Tháng Tư, Ngày 16

 

Nguyên nhân thứ tư, đó là: khi chúng ta chống lại ân sủng_ giây phút hấp dẫn. Tâm trí sẽ trở nên khép kín và ngu muội. Chúng ta phải hành động theo sự cần thiết và sự soi sáng của giây phút ấy.” (Gửi cho cô Mathilde Giraud-Jordan, 1868).

Đi đến trở ngại cuối cùng chúng ta gặp phải khi cầu nguyện, có lẽ cha Eymard liệt kê ra trở ngại nguy hiểm nhất trong số các trở ngại. Người ta nói rằng chúng ta chỉ thấy những điều chúng ta muốn thấy và chỉ nghe những gì chúng ta muốn nghe! Chúng ta có ý thức về sự cản trở bên trong này hay không, nó sẽ tụ lại thành một khối và chúng ta không thể nhận thức được nó. Đó là lúc chúng ta hành động như bị khép kín và khờ dại.
Những nguyên nhân dẫn đến thái độ khép kín nội tâm hay cản trở này có thể là rất nhiều, thế nhưng nguyên nhân chính, đó là: nỗi sợ hãi về cái giá mà chúng ta phải trả. Một lý do khác có thể là: chúng ta chưa thực sự “yêu mến” Chúa, chúng ta chưa cảm nếm được sự sâu thẳm của tình yêu Ngài. Vì khi chúng ta cảm nếm được tình yêu của Ngài, chính kinh nghiệm ấy sẽ làm tan biến đi mọi trở ngại và làm cho con đường chúng ta đi được bằng phẳng. Một lý do xa hơn có thể là sự thờ ơ với giá trị của ân sủng mà Chúa ban cho chúng ta, hoặc về tầm quan trọng cũng như vai trò của ân sủng trong đời sống tâm linh. Nếu chúng ta tin rằng chúng ta có thể làm mà không cần đến ân sủng, thì điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ mở lòng ra để đón nhận ân sủng ấy.
Không chú ý nhiều đến những nguyên nhân, vì trong thực tế đó thực sự không phải là vấn đề đứng từ góc độ khó khăn phát sinh, điều quan trọng đó là những gì chúng ta cần làm trong những tình cảnh này. Cha Eymard đề nghị một cách khôn ngoan rằng chúng ta chỉ đơn giản là cố gắng mở lòng ra đối với ân sủng của Chúa. Trong những tình cảnh ấy, chúng ta tự nhủ rằng nếu Chúa ban những ân sủng cần thiết cho chúng ta vào lúc gay go của đời sống tâm linh, khi ấy những ân sủng này phải là những thứ tốt nhất và phù hợp nhất với chúng ta. Vả lại, điều này tùy thuộc vào niềm trông cậy mà chúng ta có thể có vào Chúa. Như tác giả Thánh vịnh, chúng ta có thể nói: ‘Dù qua lũng âm u, tôi sợ gì nguy khốn vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, tôi vững dạ an tâm!’ (Tv 23,4). Khi chúng ta có thể nhìn vào ân sủng được ban cho chúng ta trong tình cảnh này, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả những trở ngại bên trong đơn giản sẽ tan biến đi và có lẽ không cần nhiều nỗ lực từ phía chúng ta, chúng ta có thể mở lòng ra để lắng nghe và thực hành nhiều hơn những gì mà cản trở ấy đòi buộc chúng ta.
Hơn nữa, việc cầu nguyện của chúng ta cũng sẽ ngày càng trở nên sống động và hiệu quả hơn; đó là một phần thưởng dành cho việc chúng ta dám đối diện với những khó khăn này. Và lý do giải thích điều này, đó là: đây chính là trọng tâm chi phối cuộc sống chúng ta. Vì thế, nếu tâm hồn chúng ta quy hướng về Chúa và về việc đạt được một sự hiệp thông mật thiết với Ngài, thì bấy giờ mọi sự sẽ đi đúng hướng. Không chỉ thế, chúng ta còn thấy mình thăng tiến từng bước từng bước, với một sự thanh thản đáng kể. Vì thế, dường như điều quan trọng đó là: chúng ta mở lòng ra với mọi ân sủng mà Chúa ban cho chúng ta, không quan tâm đến việc nó xa lạ đến mức nào và dường như là một đòi hỏi ngay từ bước khởi đầu. Thậm chí một ân sủng bị cản trở có thể được xem là tai hại cho chúng ta trong hành trình hướng đến sự kết hiệp hoàn toàn với Ba Ngôi Thiên Chúa!