một ít, nhưng không chắc chắn. Rõ ràng nếu đây là tình cảnh của người ta khi cầu nguyện, thì trong thời gian này tâm trí cũng sẽ chuyển từ chủ đề này sang chủ đề nọ giống y như vậy. Chỉ giới hạn mình vào những vấn đề tâm linh này, thì rõ ràng là một người như thế chưa thực sự cam kết hay đúng hơn là chưa được tình yêu Thiên Chúa lôi cuốn. Vì khi điều này xảy ra, thì toàn thể con người được tình yêu Thiên Chúa tán dương để có thể làm cho tâm trí tập trung vào vấn đề sắp xảy đến. Hoặc, nói cách khác, mối dây hiệp thông với Thiên Chúa quá bền chặt và tràn trề đến nỗi người ta cảm thấy không cần một điều gì khác nữa.
Vì thế, lời đề nghị của cha Eymard, đó là: người ta nên cầu xin Chúa ban cho mình một sự cảm nếm thực sự về tình yêu của Ngài. Vì lẽ, không một lời cầu nguyện chân thành và hết lòng nào mà lại không được Chúa nhậm lời. Sau hết, chính Ngài mong chờ sự đáp trả thân thương của chúng ta đối với những lời mời gọi của Ngài trong suốt ngày sống. Vì thế, nếu người ta chân thành cầu xin, chắc chắn Chúa sẽ đáp lời. Lời cầu nguyện có thể được thực hiện bằng chính lời nói của người ta, hay bằng việc dùng những lời Thánh vịnh. Một Thánh vịnh hữu ích trong những tình cảnh này là Tv 62, 1-2: “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, con tìm kiếm Chúa, linh hồn con đã khát khao Ngài, như mảnh đất hoang khô cằn không giọt nước…” Tất cả những gì người ta cần làm là cầu nguyện bằng những lời này để gán nhiều ý nghĩa vào chúng bao nhiêu có thể, trong tình huống cụ thể. Thậm chí, nếu những lời ấy dường như không phát xuất từ con tim 100% đi nữa, thế nhưng người ta tiếp tục cầu nguyện bằng những lời này để nói với Chúa rằng đây là điều tốt nhất mà họ có thể làm trong những tình cảnh ấy. Sự khẩn nài và kiên trì trong tình cảnh này chắc chắn sẽ sinh nhiều kết quả tốt.
Tuy nhiên, như đã đề cập đến trong bài suy niệm trước, tính không kiên định của tâm trí này không thể chỉ được chữa trị bằng việc chú ý đến nó trong suốt thời gian cầu nguyện. Một vài nỗ lực cụ thể cũng cần được thực hiện trong suốt cả ngày sống. Một nguyên tắc tâm linh hữu ích trong vấn đề này, đó là câu châm ngôn: “Làm những gì bạn có thể” (age quod agis) hay “làm tốt những gì bạn làm!” Nói cách khác, nếu người ta tự ép mình thi hành những nhiệm vụ hay công việc riêng lẻ với sự thích thú và lòng hăng hái, thì những cơ hội, vốn dần dần trở thành thói quen của việc chú ý hoàn toàn vào công việc sắp tới, sẽ được tạo ra. Thói quen này cũng sẽ có ích cho người ta trong suốt thời gian cầu nguyện.
Thực tế, người ta cho rằng không có gì hấp dẫn và đem lại sự thỏa mãn cho bằng kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa, đặc biệt khi kinh nghiệm này cũng được cảm nghiệm ở mức độ cảm giác. Nếu chúng ta để ý hơn và suy niệm về những lần chúng ta nhận được kinh nghiệm này, chắc chắn điều này sẽ loại bỏ đi những vấn đề mà người ta gặp phải khi cầu nguyện.