Tl 13, 2-7. 24-25a; Lc 1, 5-25.
Trong thời cổ đại cũng như trong thời Chúa Giêsu dựng vợ gả chồng mà không có con là một điều bất hạnh. Ông bà Dacaria và Elisabeth sống với nhau đã lâu, hai ông bà đã cao niên, mà không có một mụn con.
Có thể cuộc sống quá ồn ào để rồi ta không nhận ra luôn có những điều kỳ diệu làm cho chúng ta phải ngỡ ngàng. Đây là tâm trạng của ông Giacaria và bà Êlisabét. Hai ông bà là người cao niên. Qua nhiều năm, họ đã tha thiết khẩn cầu Thiên Chúa ban cho mình một mụn con. Tuy nhiên, càng mong càng mất. Vì thế, đã có lúc, ông bà thất vọng và không còn dám mơ ước một điều mà ông bà cho là viển vông.
Ông Dacaria trúng thăm vào đền thờ dâng hương, ông cầu nguyện với Chúa, hiệp với toàn dân chúng đang cầu nguyện với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã nhậm lời ông cầu xin.
Thiên Chúa đã can thiệp vào đời tư của 2 ông bà. Ngài thực hiện chương trình cứu độ của Ngài ngay trong dòng lịch sử nhân loại, với những con người bị coi là một hình phạt, là một điều xỉ nhục. Dacaria đã bắt thăm trúng phiên dâng hương và thay than trên bàn dâng hương trong Nơi Cực Thánh.
Đây là một vinh dự hiếm có vì số tư tế quá đông. Người dâng hương sẽ thay mặt toàn dân để dâng lời cầu khẩn lên Thiên Chúa, xin Ngài ban Đấng Mêsia đến Cứu độ nhân loại.
Khi vào dâng hương, ông Dacaria gặp một sứ thần của Thiên Chúa đứng bên phải hương án (x.c.11). Đây là một cuộc thần hiện thường xảy ra trong Cựu Ước. Ông bối rối và sợ hãi (x.c.12) đó cũng là tâm lý thường tình khi con người đối diện với lãnh vực Kinh Thánh. Sứ thần đã trấn an ông “Đừng sợ…” .
Sau đó sứ thần loan báo cho ông một Tin Mừng : ông sẽ có một con trai. Niềm mong mỏi mà ông chờ bấy lâu, nay Thiên Chúa đã thực hiện. Nhưng tên con trẻ sẽ đặt theo ý của sứ thần, vì đó là một sứ mạng cao cả dành cho con trẻ. Sự sinh ra của con trẻ sẽ làm cho nhiều người vui mừng, kể cả ông bố nữa. Vì ngoài sự vui mừng trong nỗi hiếm muộn, sứ vụ của con trẻ sẽ dẫn đưa nhiều người về cùng Thiên Chúa và chuẩn bị mọi tâm hồn sẵn sàng đón Chúa. Để được như vậy, bà mẹ phải kiêng cữ rượu và các chất có men, ý nói về nếp sống hy sinh khổ hạnh của vị tiên tri của Chúa.
Nhìn vào hai người đàn bà son sẻ vợ của Giacaria và Manuel, tuổi đã già vậy mà sinh được hai người con là Gioan tẩy Giả và Samson. Theo tục lệ Á Ðông xưa của chúng ta có nói: “Nữ thập tam, nam thập lục”. Nghĩa là người nữ khoảng mười ba đến bốn mươi tuổi là cơ thể bắt đầu biến đổi để có thể chuẩn bị trở thành một người mẹ. Luật Giáo Hội xác định mười sáu tuổi, mà đa số các quốc gia chấp nhận mười tám tuổi là tuổi trưởng thành cho nữ giới để có thể kết hôn. Khả năng sinh con của người đàn bà có thể kéo dài từ đó đến quãng đời từ bốn mươi lăm đến năm mươi tuổi. Qua khỏi tuổi năm mươi thì hầu như không thể thụ thai được nữa.
Lẽ dĩ nhiên phải năm mươi đến sáu mươi tuổi thì mới gọi là đã già, lại càng không thể có hy vọng sinh con cái được nữa. Hơn nữa khi nhìn vào trường hợp của Abraham, ông được mệnh danh là cha của kẻ tin. Mặc dầu Sara vợ ông đã già nhưng được thiên thần báo tin sẽ sinh một con trai trong lúc tuổi già. Abraham đã tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Ðấng mà ông tôn thờ: “Không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được”.
Và ta thấy đây là một phép lạ cả thể, đến nỗi chính bản thân ông Giacaria cũng ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì không phải do ông không tin Thiên Chúa, bởi vì trong suốt lịch sử dân Israel, nhiều lúc Thiên Chúa đã can thiệp cách phi thường cho dân. Tuy vậy, vì sự chờ mong quá lâu, và hai ông bà đã về già, nên những chuyện mà hai ông bà đang cầu xin là điều khó có thể xảy ra! Nhưng Chúa có cách của Ngài.
Ta cũng nhận thấy ngày mỗi ngày có lẽ chúng ta bận rộn với nhiều công việc trong cuộc sống, đến nổi dường như chúng ta không có thời gian để cầu nguyện với Thiên Chúa, dường như không có nhiều thời gian để “hướng lòng lên Chúa” và cầu xin Chúa giúp đỡ, như hình ảnh cậu bé trên, cứ loay hoay mãi, trong khi có một sức mạnh bên cạnh luôn đỡ nâng, mà em không nhận biết.
Tuy nhiên, cầu nguyện không chỉ là xin ơn, mà bao gồm tất cả 5 hình thức khác nhau, là: thờ lạy, cầu xin, cầu bầu, cảm tạ, và ngợi khen.
Hãy cầu nguyện liên lỉ, nhiều vị thánh đã để lại gương sáng của đời sống cầu nguyện cũng như dạy chúng ta dùng những lời nguyện tắt, là những lời cầu nguyện đơn sơ xuất phát từ cõi lòng, từ những tâm tình cuộc sống.
“Cầu nguyện, đó là sự hy sinh để cho ta đầy sức mạnh; đó là những vũ khí ma quỉ không thể thắng được mà Chúa Giêsu ban cho tôi” (Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).
Trong cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay cũng vậy. Nhiều khi niềm tin của chúng ta bị thử thách bằng thời gian, đôi khi trong sự chờ mong của chúng ta bị đánh đổi bằng đau khổ và nước mắt. Thiên Chúa để chúng ta chờ mong như vậy, không có nghĩa Ngài là vị Thiên Chúa vô cảm, nhưng ngang qua đó, Thiên Chúa muốn biểu lộ quyền năng mạnh mẽ hơn.
Việc cưu mang và sinh hạ Gioan Tẩy Giả bởi một người mẹ vô sinh và tuổi đã cao niên là do có sự can thiệp của chính Thiên Chúa, nhằm thực thi kế hoạch của Ngài là dọn đường cho Con của Ngài đến. Con trẻ “sẽ đi trước mặt Chúa […] và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa” (Lc 1, 17).
Ngay từ khi ta chưa hiện hữu trong lòng mẹ, Thiên Chúa đã nghĩ đến ta, và biết tên tôi. Chúa có một sứ mạng rất riêng cho ta hôm nay.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta gặp biết bao biến cố xảy ra trong cuộc sống xã hội, trong Giáo Hội và ngay cả trong tâm hồn mỗi người, nhưng nhiều khi chúng ta vẫn cứng lòng như Giacaria, không tin vào Tình Yêu Thiên Chúa đang bao phủ cuộc đời chúng ta và cả thế giới. Chúng ta thường đặt mình hoặc cậy dựa vào của cải, danh vọng, địa vị hơn. Và rồi ta xin củng cố lòng tin trong mỗi người chúng ta để chúng ta nhận ra uy quyền của Chúa và suy phục Chúa, để chúng ta biết tin vào Chúa, tin vào nhau và cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn, đặc biệt trong những ngày Vọng Thánh này.
|
|
|